Chủ nhật 26/03/2023 10:37 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Sáng 27/1 (mùng 6 tháng Giêng Âm lịch năm Quý Mão), Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dự lễ kỷ niệm 1.983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Mê Linh, Hà Nội).

Khai hội đền thờ Hai Bà Trưng vào mùng 6 Tết Âm lịch

Sáng nay, Lễ kỷ niệm 1.983 năm Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43 sau Công nguyên), 1.980 năm Hai Bà Trưng mất (năm 43 - 2023 sau Công nguyên) và khai mạc Lễ hội đền Hai Bà Trưng năm 2023 đã trang trọng diễn ra tại Khu di tích quốc gia đặc biệt đền Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng
Quyền Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 1.983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Quyền Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 1.983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng

Đông đảo đại biểu và Nhân dân đã tham dự buổi lễ nhằm tôn vinh công lao của Hai Bà Trưng, tưởng nhớ đến các vị tướng lĩnh tài ba, các nghĩa binh trung liệt.

Đặc biệt, buổi lễ có sự tham dự của Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, TP Hà Nội và tỉnh Vĩnh Phúc đã tham dự.

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại đền Hai Bà Trưng
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dâng hương tại đền Hai Bà Trưng
Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến dâng hương tại đền Hai Bà Trưng

Phát biểu tại buổi lễ, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cho rằng: Hai Bà Trưng là biểu tượng của ý chí hiên ngang và khí phách quật cường của dân tộc ta, thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn của phụ nữ Việt Nam.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam do phụ nữ lãnh đạo. Từ trong ngọn lửa của cuộc khởi nghĩa ấy tỏa ra chân lý lịch sử: Một dân tộc dù nhỏ bé nhưng đã quyết tâm đứng lên, đoàn kết một lòng làm chủ đất nước và số phận của mình thì không một sức mạnh cường bạo nào có thể tiêu diệt được.

Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng
Tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng
Tái hiện hình ảnh Hai Bà Trưng

Chính vì thế, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh: “Hai Bà Trưng là hiện thân cho ý chí vươn lên của dân tộc ta, mở đầu cho xu thế phát triển của lịch sử hào hùng đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, nó có tác dụng mở đường, đặt phương hướng cho các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.

Tôi tin tưởng rằng, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền các cấp tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhất là ý kiến chỉ đạo rất quan trọng của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc vào tháng 11 năm 2021; Quan tâm bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể rất đồ sộ, phong phú, đa dạng của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, trong đó có Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hai Bà Trưng và Lễ hội Đền Hai Bà Trưng.

Đây là tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn, bồi đắp, để những di sản văn hóa trở thành động lực và nguồn lực quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Quyền Chủ tịch nước dự lễ khai hội đền Hai Bà Trưng
Tiết mục trống hội

Ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh nhấn mạnh vai trò to lớn của Hai Bà Trưng trong lịch sử dân tộc. Theo đó, Hai Bà Trưng là vị vua nữ đầu tiên của dân tộc, nữ vương đầu tiên trên thế giới.

Để tưởng nhớ công lao to lớn của hai vị nữ anh hùng dân tộc, Nhân dân Mê Linh đã lập Đền thờ; hàng năm vào ngày mùng 6 tháng giêng, ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa; Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Mê Linh tổ chức tế lễ để tỏ lòng tri ân, tôn kính đối với Hai Bà Trưng, cầu mong Hai Bà phù hộ độ trì cho Quốc thái dân an.

"Trong những ngày đầu xuân mới Quý Mão 2023, chúng ta ôn lại truyền thống yêu n­ước và tinh thần khởi nghĩa quật cường của Hai vị nữ vương - Anh hùng dân tộc, càng thấy được trách nhiệm lớn lao của các thế hệ con cháu Hai Bà Trư­ng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; Tích cực xây dựng huyện Mê Linh - quê hư­ơng Hai Bà Trư­ng, xây dựng thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, ngày càng văn minh, hiện đại" - ông Hoàng Anh Tuấn bày tỏ.

