
Phát triển quy hoạch đô thị, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống thiên tai
TTTĐ - Thiên tai và biến đổi khí hậu đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội của các vùng đô thị, tác động tiêu cực đến đời sống của người dân. Nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, thời gian qua, các khu vực đô thị đã phối hợp cùng với các ban ngành nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu. Trong đó, quan trọng nhất vẫn là vấn đề phát triển quy hoạch đô thị và nâng cao nhận thức của người dân.
Nguy cơ thiên tai tại các vùng đô thị
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và đô thị hóa nhanh chóng, sự phát triển bền vững của toàn cầu phụ thuộc vào sự hình thành và phát triển các thành phố có tính chống chịu với biến đổi khí hậu. Hình thức không gian đô thị rất quan trọng cho tiêu thụ năng lượng và quản lý rủi ro thiên tai. Vì vậy, quy hoạch đô thị là một công cụ để giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và là một phần của quá trình phát triển.
Có thể nhận thấy rằng, đô thị hóa đang là một xu thế tất yếu. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa với mật độ dân cư cao, đặc biệt là ở những vùng trũng thấp, ven biển, sẽ làm tăng rủi ro thiên tai, đặc biệt là các hiện tượng khí hậu cực đoan. Các thị trấn và các thành phố ven biển ở các vùng đất thấp cần được xem xét để chuyển hướng phát triển đô thị ở các khu vực ít hiểm họa hơn.
Cùng với đó, vấn đề di cư từ miền núi cao xuống vùng đất thấp, từ nông thôn ra khu vực đô thị đã góp phần làm tăng mức độ phơi bày trước hiểm họa và tính dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên - xã hội nước ta dưới sự tác động của biến đổi khí hậu. Việc di cư ở vùng đồng bằng sông Cửu Long được coi là điển hình do hậu quả của biến đổi khí hậu mà chủ yếu là do lũ lụt. Ước tính có khoảng 5 triệu người bị mất chỗ ở do biến đổi khí hậu ra đi từ đồng bằng sông Cửu Long.
![]() |
Hiện trường một vụ động đất |
Ngoài ra, việc sử dụng đất làm thay đổi bề mặt địa hình, thay đổi dòng chảy mặt, tác động đến cường độ và tần suất lũ. Các hoạt động như phá rừng, đô thị hóa, giảm diện tích các vùng đất ngập nước tự nhiên, chỉnh trị sông (uốn dòng, làm mỏ hàn…) làm thay đổi dòng chảy mặt do giảm khả năng chứa nước. Diện tích bề mặt không thấm (như mái nhà, đường và vỉa hè, chỗ đỗ xe bị bê tông hoá…) và hệ số dòng chảy tăng lên, làm cho tốc độ dòng chảy của sông nhanh hơn, đỉnh dòng chảy cao hơn và thời gian tạo đỉnh dòng chảy ngắn lại.
Các hoạt động phát triển đô thị còn có thể tăng cường các thiên tai và do đó làm tăng tính dễ bị tổn thương của đô thị. Ngập lụt kết hợp với các tác nhân phi tự nhiên (mất không gian xanh, sử dụng đất không hợp lý, xây dựng các công trình trên sông…) có xu hướng ngày càng gia tăng. Vì vậy, quy hoạch đô thị với vai trò là công cụ tổ chức không gian sống của con người có thể làm tăng hay giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa cũng như tính dễ bị tổn thương của đô thị trước thiên tai.
Nghiên cứu giải pháp nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Để tăng cường khả năng chống chịu của đô thị, các giải pháp quy hoạch hệ thống công trình bảo vệ đô thị được đề xuất trong nội dung quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật thông qua các giải pháp như hồ chứa, đê, đập... Các giải pháp mang tính lâu dài trong ứng phó thiên tai là chuyển đổi các không gian chức năng, các hoạt động phát triển từ dạng dễ bị tổn thương sang ít bị tổn thương hơn hoặc có sức chống chịu tốt hơn. Điều này đặc biệt cần thiết nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thay vì hình thành các khu công nghiệp vùng ven biển, sự hình thành các khu du lịch sinh thái có thể bền vững hơn, rủi ro thiệt hại nhỏ hơn.
Các định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội có tác động trực tiếp tới tính dễ bị tổn thương trước thiên tai. Trước hết là công tác cải tạo, nâng cấp các khu đô thị hiện hữu, các khu dân cư nghèo trong đô thị một mặt tạo mỹ quan, bộ mặt và chất lượng sống khu dân cư, mặt khác giảm tính dễ bị tổn thương của các đối tượng này và nâng cao sức chống chịu cũng như khả năng phục hồi khi thiên tai xảy ra.
![]() |
Tình trạng ngập lụt diễn ra ngày càng phổ biến trong mùa mưa bão |
Quy hoạch đô thị là công cụ quan trọng cho công tác quản lý phát triển đô thị. Một quy hoạch tốt, có lồng ghép ứng phó rủi ro thiên tai giúp chính quyền đô thị có thể di rời, tái định cư các vùng có rủi ro cao, chỉ ra những công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai, chỉ ra phương thức di rời tới nơi tạm trú trong các tình huống khẩn cấp. Một bản đồ định hướng không gian cũng giúp cho kế hoạch phục hồi, tái thiết đô thị khi thiên tai xảy đến.
Ngoài giải pháp về phát triển quy hoạch, quản lý đô thị thì còn nhiều giải pháp khác nhằm giảm thiệt hại do thiên tai gây ra, bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân. Theo đó, thời gian tới, để giảm thiệt hại do thiên tai, trước hết cần tiếp tục hoàn thiện thể chế liên quan đến phòng, chống thiên tai. Đặc biệt tập trung xây dựng các nghị định hướng dẫn Luật Phòng, chống thiên tai. Đồng thời, rà soát lại các kịch bản biến đổi khí hậu để từ đó làm cơ sở xây dựng các phương án ứng phó.
Cùng với đó, cần tập trung xây dựng chiến lược phòng, chống thiên tai, xây dựng các quy hoạch quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch đô thị, quy hoạch tỉnh gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và chống phòng, chống thiên tai. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, lựa chọn các dự án ưu tiên để đầu tư trong giai đoạn bảo đảm thực hiện đa mục tiêu, gắn với phòng, chống thiên tai.
![]() |
Để giảm nhẹ rủi ro thiên tai, cần phải nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó tăng cường tính chuyên nghiệp từ Trung ương đến cơ sở |
Đối với các địa phương, cần xây dựng các bản đồ cảnh báo khu vực có nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất nguy hiểm với tỷ lệ thích hợp. Vấn đề này đã được chỉ đạo, được triển khai, nhưng mới chỉ xây dựng được bản đồ với tỷ lệ lớn, chưa xác định chính xác các điểm nguy hiểm để sơ tán dân. Ngoài ra, trên cơ sở bản đồ, sẽ quy hoạch, phân bổ lại, bố trí lại dân cư và có những chủ trương đầu tư để bảo đảm an toàn cho người dân. Đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo sớm để kịp thời sơ tán khẩn cấp trước khi có sạt lở đất, lũ quét. Đây là kinh nghiệm của các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ...
Đặc biệt, cần phải nâng cao năng lực của các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, trong đó tăng cường tính chuyên nghiệp từ Trung ương đến cơ sở. Đầu tư các phương tiện, thiết bị chuyên dùng phục vụ phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Thường xuyên tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Quán triệt nghiêm túc phương châm 4 tại chỗ trong phòng, chống gia tìm kiếm cứu nạn.

