Thứ năm 30/11/2023 12:16 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Phê duyệt báo cáo nghiên cứu tuyến số 5 đường sắt đô thị Hà Nội

Đô thị -
In bài viết

TTTĐ - Hội đồng thẩm định nhà nước vừa phê duyệt Kế hoạch thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.

Báo cáo Chính phủ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội Hà Nội gấp rút thi công các công trình trọng điểm trước dịp lễ 2/9 Hoàn thành lắp đặt 8 nhà ga tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội Đoàn tàu Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chạy thử nghiệm toàn tuyến Đường sắt đô thị: "Xương sống" giao thông công cộng Hà Nội

Ngày 19/9, Ban Quản lý Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết: Hội đồng thẩm định nhà nước đã ban hành Quyết định số 1514/QĐ-HĐTĐNN ngày 5/9/2023 về việc phê duyệt Kế hoạch thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt đô thị thành phố Hà Nội tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc.

Quyết định chủ trương đầu tư dự án bao gồm 14 phần nội dung thẩm định, trong đó nổi bật là sự cần thiết đầu tư, các điều kiện để thực hiện đầu tư; Dự báo nhu cầu, phạm vi phục vụ và dự kiến mục tiêu đầu tư, quy mô và hình thức đầu tư; Đánh giá về việc phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật chính; Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án đầu tư và quy mô các hạng mục đầu tư; Đánh giá xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; tiến độ dự kiến thực hiện dự án…. Đây là dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư dự án, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư dự án.

Phê duyệt báo cáo nghiên cứu tuyến số 5 đường sắt đô thị Hà Nội
Tuyến đường sắt đô thị số 5 sẽ kết nối với đường sắt đô thị số 2, đoạn Cát Linh - Hà Đông

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 65.404 tỷ đồng, sử dụng vốn ngân sách thành phố Hà Nội, được đầu tư một lần, không thực hiện phân kỳ đầu tư. Dự án được dự nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, có thể cân đối bố trí bổ sung giai đoạn 2026-2030.

Tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc theo tiêu chuẩn đường đôi khổ 1435mm, điện khí hóa với chiều dài 38,43 km (6,5 km đi ngầm; 2,0 km đi cao và 29,93 km đi trên mặt đất) với 21 nhà ga.

Trong đó có 6 ga ngầm: Ga Quần Ngựa, ga Kim Mã, ga Vành đai 1, ga Vành đai 2, ga Hoàng Đạo Thúy, ga Vành đai 3; 1 ga trên cao: ga Tây Mỗ và 14 ga mặt đất: Ga Lê Đức Thọ, ga Mễ Trì, ga An Khánh 1, ga An Khánh 2, ga Song Phương, ga Sài Sơn, ga Quốc Oai, ga Ngọc Mỹ, ga Đồng Bụt, ga Đồng Trúc, ga Đồng Bãi, ga Tiến Xuân, ga Trại Mới, ga Thạch Bình.

Dự án bố trí 2 Đề pô, Đề pô số 1 bố trí tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức với diện tích khoảng 18 ha. Đề pô số 2 bố trí tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất với diện tích khoảng 6,9 ha.

Dự kiến số lượng phương tiện cần thiết cho từng thời kỳ: 26 đoàn tàu (4 toa) năm 2025; 37 đoàn tàu (4 toa) năm 2035; và 38 đoàn tàu (6 toa) năm 2050. Trong các bước nghiên cứu tiếp theo sẽ tiếp tục làm rõ phương án tổ chức chạy tàu phù hợp với nhu cầu vận tải, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Phê duyệt báo cáo nghiên cứu tuyến số 5 đường sắt đô thị Hà Nội
Tuyến metro số 5 Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc kết nối với siêu đô thị vệ tinh Hòa Lạc, nhằm tạo sức hút kéo giãn dân ra ngoại ô và sắp xếp phân bổ lại dân cư vùng đô thị lõi

Việc đầu tư tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội, tuyến số 5, Văn Cao - Ngọc Khánh - Láng - Hòa Lạc hình thành nên tuyến đường sắt đô thị hướng tâm trong tổng thể quy hoạch theo Quyết định 519/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án đi qua các quận: Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm; Các huyện Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Một phần tuyến chạy dọc theo khu vực trung tâm tập trung dân cư cao, đoạn tuyến còn lại đi qua các khu đô thị đang phát triển, đặc biệt là đô thị vệ tinh Hòa Lạc. Hướng tuyến kết nối phía Tây của thành phố với đô thị trung tâm.

