Tag

Phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm nghiêm trọng tại những doanh nghiệp có uy tín

Bạn đọc 08/04/2016 05:19
aa
(TTTĐ) - Trong khi báo cáo mới đây do công ty khảo sát thị trường International Data Corporation và trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho thấy, các chi phí liên quan đến việc thông tin bị gián đoạn và các vấn đề an ninh sẽ tiêu tốn của các doanh nghiệp hàng trăm nghìn đô la mỗi năm để khắc phục thì tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam rất nghiêm trọng, khi mà ngay cả các doanh nghiệp có uy tín cũng bị phát hiện dùng phần mềm “lậu”.

Phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm nghiêm trọng tại những doanh nghiệp có uy tín

(TTTĐ) - Trong khi báo cáo mới đây do công ty khảo sát thị trường International Data Corporation và trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho thấy, các chi phí liên quan đến việc thông tin bị gián đoạn và các vấn đề an ninh sẽ tiêu tốn của các doanh nghiệp hàng trăm nghìn đô la mỗi năm để khắc phục thì tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam rất nghiêm trọng, khi mà ngay cả các doanh nghiệp có uy tín cũng bị phát hiện dùng phần mềm “lậu”.

Phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm nghiêm trọng tại những doanh nghiệp có uy tín

Đoàn Thanh tra phát hiện vi phạm bản quyền phần mềm tại Công ty đường Biên Hòa.

Mới đây, trong 2 ngày 24 và 25 tháng 9 năm 2014, một đoàn thanh tra liên ngành giữa bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch kết hợp với lực lượng phòng cảnh sát chống tội phạm công nghệ (C50) đã tiến hành kiểm tra đột xuất và phát hiện một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và hai tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu vi phạm nghiêm trọng bản quyền phần mềm.

Cụ thể, các công ty vi phạm là Công ty TNHH Ánh Dương, còn được biết đến với thương hiệu taxi Vinasun có trụ sở tại tầng 2, 4, 5, Vinasun Tower, số 648 Nguyễn Trãi, Phường 11, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Đường Biên Hòa – đường số 1, Khu Công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, Công ty Cổ phần Giấy Sài Gòn – Mỹ Xuân tại Khu Công nghiệp Mỹ Xuân A, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Trong quá trình thực hiện công tác thanh tra tại trụ sở chính của các doanh nghiệp kể trên, các nhà chức trách đã phát hiện một lượng lớn các phần mềm không bản quyền của Microsoft tại đây bao gồm 37 phiên bản Microsoft Windows như Microsoft Windows XP Professional Edition, Microsoft Windows 7 Ultimate đến Windows Server 2003 Enterprise Edition, 165 phiên bản Microsoft Office bao gồm các bộ Microsoft Office 2010 Professional Plus, Microsoft Office 2013 Professional Plus, Microsoft Office 2010 Enterprise Edition…, 3 phiên bản Microsoft SQL Server, và một số phần mềm khác như AutoCAD, Adobe, v.v. …

Đáng chú ý, ba công ty Vinasun, đường Biên Hòa và giấy Sài Gòn đều là những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong các lĩnh vực họ hoạt động. Vinasun là chủ tịch hiệp hội taxi tại thành phố Hồ Chí Minh với số lượng lên tới hàng nghìn chiếc, được trao tặng danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao cùng nhiều bằng khen, huy chương. Công ty đường Biên Hòa là một trong những công ty đường lớn nhất khu vực phía Nam, liên tục trong nhiều năm đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao”. Còn công ty giấy Sài Gòn ngoài việc là một công ty Hàng Việt Nam chất lượng cao còn có hệ thống phân phối và xuất khẩu đến nhiều nước khác trên thế giới như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản…

Với các lợi thế như vậy, các doanh nghiệp này lẽ ra nên là những tấm gương trong việc tuân thủ luật pháp để không những xây dựng hình ảnh về một doanh nghiệp lớn mạnh toàn diện mà còn cần duy trì một hình ảnh lành mạnh nếu muốn vươn ra tầm khu vực và trên thế giới. Việc bị phát hiện vi phạm luật sở hữu trí tuệ như thế này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên uy tín và thương hiệu được xây dựng trong thời gian dài từ trước đến nay của các doanh nghiệp.

