
Quốc hội với chống tham nhũng chính sách
Tại hội nghị triển khai kết luận của Bộ Chính trị về định hướng chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh 2 yêu cầu. Thứ nhất, pháp luật phải kịp thời, phải cập nhật với đời sống kinh tế - xã hội, và do đó đòi hỏi tốc độ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cần nhanh hơn. Thứ hai, phải chống được lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng chính sách, pháp luật, đồng nghĩa với phải chống được việc cài cắm, trục lợi từ chính sách.


Bình Dương: Triển khai chính thức phân luồng giao thông theo giờ, theo tuyến trên một số tuyến đường

Nu Skin trao học bổng và quà tặng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Ngày đầu tuyển sinh trực tuyến vào lớp 6, hơn 78.000 hồ sơ đăng ký thành công

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kiểm tra công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT tại tỉnh Quảng Trị
Hai yêu cầu xác đáng này đặt ra cho Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội những bài toán khó nhưng phải giải được và giải nhanh. Và lời giải có thể đến từ việc thay đổi cách tiếp cận, thay đổi cách làm, từ xây dựng luật, nghị quyết đến việc giám sát thực thi chính sách và pháp luật.
Trước hết, phải nói rằng, Quốc hội “quyết” về chính sách, nhưng bước xây dựng và soạn thảo các văn bản quy phạm là nhiệm vụ của cơ quan hành pháp, trực tiếp là Chính phủ và các bộ chuyên ngành. “Cài cắm” chính sách để có những lợi ích riêng cho các nhóm thường sẽ được “khéo léo” đưa vào trong tiến trình dự thảo. Vai trò nhận diện, phát hiện các “cài cắm” từ những Ủy ban chuyên môn của Quốc hội trong quá trình thẩm tra là đặc biệt quan trọng. Trong công việc này, Quốc hội cũng như các Ủy ban chuyên môn không đơn độc mà có những “trợ thủ” hỗ trợ. Chất xám, năng lực chuyên môn đó có thể đến từ nguồn tham vấn ý kiến chuyên gia độc lập; tham vấn ý kiến từ các nhóm doanh nghiệp, tổ chức xã hội.
“Trên thảm, dưới đinh”; “trên mở, dưới đóng” là thực tế được phản ánh lâu nay từ người dân, doanh nghiệp. Hai loại “đinh” phổ biến nhất là các quyền phân bổ nguồn lực (tạo ra xin - cho) và các loại giấy phép được “cài” vào văn bản. Từ góc độ chuyên môn, phát hiện các loại “đinh” này không quá khó. Các chuyên gia độc lập, các doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá tính hợp lý (cần thiết hay không cần thiết phải cấp phép); tính công bằng, “trong sáng” (có thể ưu ái nhóm này thay vì nhóm khác) của các loại giấy phép. Nếu trong quá trình thẩm tra, các Ủy ban của Quốc hội chủ động, tích cực, cầu thị mời các chuyên gia, hiệp hội tham vấn chuyên sâu thì các nhóm này có thể chỉ ra những nơi, những chỗ “có vấn đề” để ngăn chặn. Công nghệ số cung cấp cho Quốc hội công cụ cần thiết và dễ dàng tiếp cận các nhóm chuyên gia, doanh nghiệp, tổ chức xã hội mà không bị giới hạn về địa lý. Thông qua công cụ họp trực tuyến - vốn đã có sẵn khi Quốc hội “làm” Quốc hội điện tử, đại biểu Quốc hội và các Ủy ban có thể tiếp cận không hạn chế đến nguồn chất xám quý báu này. Như vậy, “lời giải” này đã có sẵn trong “túi” các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội.
Tính kịp thời, cập nhật của văn bản quy phạm là bài toán khó hơn, đòi hỏi nỗ lực và sự thay đổi lớn trong tư duy xây dựng chính sách. Trước thực tiễn thay đổi quá nhanh, đặc biệt là trong thời đại số hóa, các luật, đạo luật không nên tiếp cận theo cách xử lý vấn đề lớn; nhiều chính sách, nhiều vấn đề cùng lúc đặt ra và xử lý trong cùng một văn bản. Cần chấp nhận sửa nhanh, làm mới nhanh các vấn đề thay vì chờ đợi rà soát toàn diện, rồi mới đưa vào chương trình và tốn mất vài năm để kết thúc được một công việc lớn.
Cùng với đó, Quốc hội cần ưu tiên nhiều để xử lý các vấn đề chính sách trong các nghị quyết, tức đồng nghĩa cần “làm” nghị quyết nhiều hơn. Đơn cử, các thử nghiệm pháp lý - hay “sandbox”, để điều chỉnh tạm thời các vấn đề mới, chưa có tiền lệ, chưa có giải pháp chính sách - pháp lý rõ ràng có thể được ban hành trong nghị quyết. Nghị quyết sẽ rút ngắn được thời gian, tạo ra một “bước đệm” trong lúc chờ văn bản ở tầm mức quy phạm pháp luật, vốn yêu cầu quy trình, thủ tục xây dựng và ban hành kéo dài.
Thời đại số với tốc độ thay đổi chóng mặt của công nghệ, nhiều vấn đề rất mới không chỉ với Việt Nam mà với cả thế giới. Trước khi tiến tới đáp án đúng, “thử, và sai” - thông qua thử nghiệm pháp lý là cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu người đứng đầu Quốc hội đặt ra, không thể không đổi mới tư duy và cách làm. Bài toán khó nhưng lời giải vẫn trong tầm tay của Quốc hội và các Ủy ban chuyên môn.
Nguyễn Quang Đồng - Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông
Nguồn: Báo ĐBND

