Tag

Quyết liệt nâng cao ý thức trong chống khai thác IUU

Tin tức 20/09/2022 19:01
aa
TTTĐ - Ngày 20/9, chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống khai thác hải sản trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU) thực hiện các khuyến cáo của Uỷ ban châu Âu (EC), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định, Việt Nam không cho phép và sẽ mở đợt cao điểm kiểm tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm về khai thác IUU.
Hiện đại hóa tàu cá nâng cao hiệu quả khai thác hải sản Nâng cao hiệu quả chống khai thác hải sản bất hợp pháp Chấm dứt khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài Phòng, chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định việc gỡ thẻ vàng, tuyệt đối không để EC rút “thẻ đỏ” là rất cấp bách - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định việc gỡ thẻ vàng, tuyệt đối không để EC rút “thẻ đỏ” là rất cấp bách - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến cấp xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển.

Việc xử lý vi phạm hành chính còn bất cập

Báo cáo về kết quả thực hiện chống khai thác IUU, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Trần Đình Luân cho biết, hiện tổng số tàu cá toàn quốc là 91.716 chiếc. Tính đến nay, công tác lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên tàu cá đã có tiến bộ đạt 95,27%, tăng hơn 5% so với trước.

“Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; đặc biệt là tại các khu vực vùng biển trọng điểm”, ông Trần Đình Luân nói. Từ quý IV/2021 đến nay đã kiểm tra, kiểm soát gần 80.000 lượt tàu cá.

Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển đã triển khai nhiều giải pháp như duy trì trên 30 tàu, sử dụng máy bay không ngưới lái để tuần tra, kiểm soát; lập danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm để theo dõi, giám sát… Các địa phương như Quảng Ngãi, Tiền Giang, Khánh Hòa đã làm tốt, giảm đáng kể các vụ việc tàu cá vi phạm; đặc biệt là Phú Yên từ năm 2021 đến nay chưa phát hiện vụ việc vi phạm.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết thêm, khung pháp lý và cơ chế chính sách cơ bản đã đầy đủ; tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, bất cập. Vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Kể về các chuyến kiểm tra cảng cá, việc quản lý đội tàu, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, ông đã xem nhiều sổ nhật ký thì thấy việc ghi nhật ký sơ sài, có trường hợp gần như không ghi gì. “Nếu không có nhật ký thì rất khó truy xuất nguồn gốc”.

Tàu có lắp đặt VMS nhưng kết nối vào thì không liên tục và thường xuyên, “lúc thì đổ cho thiết bị, lúc thì đổ cho thời tiết”. Ông Phùng Đức Tiến cũng đánh giá, việc xử lý vi phạm hành chính còn bất cập. “Các tỉnh thực thi pháp luật không đồng đều, có tỉnh lập biên bản, có tỉnh gọi đến nhắc nhở, có tỉnh thì phạt. Do đó, có tình trạng tàu của tỉnh này chạy sang tỉnh kia”. Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ đang rà soát, sửa đổi, hoàn thiện Nghị định số 42/2019/NĐ-CP, trong đó đề xuất cảnh sát biển có quyền xử phạt.

Trung tướng Nguyễn Trọng Bình cho rằng, cần chế tài xử phạt mạnh hơn đối với thuyền trưởng của các tàu vi phạm - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Trung tướng Nguyễn Trọng Bình cho rằng, cần chế tài xử phạt mạnh hơn đối với thuyền trưởng của các tàu vi phạm - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Cho biết vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam nêu rõ, cần có chế tài mạnh, xử lý nghiêm hành vi này. “Đi biển chỗ nào nhiều cá, chỗ nào vùng biển của ta, chỗ nào là vùng biển nước ngoài thì tài công (thuyền trưởng) biết rõ. Hiện việc xử phạt tài công chưa đủ mức răn đe. Ở một số nước, chủ yếu là xử phạt tài công, có nước phạt tù, còn ngư dân thì chỉ phạt tiền”. Trung tướng Nguyễn Trọng Bình cũng mong muốn các địa phương vào cuộc mạnh mẽ hơn.

Cho biết thời gian qua tỉnh không có tàu nào bị nước ngoài bắt giữ, ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chia sẻ kinh nghiệm, tỉnh đã ra yêu cầu các tàu cá lắp thiết bị hành trình và hỗ trợ thuê bao viễn thông trong 3 năm. Hiện 100% tàu cá đã lắp thiết bị.

Tỉnh cũng phân loại để rà soát, các tàu có nguy cơ vi phạm thì yêu cầu ký cam kết, cương quyết không cho tàu cá không bảo đảm lắp đặt thiết bị ra khơi; bên cạnh đó thường xuyên giám sát, tuyên truyền động viên ngư dân.

Ngoài các kết quả đạt được, Phó Chủ tịch UBND Thanh Hóa cho rằng còn có một số hạn chế. Mặc dù lắp thiết bị nhưng vẫn còn tình trạng tàu cá ngắt thiết bị hoặc lắp sang tàu khác. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cảng cá hiện còn vướng mắc. Bên cạnh đó là vướng mắc về xác định ranh giới trên biển đối với việc xử phạt tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Cùng quan điểm này, để giảm thiểu tình trạng ngư dân vi phạm, đại diện tỉnh Phú Yên cho rằng, Trung ương và các địa phương cần đẩy mạnh các chính sách, giải pháp chuyển nghề cho ngư dân, hướng đến phát triển mô hình "nuôi biển", "nuôi bờ".