Trao Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng lần thứ VII - năm 2022

Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong triển khai cải tạo chung cư cũ

Lý do chọn mua xe điện của người trẻ văn minh

Hà Nội: Phát triển kinh tế tập thể gắn với ứng dụng khoa học - công nghệ

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ được tổ chức với quy mô lớn

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét
Môi trường 02/02/2023 19:54

Rét đậm, rét hại có thể xuất hiện vào cuối tháng 2/2023 ở Bắc Bộ
Môi trường 02/02/2023 08:48

Ngày 2/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét về đêm và sáng sớm
Môi trường 02/02/2023 08:00

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, sương mù
Môi trường 01/02/2023 08:40

Bắc Bộ ngày nắng, đêm và sáng sớm rét đậm
Môi trường 31/01/2023 08:00

Giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19
Môi trường 30/01/2023 23:00

Ngày 30/1, Bắc Bộ tiếp tục rét đậm
Môi trường 30/01/2023 07:40

Bắc Bộ nắng hanh trong ngày cuối tuần
Môi trường 29/01/2023 09:00

Bắc Bộ rét đậm, vùng núi có thể có băng giá
Môi trường 28/01/2023 09:00

Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm
Môi trường 27/01/2023 07:46

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ rét đậm, rét hại
Môi trường 26/01/2023 09:44

Không khí lạnh có khả năng gây mưa ở Bắc Bộ
Môi trường 23/01/2023 09:00

Ngành Tài nguyên và Môi trường: Nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng ấn tượng của đất nước
Môi trường 22/01/2023 08:39

Khu vực Bắc Bộ có mưa vài nơi
Môi trường 20/01/2023 19:27

Bắc Bộ nhiều mây, có mưa nhỏ vài nơi
Môi trường 18/01/2023 07:58
Đọc nhiều

Phường Ngọc Khánh ra quân đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ lễ hội đầu Xuân Quý Mão

Bắt giữ nhiều đối tượng mua bán, tàng trữ các sản phẩm từ động vật hoang dã quý hiếm

Lần đầu công diễn vở ballet kinh điển "Paquita" tại Thủ đô Hà Nội

Cao Bằng: Khởi tố nhóm đối tượng tấn công lực lượng chức năng khiến 2 chiến sĩ công an bị thương

Cả nước chỉ còn 2 ca COVID-19 nặng

107 thanh niên quận Hai Bà Trưng hăng hái lên đường nhập ngũ

Xử phạt 110 triệu đồng đơn vị tổ chức Live Concert “Kosmik” vì biểu diễn dung tục

Điều tra, giám sát về tình trạng ngộ độc rượu sau Tết
Đáng chú ý

Nỗi nhớ Bác Hồ trên quê hương Cần Kiệm

Nhân tố then chốt, tạo động lực phát triển đất nước

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổ chức trọng thể Lễ trao Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng tặng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ ra mắt cuốn sách của Tổng Bí thư về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Rao vặt

Lý do chọn mua xe điện của người trẻ văn minh

Pushmax khai xuân mang lộc đến khách hàng ngày Vía Thần Tài

Lợi nhuận công ty mẹ đạt hơn 900 tỉ đồng, Vietjet đi đầu mở mạng bay quốc tế, thúc đẩy du lịch, đầu tư

Nhìn lại Tết Quý Mão: Các điểm đến gia tăng sức hút nhờ sản phẩm du lịch mới mẻ

Hãng SOKOLOV đình đám chọn được đối tác đầu tiên tại Việt Nam
