Tag

Phát hành bộ biên niên sử nghìn năm "Tư trị Thông giám"

Văn học 22/11/2017 12:40
aa
TTTĐ.VN - Pho sử được đánh giá là quan trọng nhất nhì 5.000 năm lịch sử của Trung Quốc - "Tư trị Thông giám" - đã được phát hành tại Việt Nam, đem đến một nguồn tư liệu sử học quý giá cho những người muốn tìm hiểu lịch sử đất nước này.

Phát hành bộ biên niên sử nghìn năm

Độc giả Việt Nam chắc hẳn khôg lấy làm lạ trước tác kinh điển “Sử ký” của Tư Mã Thiên. Thế nhưng, rất ít người biết đến bộ sử lẫy lừng khác có tên “Tư trị Thông giám” cũng của một sử gia có họ kép Tư Mã là Tư Mã Quang (1019 - 1086).

Tư Mã Thiên và Tư Mã Quang được hậu thế gọi chung là “lưỡng Tư Mã,” còn “Sử ký” “Tư trị Thông giám” được tôn vinh là “Sử học song bích”

“Sử ký” là bộ truyện ký đầu được viết theo thể Kỷ truyện, trong khi đó, “Tư trị Thông giám” là bộ biên niên sử hoàn chỉnh của Trung Quốc cổ đại.

Sở dĩ, “Tư trị Thông giám” ít được độc giả Việt Nam biết tới là bởi nó quá đồ sộ, gây trở ngại không nhỏ cho các dịch giả.

Thời gian bao trùm “Tư trị Thông giám” dài dằng dặc suốt 1362 năm, khởi đầu từ Chu Uy Liệt vương thời nhà Chu (năm 403 trước Công nguyên), và kết thúc vào đời Chu Hiển Đức nhà Hậu Chu (năm 959 sau Công nguyên).

Bộ sử này được chép xuyên suốt 16 triều đại chính thống, bao gồm hơn 3 triệu chữ, phân thành 16 kỷ, chia thành 294 quyển, chưa kể 30 quyển Mục lục và 30 quyển Khảo dị, nâng tổng số quyển lên thành 354 quyển.

Nhưng điều làm nên danh tiếng của “Tư trị Thông giám” không nằm ở khái niệm “đồ sộ” mà nằm ở giá trị sử liệu của nó.

Tư Mã Quang, một danh nho tiếng tăm, từng nắm chức vụ Tể tướng triều Tống Thần tông, biên soạn bộ sử này nhằm củng cố sự thống trị của vương triều theo phép tắc truyền lại từ xa xưa.

Bộ sử này không chỉ ghi chép sự kiện, mà còn thông qua các sự kiện đó, phân tích rõ đầu mối của trị - loạn - hưng - suy… từ đó đúc rút kinh nghiệm, viết nên pho cẩm nang dành cho bậc vương hầu thi hành đạo trị quốc.

“Tư trị Thông giám” ghi chép về rất nhiều mặt, bao gồm quân sự, kinh tế, văn hóa, tư tưởng, học thuật, tôn giáo; các phương diện khác như Sử học, Kinh học, Ấn chương học; các lĩnh vực Thiên văn học, Địa lý học, Thổ mộc kiến trúc, các công trình Thủy lợi…

“Tư trị Thông giám” không chỉ cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho giai tầng thống trị, mà còn có giá trị sử liệu rất cao.

Tài liệu mà “Tư trị Thông giám” trích dẫn vô cùng phong phú, ngoài chính sử ra, còn có 322 loại tài liệu liên quan đến dã sử, truyện trạng, phả lục...

Những tài liệu cổ này đến nay phần lớn đã thất truyền, nhờ “Tư trị Thông giám,”giới học thuật thấy lại được một phần của rất nhiều tài liệu đã mất, một phần tri thức của người xưa qua sách này được bảo tồn.

