Tag

Ra mắt "Nơi chốn đi và về" của họa sĩ Lê Thiết Cương và nhà thơ Trần Tiến Dũng

Văn học 21/02/2017 11:06
aa
TTTĐ.VN- Sau cuốn sách in chung lần đầu cùng nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (“Ba người”, 2009), nhà thơ Trần Tiến Dũng và họa sĩ Lê Thiết Cương sẽ tái hợp trong cuốn sách thứ hai có tên gọi “Nơi chốn đi và về”- ra mắt ngày 26/2/2017.

Ra mắt

Cuốn sách dày hơn 140 trang với 25 bài tùy bút chia làm hai phần tương ứng với mỗi tác giả. Xuyên suốt mỗi bài là một câu chuyện, kể về những kỉ niệm từ một chuyến đi cụ thể, một gương mặt cụ thể họ đã gặp. Từ “nơi chốn” thực “đi, về” để nói, gợi lên một “nơi chốn đi, về” khác cũng thực nhưng dường như ít được con người ghi nhớ, đó là nơi “chốn của lòng mình”, “đi, về” lòng mình. “Đi để về, đi mà về, đi là về” chính mình.


Ra mắt

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều giới thiệu về cuốn sách: "Tôi nghĩ, vì lý do quí trọng con người của nhau, nhà thơ Trần Tiến Dũng và họa sỹ Lê Thiết Cương đã cùng đứng tên trong cuốn sách "Nơi chốn đi và về". Khởi sự câu chuyện về cuốn sách in chung là thế. Nhưng khi hai con người này đứng bên nhau thì một câu chuyện khác của họ lại được mở ra. Và câu chuyện vừa mở ra ấy của họ đã kéo tôi vào, biến tôi thành một kẻ hành hương về những vùng đất mà họ đã sống hoặc chỉ đi qua một lần. Đấy là cuộc hành hương tìm về những vẻ đẹp giản dị, bàng bạc, xa xôi và nhiều khắc khoải. Tôi đã nhìn thấy những vẻ đẹp ấy hiện ra trong cảm xúc và suy tưởng của họ về một đời sống bình dị của con người, về những giá trị văn hóa và lịch sử. Nhưng hình như lúc nào trong sự hiện ra của những vẻ đẹp ấy lại vọng tiếng kêu thảng thốt của họ. Tiếng kêu thảng thốt ấy giống tiếng kêu của mỗi chúng ta khi tuột tay làm rơi mất một vật gì đấy của mình mà không thể nào lấy lại được nữa.


Trong thơ ca và trong hội họa, cả hai người - nhà văn Trần Tiến Dũng và họa sỹ Lê Thiết Cương - là những người không lúc nào ngưng nghỉ kiếm tìm những cái mới trên con đường sáng tạo của họ. Nhưng trong thể loại mà tôi gọi chung là tản văn này, họ lại không làm thế. Họ thực sự không chọn lựa bất cứ một hình thức nào để bày tỏ. Vì sao thế ? Vì đó là "Nơi chốn đi và về" của họ. Họ chỉ đơn giản ngồi xuống ở một đâu đấy và kể với một ai đó hoặc kể cho chính họ về những "Nơi chốn đi và về" trong cuộc đời họ. Họ kể một cách chân thực giống như họ giơ hai bàn tay của họ ra trước chúng ta và nói “ Trên mỗi bàn tay tôi có năm ngón tay”.

Cả hai đều kể về những Nơi chốn đi và về của họ, nhưng mỗi người lại mang đến cho chúng ta một cách kể riêng biệt của mình. Với nhà thơ Trần Tiến Dũng, tôi muốn lấy sự nở của bông hoa để nói về cách kể chuyện của ông. Cách nở của bông hoa là mở ra từng cánh, từng cánh để cuối cùng những cánh hoa làm đầy bông hoa. Nhà thơ Trần Tiến Dũng thường bắt đầu từ một hình ảnh, một chi tiết độc lập rồi cứ thế hình ảnh này sinh ra hình ảnh khác, chi tiết này sinh ra chi tiết khác. Cuối cùng tất cả các hình ảnh và chi tiết độc lập ấy lại gắn kết vào nhau trong một tổng thể hài hòa khó tách rời ra được. Và nếu bạn thử tách rời chúng ra thì tất cả lại cùng biến mất.

Còn với cách kể của họa sỹ Lê Thiết Cương chính là chặng đường của một bông hoa đi đến cái hạt. Họa sỹ Lê Thiết Cương thường đi từ một khái quát, một đại cảnh để từ đó kết dần, kết dần thành điển cuối cùng giống như nghệ thuật tối giản của ông trong hội họa. Khởi đầu là một bông hoa xum xuê với những cánh hoa và ông lược đi từng cánh, từng cánh theo “đời sống” tự nhiên của một bông hoa để cuối cùng sự hiện hữu của bông hoa đó chính là một cái hạt. Nếu chúng ta đặt một bông hoa bên cạnh một cái hạt, chúng ta sẽ nhìn thấy hai vẻ đẹp hoàn toàn khác biệt nhưng lại đồng nhất. Cũng như nếu tôi dùng hình vẽ trên mặt phẳng để mô tả cách kể chuyện của họa sỹ Lê Thiết Cương thì đó là một vòng xoáy trôn ốc đi từ vòng ngoài cùng cho đến điểm cuối cùng. Còn nhà thơ Trần Tiến Dũng lại là vòng xoáy đi từ cái điểm đầu tiên ở trong cùng và cứ thế rộng ra cho đến vòng ngoài cùng.

Đấy là cách nhìn của tôi về con đường mà mỗi người đi về nơi chốn của họ. Nhưng cuối cùng, một con đường cụ thể nào đó chẳng quan trọng gì nữa khi mà họ còn một nơi chốn để đi về".


Theo nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha: “văn xuôi của Lê Thiết Cương chứa đầy chất âm”, “gần với thơ” còn “ văn xuôi của Trần Tiến Dũng mang đầy chất dương”, “gần với phóng sự”, “nó tỏa về hai chiều… mà chắc chắn khi đọc xong… nó sẽ dư âm trong ta cả niềm hoan nhiên và cả rất nhiều dấu hỏi mà ta phải tự tìm lấy câu trả lời”.


Ra mắt

“Nơi chốn đi và về”, NXB Hội Nhà văn, 2016 do công ty Phương Nam xuất bản và phát hành tại các nhà sách trên toàn quốc. Sách được ra mắt lúc 16h00 Chủ nhật, ngày 26/2/2017 tại LaCa Café 24-26 Lý Quốc Sư, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.


Tin liên quan

Đọc thêm

Đêm dịu dàng Văn học

Đêm dịu dàng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đêm dịu dàng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Lý giải tình yêu Văn học

Lý giải tình yêu

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Lý giải Tình yêu" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng Văn học

Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

TTTĐ - Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. 5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc. Đây là "đứa con tinh thần" nhiều tâm huyết của những nhà văn rất quen thuộc trên văn đàn hiện nay.
Chuyện tình từ một tên gọi Văn học

Chuyện tình từ một tên gọi

TTTĐ - Trong bài thơ "Chuyện tình từ một tên gọi" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh, tác giả đã tài tình khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, sâu lắng và ý nghĩa, bắt đầu từ tên gọi của nhân vật chính - Trúc.
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay Văn học

Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay

TTTĐ - Với chủ đề "Khai Xuân đọc sách - Học vạn điều hay", Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng 2024 thu hút hơn 1.000 đầu sách mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Xem thêm