Dự án được hình thành sẽ góp phần kéo giãn mật độ dân cư khu vực nội đô, đồng bộ di dời các cơ quan Chính phủ, Y tế, đào tạo, cơ sở Công nghiệp… và kéo theo phát triển kinh tế các huyện còn khó khăn để cùng phát triển.

Tuyến số 5 hình thành sẽ kết nối và trung chuyển hành khách với các tuyến đường sắt đô thị số 2, 3, 4, 6, 7, 8 cho phép hành khách di chuyển nhanh và thuận tiện từ các khu vực ngoại ô vào trung tâm thành phố nhằm giảm mật độ đông đúc của giao thông đô thị, cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông và điều kiện đi lại của nhân dân.

Đồng thời, hiệu quả của dự án sẽ tác động tới việc thúc đẩy sự phát triển đô thị ngoài trung tâm, góp phần cơ cấu, sắp xếp phân bổ lại dân cư vùng đô thị lõi, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển bền vững.

Thanh Hà
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Để mỗi học sinh là 1 chiến sĩ nhỏ tuyên tuyền về PCCC...

Để mỗi học sinh là 1 chiến sĩ nhỏ tuyên tuyền về PCCC...

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) mong muốn thông qua các buổi tuyên truyền mỗi học sinh sẽ trở thành một chiến sĩ nhỏ, tuyên truyền viên tích cực lan tỏa đến gia đình và cộng đồng về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, phòng cháy chữa cháy (PCCC).
Mong ước phía sau những tuyến đường được mở rộng... nửa chừng

Mong ước phía sau những tuyến đường được mở rộng... nửa chừng

TTTĐ - Quy hoạch lộ giới, mở rộng các tuyến đường, hẻm giúp nhiều khu dân cư tại Thủ Đức nói riêng và TP HCM nói chung trở nên khang trang. Đường và hẻm mở rộng không chỉ làm phố xá sạch đẹp, thông thoáng mà còn giúp giải quyết việc lưu thông trong những tình huống khẩn cấp như cứu thương, cứu hỏa…
Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị

Đưa yếu tố thông minh vào quy hoạch đô thị

TTTĐ - Phát triển đô thị thông minh chính là thực hiện chuyển đổi số trong phạm vi, quy mô của đô thị nhưng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề lớn của đô thị bao gồm giao thông, môi trường, năng lượng, xử lý rác thải, bảo đảm an ninh, trật tự đô thị,... Để đạt được những nội dung này một cách bài bản thì các yếu tố thông minh phải được xác định, tính toán và đưa vào ngay từ khi quy hoạch đô thị, TP.
Tin khác
[Xem thêm]
Mô hình TOD - Lối ra cho phát triển đường sắt đô thị

Mô hình TOD - Lối ra cho phát triển đường sắt đô thị

TTTĐ - Góp ý vào Điều 39 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) về phát triển đô thị theo hướng giao thông công cộng TOD, đại biểu Tô Ái Vang - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng cho rằng, việc phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ hội để Hà Nội phát triển đô thị, góp phần giảm tắc đường, là hướng ra để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị và giải quyết bài toán khó về phát triển đô thị.
Bình Dương lắp đặt camera phạt nguội trên một số tuyến đường

Bình Dương lắp đặt camera phạt nguội trên một số tuyến đường

TTTĐ - Vừa qua, công an TP Thủ Dầu Một (Bình Dương) đã tiến hành lắp đặt một số camera phạt nguội giám sát giao thông trên hai tuyến đường Phạm Ngọc Thạch và đường Hùng Vương. Hiện tại, hệ thống đang trong quá trình vận hành thử nghiệm và sẽ tiến hành phạt nguội từ đầu tháng 12/2023.
Bước chuyển mình đột phá trong phát triển đô thị

Bước chuyển mình đột phá trong phát triển đô thị

TTTĐ - Là quận có nhiều tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng đồng bằng sông Hồng, kết nối với cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển đô thị nên công tác xây dựng và quản lý, phát triển đô thị được quận Hoàng Mai xác định là khâu đột phá trong suốt những năm qua. Nhờ vậy, diện mạo đô thị nơi đây ngày càng khang trang, hiện đại, văn minh hơn.
Chú trọng bảo tồn, phát huy công trình di sản khu vực nội đô

Chú trọng bảo tồn, phát huy công trình di sản khu vực nội đô

TTTĐ - Liên quan đến ý kiến về việc bảo tồn, phát huy các công trình di sản khu vực nội đô lịch sử, Ban Cán sự Đảng UBND thành phố Hà Nội cho rằng, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vẫn xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng. UBND các quận trong khu vực trung tâm tiếp tục quán triệt công tác quản lý và tích cực chủ động đề xuất các giải pháp cụ thể hóa quy hoạch.
Xem phiên bản di động