Phương thức soạn chép của “Tư trị Thông giám” rất nghiêm cẩn, liền mạch thông suốt, lời văn giản dị trong sáng, ý tứ rõ ràng…

Những điểm ấy có ảnh hưởng rất lớn đối với sử học đời sau. Ở Việt Nam, bộ "Đại Việt sử ký toàn thư" được thực hiện chính theo phương thức ghi chép này.

Như đã đề cập ở trên, rất ít độc giả Việt Nam biết đến “Tư trị Thông giám” chính vì trở ngại đến từ sự đồ sộ và ngôn ngữ cổ văn được dùng để chép bộ biên niên sử này, bất chấp nó từng là “sách giáo khoa” của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam dùng để học đạo trị quốc và tuyển dụng nhân tài.

Hơn 3 triệu chữ Hán cổ của “Tư trị Thông giám” khi được dịch trọn vẹn sang tiếng Việt, sẽ phân thành 18 tập.

Cuối tháng 11/2017 này, tập Một của bộ “Tư trị Thông giám” sẽ được nhà xuất bản Văn Học phát hành tại Việt Nam. Các tập còn lại sẽ được xuất bản tuần tự trong 4-5 năm tới.

Để có được điều này, nhóm dịch giả gồm Bùi Thông - Phạm Thành Long - Nguyễn Đức Vịnh đã phải làm việc miệt mài trong nhiều năm. Đó là một công việc khổ ải được khích lệ bởi niềm đam mê cổ văn.

Nhắc đến Bùi Thông - Phạm Thành Long, chắc hẳn những độc giả đam mê lịch sử sẽ nhận ra đó chính là 2 dịch giả đã chuyển ngữ thành công bộ sử “Tam Quốc Chí”của Trần Thọ năm 2016.

Sau tác phẩm “Tam Quốc Chí” chính sử được độc giả chào đón liệt nhiệt đó, những dịch giả tay ngang của làng sử và dịch thuật này lại tiếp tục cuộc chơi của mình với “Tư trị Thông giám,” vốn khó và đồ sộ hơn “Tam Quốc Chí” nhiều lần.

Ngoài yếu tố đam mê, họ còn khao khát đem bộ sử quan trọng này tới độc giả Việt Nam để chúng ta hiểu rõ về Trung Quốc, thông qua bộ sử quan trọng nhất vốn là sách gối đầu giường của nhiều lãnh đạo Trung Quốc.

Những gì được lưu chép từ nghìn xưa truyền lại đến ngày nay đều được coi là “túi khôn.” Vậy nên, “Tư trị Thông giám” xứng đáng được coi là cẩm nang tinh hoa để độc giả Việt Nam hiểu rõ lịch sử Trung Quốc thông qua 1.362 năm hoạt động chính trị, quân sự, kinh tế,văn hóa, tư tưởng, chính sách đối nội - đối ngoại…

Đó chính là lý do khiến bộ biên niên sử nghìn năm này được phát hành tại Việt Nam.


Tin liên quan

Đọc thêm

Đêm dịu dàng Văn học

Đêm dịu dàng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đêm dịu dàng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Lý giải tình yêu Văn học

Lý giải tình yêu

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Lý giải Tình yêu" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng Văn học

Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

TTTĐ - Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. 5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc. Đây là "đứa con tinh thần" nhiều tâm huyết của những nhà văn rất quen thuộc trên văn đàn hiện nay.
Chuyện tình từ một tên gọi Văn học

Chuyện tình từ một tên gọi

TTTĐ - Trong bài thơ "Chuyện tình từ một tên gọi" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh, tác giả đã tài tình khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, sâu lắng và ý nghĩa, bắt đầu từ tên gọi của nhân vật chính - Trúc.
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay Văn học

Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay

TTTĐ - Với chủ đề "Khai Xuân đọc sách - Học vạn điều hay", Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng 2024 thu hút hơn 1.000 đầu sách mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Xem thêm