Tag

Rà soát nguy cơ mất an toàn cho học sinh: Bài học sau những tai nạn đau lòng

Giáo dục 28/05/2020 09:10
aa
TTTĐ - Học sinh tử vong do tai nạn đuối nước, hàng chục học sinh thương vong do cây gãy đổ khi đi học… những vụ việc liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây khiến xã hội bàng hoàng...

Rà soát nguy cơ mất an toàn cho học sinh: Bài học sau những tai nạn đau lòng

Cây xanh trở thành một trong những nguy cơ đe dọa sự an toàn của học sinh khi mùa mưa bão đang về

Bài liên quan

Học sinh đứng giữa trưa nắng, hiệu trưởng nhận lỗi mong dư luận cảm thông

38 trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp ở Hà Nội được tuyển sinh lớp 10

Phụ huynh Hà Nội hài lòng với dịch vụ giáo dục công tại các trường học

Đau đớn, xót xa và để không lặp lại sự việc đau lòng, ngành giáo dục đã rốt ráo vào cuộc với những chỉ đạo quyết liệt để tăng cường đảm bảo an toàn cho học sinh…

Liên tiếp những tai nạn thương tâm

Vụ việc em N.T.K (học sinh lớp 6, trường THCS Bạch Đằng, quận 3, TP Hồ Chí Minh) bị cây phượng vĩ trong trường bật gốc, đè vào người khiến em bị tử vong đã khiến cộng đồng không khỏi bàng hoàng.

Theo đó, sáng 26/5, cây phượng vĩ tại ngôi trường này bỗng dưng bị bật gốc khiến 1 em tử vong trước khi nhập viện và nhiều em bị thương. Ngay sau khi xảy ra sự việc, các em được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện gần đó để được can thiệp y tế.

Ngoài em K. không may mắn bị tự vong, nhiều học sinh khác cũng bị thương nặng, trong đó có 4 em bị gãy xương. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết một học sinh bị gãy xương nặng, mất quá nhiều máu cần phải mổ gấp.

Được biết, cây phượng vĩ khoảng 40 năm tuổi, đường kính hơn 1m. Do toả bóng mát nên học sinh thường xuyên vui chơi dưới gốc cây.

Trước đó, thông tin từ tờ Tuổi Trẻ Online, tối 22/5, nam sinh N.T.A (15 tuổi, học trường THCS Quyết Thắng, TP Hải Dương) đã tử vong tại nhà riêng do trước đó bị điện giật ở trường học.

Theo đó, chiều 8/5, A cùng các bạn trong lớp thực hiện lao động theo sự phân công của giáo viên nhà trường là cắt, tỉa cành cây phi lao phía sau sân trường. A xung phong leo cắt tỉa cành cây. Trong quá trình làm, A bất bất ngờ bị điện cao thế giật ngã xuống đất, tỉ lệ thương tích nặng.

Ông Đinh Quốc Toản, Hiệu trưởng trường THCS Quyết Thắng, cho biết ngay sau khi xảy ra sự việc, các thầy cô tiến hành sơ cứu và nhanh chóng đưa em N.T.A đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Do vết thương nặng nên ngay trong chiều tối cùng ngày, em học sinh này được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội.

Mặc dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó nhưng nam sinh này đã tử vong vào tối 22/5 tại nhà riêng trên địa bàn xã Quyết Thắng.

Trước đó không lâu, ngày 19/5, hai nữ sinh lớp 10 (học sinh trường THPT Bất Bạt, Ba Vì, Hà Nội) cũng không may tử vong do đuối nước ở sông Đà.

Khẩn trương rà soát

Những vụ tai nạn đau lòng xảy ra liên tiếp chỉ trong chưa đầy 10 ngày khiến cộng đồng vô cùng xót xa. Nó như một hồi chuông cảnh tỉnh những người làm cha, làm mẹ và ngành giáo dục về trách nhiệm bảo vệ sự an toàn cho con em, học sinh của mình.

Ngày 27/5, Sở GD&ĐT Hà Nội có văn bản gửi các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã; hiệu trưởng các trường học trực thuộc Sở và giám đốc các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, yêu cầu tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn, phòng chống dịch trong trường học.