Hơn thế nữa, không những bị ảnh hưởng về uy tín, các doanh nghiệp kể trên cũng bị ảnh hưởng về tài chính. Theo Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/10/2013 thì các doanh nghiệp vi phạm hành chính có thể bị xử phạt ở mức tối đa là 500 triệu đồng.

Trong khi đó, theo các nghiên cứu mới đây, phần mềm lậu được biết đến là một trong những nguồn chính mà tin tặc thường lợi dụng khai thác lỗ hổng an toàn hoặc cài đặt mã độc để làm bàn đạp tấn công xâm nhập hệ thống, có thể dẫn tới làm gián đoạn thông tin, phá hoại hệ thống hay đánh cắp dữ liệu.

Trong khoảng chưa đầy một tuần từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 9 vừa qua, Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp Máy tính Việt Nam (VNCERT, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) đã ghi nhận các cuộc tấn công mạng vào hơn 700 website tại Việt Nam. Ông Vũ Quốc Khánh – Giám đốc VNCERT cho biết “Trong đợt tấn công này, VNCERT đã phát hiện có trường hợp điển hình: tin tặc khai thác các lỗ hổng an toàn thông tin của chỉ một máy chủ web kém cập nhật để xâm nhập và thay đổi nội dung cùng lúc tại hàng trăm trang web cài đặt trên máy chủ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn, an ninh thông tin. VNCERT khuyến cáo người sử dụng và những nhà quản trị trang web nên xem xét việc sử dụng các phần mềm chính hãng và cập nhật các bản vá thường xuyên, kịp thời để giảm thiểu các nguy cơ như vậy có thể xảy đến trong tương lai.”

“Các doanh nghiệp cần có ý thức trong việc sử dụng phần mềm có bản quyền vì phần mềm có bản quyền không những mang lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, có thể bảo vệ thông tin của doanh nghiệp tốt hơn. Ngoài ra, sử dụng phần mềm có bản quyền còn là một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển ngành CNTT nói riêng qua đó góp phần tăng trưởng kinh tế quốc dân nói chung. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với các chủ sở hữu quyền tăng cường thanh, kiểm tra giải quyết các kiến nghị của chủ sở hữu nhằm nâng cao ý thức sử dụng phần mềm có bản quyền hơn nữa của các doanh nghiệp”, ông ,Vũ Xuân Thành, Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết.

Nhiều doanh nghiệp thường chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt khi cho rằng phần mềm lậu có chi phí rẻ hơn nhưng thực tế không phải vậy. Theo báo cáo mới đây do công ty khảo sát thị trường International Data Corporation và trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS), các chi phí liên quan đến việc thông tin bị gián đoạn và các vấn đề an ninh sẽ tiêu tốn của các doanh nghiệp hàng trăm nghìn đô la mỗi năm để khắc phục.

Trong khi chỉ phần mềm có bản quyền mới có thể mang lại những lợi ích gia tăng của việc dùng phần mềm chính hãng cho người sử dụng như hỗ trợ kỹ thuật, nâng cấp và cập nhật các tính năng mới, bảo vệ thông tin chắc chắn hơn, tiết kiệm chi phí, thời gian. Sử dụng phần mềm có giấy phép còn giúp doanh nghiệp được vá phần mềm bị lỗi hay xử lý các sự cố kịp thời, nhanh chóng, không bị cài các ứng dụng gián điệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao và phần mềm độc hại ngày càng gia tăng như hiện nay. Và quan trọng hơn hết, dùng phần mềm có bản quyền vừa góp phần vào tăng trưởng kinh tế của quốc gia vừa tránh được rắc rối về pháp lý và những ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu mà các doanh nghiệp phải mất nhiều công sức mới xây dựng được.

Nguyên Khánh

Tin liên quan

Đọc thêm

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật Đường dây nóng

Sớm thi hành các bản án hành chính đã có hiệu lực pháp luật

TTTĐ - Văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc giải quyết các bản án vướng mắc, khó thi hành trên địa bàn TP Phú Quốc.
Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Xem thêm