Tag
Đánh vần "lạ":

Phụ huynh phản ứng vì quen cách dạy học theo một cuốn SGK đồng nhất?

Giáo dục 29/08/2018 16:21
aa
TTTĐ - Trong vài ngày qua, clip về một giáo viên hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần “lạ” đã khiến dư luận phản ứng gay gắt. Nhiều ý kiến cho rằng, cách đánh vần này không cần thiết, làm rối tiếng Việt…

Phụ huynh phản ứng vì quen cách dạy học theo một cuốn SGK đồng nhất?

PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục, Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông mới, Thành viên Ban Phát triển Chương trình môn Tiếng Việt – Ngữ văn.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với PGS.TS. Bùi Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Thẩm định Tài liệu Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục. Điều phối viên chính Ban Phát triển Chương trình Giáo dục Phổ thông mới về vấn đề này.

- Hiện nay phụ huynh đang băn khoăn về việc tồn tại hai cách đánh vần cho lớp 1, ông có nghĩ rằng chúng ta nên sử dụng một cách đánh vấn và bộ sách thống nhất không?

- Bộ sách Công nghệ giáo dục chỉ là một tài liệu dạy, là một giải pháp sư phạm để đạt được mục tiêu đã đề ra trong chương trình giáo dục phổ thông quốc gia. Tài liệu này sử dụng bên cạnh bộ sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 1 được sử dụng đại trà.

Theo quan điểm của tôi và cũng là quan điểm tiệm cận trong xây dựng chương trình và triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông thì một quốc gia nên có một chương trình thống nhất. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu do chương trình đặt ra thì nên có nhiều phương án khác nhau, nhiều cuốn sách giáo khoa khác nhau được thể hiện qua tài liệu dạy khác nhau.

Nhiều phụ huynh tỏ ra lo ngại, thậm chí nhiều người phản ứng vì họ quen với cách dạy học theo một cuốn sách giáo khoa đồng nhất nhưng quan điểm đó không phù hợp với quan điểm giáo dục thế giới và cũng không phù hợp với quan điểm hướng đổi mới chương trình SGK sắp tới.

- Được biết sách Công nghệ giáo dục đã được thẩm định và được giới thiệu về các địa phương, vậy tại sao vẫn chưa được coi là SGK chính thức?

- Cũng phải nói là tài liệu Công nghệ giáo dục chưa phải là SGK chính thức, Hội đồng thẩm định, thẩm định tài liệu này như là một tài liệu dạy học, cho phép được tiếp tục thí điểm trong phạm vi hạn chế chứ chưa công nhận nó như là cuốn SGK chính thức. Chúng tôi có đề nghị như vậy với Bộ GD-ĐT căn cứ trên những đánh giá ưu điểm và hạn chế của tài liệu này và đặt biệt là căn cứ vào tài liệu này đã được thí điểm gần 40 năm qua. Thời gian chúng ta cho phép tiếp tục thí điểm còn nhiều, vì theo kế hoạch 2019, Bộ sẽ đưa cuốn SGK Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông mới thì trong bối cảnh đó, chúng tôi đã đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép tiếp tục sử dụng tài liệu này như tài liệu thí điểm.

Cũng cần phải nói thêm rằng, sắp tới, khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình, nhiều sách giáo khoa”, sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 của các nhóm tác giả khác nhau có thể sử dụng những phương pháp dạy học đánh vần khác nhau. Chắc hẳn cuốn SGK nào giúp học sinh đạt được các yêu cầu của chương trình bằng phương pháp hiệu quả nhất sẽ được nhà trường, giáo viên và cha mẹ học sinh ưu tiên lựa chọn.

- Một cuốn sách thí điểm gần 40 năm là quá dài, ông có thể nói qua về lịch sử cuốn sách này?