Vũ Cường
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

Xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội trên 4 chiều cạnh

TTTĐ - Tại Hội thảo "Phát huy các giá trị và nguồn lực văn hóa xây dựng Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại", GS, TS Đặng Cảnh Khanh - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên đã có những luận bàn hết sức sâu sắc về xây dựng không gian văn hóa đặc trưng cho Thăng Long - Hà Nội thời hiện đại.
Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

Để vỉa hè trở thành không gian văn hoá của người Hà Nội...

TTTĐ - Với người dân Thủ đô, không gian vỉa hè là một nơi chứa đầy ý ức. Việc sinh hoạt, buôn bán trên những con phố vỉa hè, theo thời gian đã trở thành một nét văn hóa, một đặc trưng khiến người ta nhớ ngay đến Hà Nội. Dù vậy, làm sao để vỉa hè thực sự là không gian văn hoá của người Hà Nội thì rất cần văn hoá của người sử dụng vỉa hè ấy.
Tin khác
[Xem thêm]
Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

Về Vạn Phúc, nghe kể chuyện nghề dệt lụa

TTTĐ - Nhắc đến làng dệt lụa Vạn Phúc, Hà Đông, có lẽ đã không còn xa lạ với quá nhiều người. Nơi đây được coi là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nức tiếng khắp nơi trên cả nước. Trải qua nhiều thế kỷ,người dân làng lụa Vạn Phúc vẫn giữ được những nét đẹp tinh xảo, truyền thống.
Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

Trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023

TTTĐ - Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, Hội LHPN huyện Mê Linh (Hà Nội) đã tổ chức trao giải cuộc thi “Duyên dáng áo dài phụ nữ Mê Linh qua ảnh” năm 2023. Nhân dịp này, huyện Mê Linh cũng phát động đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

Khai thác nét đẹp văn hóa lễ hội

TTTĐ - Trong hành trang tiến tới tương lai, chắc chắn người Hà Nội không thể thiếu “tài sản” vô giá, đó là giá trị văn hóa cổ truyền được bồi đắp qua hàng ngàn năm của mình. Lễ hội chính là một phần di sản phi vật thể ấy.
Văn hóa bán hàng - đừng để tiếng dữ đồn xa

Văn hóa bán hàng - đừng để tiếng dữ đồn xa

TTTĐ - Thời gian qua, có nhiều Tiktoker cũng như một số khán giả, cư dân mạng có một số ý kiến về văn hóa cư xử, văn minh thương mại của vài người bán hàng tại Hà Nội. Nhiều “tiếng đồn” xung quanh về các quán “bún chửi, cháo mắng” ở đất Hà thành, vậy liệu văn hóa kinh doanh nhỏ lẻ của một số người Hà Nội cần phải thay đổi như thế nào?
Hà Nội mùa hoa nở rộ - chụp sao cho đẹp cả ảnh, cả người

Hà Nội mùa hoa nở rộ - chụp sao cho đẹp cả ảnh, cả người

Những ngày qua, đặc biệt vào dịp cuối tuần không khó để bắt gặp hình ảnh người dân Hà Nội đổ về các tuyến phố để chụp ảnh như Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo, Khu Ngoại giao đoàn… nơi đang nở rộ các loài hoa như hoa ban, hoa sưa hay hoa phong linh… Chụp ảnh để lưu lại kỷ niệm, tranh thủ một trong những thời điểm Hà Nội lãng mạn nhất năm, thế nhưng nhiều người đã vô tình gây ra những hình ảnh rất phản cảm. Chụp sao cho ra những bức ảnh đẹp cả người, cả nét văn hoá ứng xử vẫn là một câu chuyện cũ mà không cũ.
Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm - điểm checkin đậm dấu ấn Hà Nội

Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 Hàng Buồm - điểm checkin đậm dấu ấn Hà Nội

TTTĐ - Trung tâm Văn hóa Nghệ Thuật số 22 Hàng Buồm hay còn gọi là Hội quán Quảng Đông giữa lòng Hà Nội đang trở thành một trung tâm triển lãm đầy ấn tượng, một điểm hẹn của những người đam mê nghệ thuật lấy cảm hứng sáng tạo từ văn hóa truyền thống, thu hút người dân Thủ đô.
Xem phiên bản di động