Chúng ta đều thấy những đóng góp của ngành Y tế nhưng sai phạm thì vẫn phải xử lý

Kỳ họp đã quyết định nhiều nội dung quan trọng với sự đồng thuận cao

Hoàn thành quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành hạ tầng quan trọng trong năm 2022

Tạo chuyển biến mạnh mẽ trên 4 lĩnh vực chất vấn ở kỳ họp thứ 3 của Quốc hội

Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng chia thành 4 dự án theo hình thức đầu tư công

Hà Nội: Xử lý nghiêm các trường hợp cố tình chây ỳ trong giải phóng mặt bằng
Tin tức 07/07/2022 19:04

Thi hành kỷ luật 142 tổ chức đảng, 6.519 đảng viên trong 6 tháng
Tin tức 07/07/2022 18:33

Tích cực tháo gỡ khó khăn trong việc khai thác quỹ nhà ở bằng ngân sách
Thời sự 07/07/2022 18:17

Các vấn đề được lựa chọn chất vấn phù hợp với yêu cầu thực tiễn
Tin tức 07/07/2022 18:04

Tăng cường kỷ luật kỷ cương và đẩy mạnh phân cấp ủy quyền
Tin tức 07/07/2022 17:57

Quản lý, sử dụng, khai thác nhà tái định cư chưa hiệu quả, gây lãng phí
Tin tức 07/07/2022 17:50

Đại tướng Mai Chí Thọ với lực lượng Công an Nhân dân và Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân TP HCM
Tin tức 07/07/2022 17:25

Hà Nội sẽ công khai các đơn vị nợ tiền thuê nhà để người dân giám sát
Tin tức 07/07/2022 17:00

Dự án khu "đất vàng" phố Lý Thường Kiệt dự kiến xây 8 tầng
Tin tức 07/07/2022 13:36

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam động viên thí sinh thi tốt nghiệp THPT tại Hà Nội
Tin tức 07/07/2022 11:55

Hai dự án nhà máy rác thải chậm triển khai bởi năng lực nhà đầu tư yếu kém
Tin tức 07/07/2022 11:06

Dự án xây dựng trạm bơm Yên Nghĩa chậm tiến độ ảnh hưởng tới tiêu, thoát nước của TP
Tin tức 07/07/2022 10:17

TP Hồ Chí Minh xem xét 35 tờ trình mang tính đột phá để phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội
Tin tức 07/07/2022 09:39

HĐND TP Hà Nội chất vấn 2 nhóm vấn đề "nóng" được cử tri quan tâm
Tin tức 07/07/2022 08:44

Đẩy nhanh tiêm vắc xin mũi 4 gắn với trách nhiệm người đứng đầu
Tin tức 06/07/2022 18:50
Đọc nhiều

Chuyện hy hữu: Hai đối tượng trộm xe lu ở Nghệ An mang ra Hà Nội bán

Cao Bằng: Bắt giữ đối tượng Lý Văn Sống gieo rắc "cái chết trắng"

Thanh Hóa: Đã tìm thấy thi thể nạn nhân đuối nước trên sông Hoàng Giang

Quảng Nam: Khởi tố vụ án chìm ca nô ngoài biển Cửa Đại khiến 17 người tử vong

Nhà trọ miễn phí, suất ăn, nước mía 0 đồng tặng thí sinh Phú Xuyên

Bộ Công thương đang gấp rút xây dựng khung giá mới cho điện gió, điện mặt trời

Nghệ An: Nam thanh niên tử vong bất thường trong nhà nghỉ

Hà Nội có 529 thí sinh vắng thi môn Toán
Đáng chú ý

Thi hành kỷ luật 142 tổ chức đảng, 6.519 đảng viên trong 6 tháng

Hà Nội: Thông qua 5 giải pháp thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội các tháng cuối năm

Đưa ra những giải pháp tích cực, phù hợp, thích ứng trong tình hình mới

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Thi đua, khen thưởng cần chính xác, khách quan, minh bạch
Rao vặt

BIDV nhận 2 giải thưởng lớn của Mastercard

Mua xe điện không kèm pin - lựa chọn khôn ngoan, lợi ích lâu dài

Top 5 điểm du lịch Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới

Học viện SunUni tiên phong trong quốc tế hóa giáo dục Anh ngữ trực tuyến

5 địa điểm du lịch Việt Nam bạn không nên bỏ lỡ trong năm 2022