- Ban đầu nó được thí điểm trong khuôn khổ trường thực nghiệm Công nghệ giáo dục từ 1979, từ đó đến nay trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Năm 1986, dưới thời Bộ trưởng Nguyễn Thị Bình thì tài liệu này được khuyến khích sử dụng. Đầu năm 2000 khi chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được áp dụng với một bộ SGK duy nhất thì bộ GSK này ít được sử dụng. Đến 2006 thì nó lại được triển khai trong khuôn khổ nâng cao chất lượng tiếng Việt cho học sinh. Từ năm 2013, dưới thời Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thì nó được nhân rộng 47 – 48 tỉnh thành phố và gần đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho thẩm định, qua 2 vòng. Ở vòng thứ nhất thì nhóm tác giả đã tập trung vào chỉnh sửa ngữ liệu, bởi vì trước đó dư luận cũng băn khoăn lo ngại với nhiều ngữ liệu, đoạn văn, văn bản có chủ đề chưa thực sự phù hợp với học sinh và nhóm tác giả đã tiếp thu và chỉnh sửa, rồi quan điểm về nghĩa, tác giả chủ trương tập trung đọc và không cần chú ý đến nghĩa, làm cho cuốn sách nặng nề nó có nhiều từ ngữ địa phương, âm tiết hoàn toàn không có nghĩa… Cái đó chúng tôi cho rằng không phù hợp, hay là chủ trương muốn tiến đến sự phát âm trong cả nước, hi vọng một ngày nào đó người dân tất cả các vùng miền đều phát âm hệ thống âm như nhau thì đó là quan điểm tôi cho là không phù hợp.

Vòng thẩm định thứ hai vào năm 2018, nhóm tác giả đã chỉnh sửa nên tốt hơn. Tôi cho rằng cuốn sách này giải pháp giáo dục không hẳn là tối ưu, nó có ưu điểm là giúp học sinh phát triển được hiệu quả ở mức nhất định, kĩ năng đọc thành tiếng và viết chính tả nhưng cũng có một số mặt hạn chế như kĩ năng đọc hiểu của học sinh và kĩ năng nghe và nói chưa thực sự chú ý nhiều. Trên thực tế dạy học thì giáo viên và học sinh phải bỏ nhiều công sức hơn bộ sách đại trà của sách hiện hành.

Theo tôi, vấn đề ở đây là cách tiếp cận của cuốn sách này không sát nhưng hiệu quả đến đâu thì đó là quan điểm của chúng ta trong dạy và học ở chương trình lớp 1, kĩ năng đọc thành tiếng như vậy thì nó có đáng để bỏ không, tùy thuộc vào quan điểm và cách tiếp cận của từng người.

- Thưa ông, có sự khác biệt gì giữa hai cuốn sách Tiếng Việt hiện hành và Công nghệ giáo dục?

- So với cuốn sách Tiếng Việt hiện hành, thì cuốn sách Công nghệ giáo dục có nhiều khác biệt, điểm quan trọng nhất là cách dạy đọc trong đó cách đánh vần, sách này dạy đánh vần trên cơ sở cấu trúc âm tiết và sử dụng các khái niệm thuật ngữ, ngữ âm học như đệm, âm cuối một cách khá chuyên nghiệp, nó cũng phân biệt rạch ròi giữa âm và con chữ. Ví dụ như âm Cờ và chữ A, âm Cờ và chữ C, âm Cờ chữ Qu… Sự phân biệt âm và chữ như vậy về khoa học là hoàn toàn đứng đắn nhưng nó có cần phân biệt như vậy cho học sinh lớp 1 không? Thì đó là vấn đề đang gây tranh cãi. Trên thực tế thì nó cũng có những hiệu quả nhất định cho nên không nên phủ nhận.

So với cuốn sách Tiếng Việt đại trà của Bộ GD-ĐT hiện nay thì sách Công nghệ giáo dục chưa đảm bảo được mục tiêu phát triển kĩ năng một cách toàn diện, đọc thành tiếng, viết chính tả, đọc hiểu, nói và nghe, phát triển kĩ năng một cách toàn diện. Về vấn đề này thì sách Tiếng Việt đại trà có ưu thế hơn nhưng riêng về phương diện đọc thành tiếng và viết chính tả thì sách Công nghệ giáo dục có những ưu thế rất nổi bật.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Tin liên quan

Đọc thêm

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Giáo dục

Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ

TTTĐ - Tại Hội nghị các nhà khoa học trẻ trong nghiên cứu sáng tạo do trường Đại học Mở Hà Nội tổ chức ngày 25/3 đã thu hút đông đảo các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học tham gia, với nhiều tham luận, ý kiến chuyên sâu, chất lượng, thiết thực.
Xem thêm