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà Đinh Văn Thiệu cho biết, tỉnh cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc giống như nhiều tỉnh, đó là tình trạng một số tàu cá lắp thiết bị nhưng cố tình ngắt kết nối, khiến việc quản lý rất khó khăn. Thời gian tới, tỉnh kiến nghị Trung ương đẩy mạnh các dự án trung tâm nghề cá.

Các ý kiến cho rằng, cần điều tra, xử lý, xử phạt dứt điểm hành vi cố tình hoặc các tổ chức, cá nhân môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.

Ngày 20/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU tổ chức cuộc họp lần thứ VI dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Ngày 20/9, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU tổ chức cuộc họp lần thứ VI dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Trưởng Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Việc gỡ thẻ vàng, tuyệt đối không để EC rút “thẻ đỏ” là rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành khẳng định việc gỡ thẻ vàng, tuyệt đối không để EC rút “thẻ đỏ” là rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đến đời sống của ngư dân, ngành xuất khẩu thuỷ sản cũng như uy tín, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế.

Theo Phó Thủ tướng, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề này, đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với lãnh đạo cấp cao của Liên minh châu Âu về cam kết, nỗ lực, quyết tâm của Việt Nam trong chống khai thác IUU; đề nghị EC sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có các chỉ đạo, chỉ thị thực hiện các biện pháp để tháo gỡ vấn đề này.

Phó Thủ tướng cho rằng, kết quả đạt được có tiến bộ so với trước, như công tác quản lý đội tàu từng bước đi vào nền nếp; đã phân bổ hạn ngạch giấy phép khai thác ở vùng khơi, vùng lộng và ven bờ. Triển khai tốt hệ thống VMS để kiểm soát tàu hoạt động trên biển. Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển tăng cường tuần tra, ngăn chặn nhiều tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài.

Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến cấp xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Cuộc họp được kết nối trực tuyến đến cấp xã của 28 tỉnh, thành phố ven biển - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Tuy nhiên, những kết quả đạt được là chưa đáp ứng yêu cầu. Việc cấp giấy phép khai thác thủy sản đối với đội tàu chưa đạt yêu cầu (đạt 96,7% đối với tàu dài từ 15 m trở lên, đối với khối tàu dưới 15 m mới đạt tỉ lệ 46,6%).

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS) trong năm 2022 còn chậm (mới tăng được 5%). Đặc biệt, còn để xảy ra tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Việc truy xuất nguồn gốc thủy sản còn nhiều tồn tại.

Theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề lớn, nếu không khắc phục được thì không những không gỡ được thẻ vàng mà còn có nguy cơ bị nâng lên cảnh báo “thẻ đỏ”.

“Các đồng chí đã phát biểu các quy định pháp luật cơ bản đầy đủ, các cơ chế chính sách về nguồn lực đã được quan tâm”, Phó Thủ tướng nói. Khâu tổ chức thực hiện của các địa phương, đặc biệt ở cơ sở có vai trò quyết định. Các địa phương cần khẩn trương chỉ đạo các tổ chức, cơ sở, đội nhóm và từng ngư dân phải khắc phục bằng được những tồn tại trong thời gian sớm nhất.

Lãnh đạo các địa phương phát biểu tại đầu cầu truyền hình trực tuyến - Ảnh: VGP/Đức Tuân
Lãnh đạo các địa phương phát biểu tại đầu cầu truyền hình trực tuyến - Ảnh: VGP/Đức Tuân

Phó Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay các đoàn liên ngành, ở Trung ương do lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, ở địa phương do lãnh đạo UBND tỉnh phụ trách đi kiểm tra cụ thể, kịp thời phát hiện, xử lý thật nghiêm những hành vi vi phạm các quy định về chống khai thác IUU.

Các lực lượng cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư, công an các địa phương đẩy mạnh tuần tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trên biển và tại các cảng cá; Đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để ngư dân hiểu rõ rủi ro, tác hại, từ đó nâng cao ý thức trong chống khai thác IUU.

Về lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là Đề án phòng, chống khai thác IUU đến năm 2025 vừa được Thủ tướng ban hành, phát triển ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu thuỷ-hải sản Việt Nam an toàn, bền vững.

Đọc thêm

Bố trí nguồn lực cho các dự án trọng điểm, cấp bách Tin tức

Bố trí nguồn lực cho các dự án trọng điểm, cấp bách

TTTĐ - Khối lượng các công trình, dự án là rất lớn, nhiều việc khó, phức tạp trong quá trình thực hiện. UBND TP cần tập trung chỉ đạo, kiên quyết cắt giảm dự án không có khả năng triển khai để bố trí nguồn lực cho các dự án dân sinh cấp bách.
Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản Tin tức

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp và có cuộc làm việc với ông Fujimoto Masayoshi và ông Hyodo Masayuki, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1 của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 Tin tức

Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 15 diễn ra hôm nay (29/3), HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ xem xét, thông qua các nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam Tin tức

WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam

TTTĐ - Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ Tin tức

Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).
Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Tiếp thu các ý kiến góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi), TP đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, phát triển theo định hướng giao thông công cộng; các quy định về thử nghiệm có kiểm soát, thí điểm các mô hình mới.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn

TTTĐ - Quý I/2024, TP Hà Nội tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 Quy hoạch lớn để tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TP trong thời gian tới.
Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển Tin tức

Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh mới với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội đã đề xuất, kiến nghị quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững. Trong đó, huy động và phát huy các nguồn lực, động lực phát triển mới, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa…
Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới Tin tức

Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ Tin tức

Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

TTTĐ - Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…
Xem thêm