Liên quan đến công tác phòng, chống tai nạn thương tích, bảo đảm an toàn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong mùa mưa bão, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học chủ động liên hệ, phối hợp với cơ quan chuyên môn tiến hành rà soát toàn bộ cây xanh trong khuôn viên nhà trường; Xử lý ngay những cây bị nghiêng, có hiện tượng mối mọt; Lưu ý cắt tỉa cành, nhánh cây, cắt bỏ những nhánh mục, hư hỏng, tránh tình trạng cây gãy, đổ.

Trong trường hợp phát hiện cây có nguy cơ gãy, đổ nhưng chưa kịp xử lý, nhà trường phải có cảnh báo nguy hiểm và liên hệ ngay với cơ quan chuyên môn để xử lý trong thời gian sớm nhất.

Về công tác phòng, chống đuối nước, Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học tăng cường phối hợp với gia đình học sinh, nhắc nhở phụ huynh học sinh quan tâm, giám sát con; Chỉ đạo giáo viên ở các tiết học cuối trước khi học sinh tan trường nhắc nhở, khuyến cáo học sinh tránh những nơi có nguy cơ đuối nước; Có phương án kiểm tra đột xuất sau giờ học tại các điểm sông, hồ, ao... gần trường; Tổ chức các lớp học bơi, học kỹ năng an toàn phòng, chống tai nạn đuối nước và chủ động ứng phó trước hiện tượng thời tiết bất thường.

Sở GD&ĐT Hà Nội cũng lưu ý các phòng giáo dục và đào tạo, các nhà trường tăng cường tuyên truyền, giáo dục học sinh chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông; Nghiên cứu việc mở cửa phụ, tổ chức điểm dừng, đỗ cho phương tiện chờ, đưa đón học sinh; Nghiêm cấm các phương tiện giao thông điều khiển, dừng, đỗ trái phép trong khuôn viên nhà trường.

Các trường có dịch vụ tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô cần nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Xây dựng phương án đưa, đón bảo đảm tuyệt đối an toàn. Các nhà trường cần chủ động tổ chức kiểm tra cơ sở vật chất như tường bao, móng, trần, tường nhà, bể nước, cống rãnh, hệ thống lưới điện, đặc biệt chú ý đường dây tải điện trong các lớp học nhằm tránh trường hợp dùng quá tải dòng điện gây cháy, nổ.

Bên cạnh đó, các đơn vị, trường học tiếp tục thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, các dịch bệnh mùa hè và tăng cường các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.

Được biêt, trước mùa mưa bão năm nay, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã có văn bản nhắc nhở các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã và các nhà trường tăng cường biện pháp bảo đảm an toàn cho học sinh, trong đó có việc phòng, tránh nguy cơ tai nạn do cây xanh gãy, đổ.

Theo đó, các nhà trường phải thường xuyên rà soát, kịp thời phát hiện các cây xanh trong khuôn viên sân trường có nguy cơ gãy, đổ, sâu gốc...; Có kế hoạch định kỳ, nhất là vào trước mùa mưa bão về việc cắt cây, tỉa cành, bảo vệ cây, hạn chế tối đa nguy cơ gây mất an toàn đối với học sinh. Qua kiểm tra, công tác này được các nhà trường thực hiện nghiêm túc.

Theo các chuyên gia, cây xanh bị gãy, đổ thường là cây bị sâu mục gốc, thân, cành; cây nặng tán lâu năm không được cắt sửa... Đặc biệt, nhiều trường hợp khó phát hiện bằng cảm quan, như cây bị xâm hại, chặt rễ hay nơi mực nước ngầm thấp, không gian sống của rễ hạn chế, rễ cây không phát triển được... Điều đó lý giải vì sao có những cây nhìn bề ngoài xanh tốt mà vẫn bị đổ dù không có gió lớn.

Trước đó, từ vụ tai nạn thương tâm của em học sinh do cây bị gãy đổ ở TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cũng yêu cầu các Sở GD&ĐT khẩn trương chỉ đạo các trường học phối hợp đơn vị chức năng rà soát toàn bộ cây xanh, tránh nguy cơ xảy ra sự cố.

Theo ông Phùng Xuân Nhạ, sự việc vừa qua là hết sức đau lòng, mong gia đình em học sinh bị nạn cùng các học sinh bị thương, các giáo viên sớm ổn định tâm lý, vượt qua mất mát.

Qua sự việc này, người đứng đầu ngành giáo dục yêu cầu các Sở GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường phối hợp với đơn vị quản lý môi trường đô thị, cây xanh khẩn trương thăm khám toàn bộ cây xanh tại các nhà trường, xử lý cắt, tỉa và các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn tại môi trường giáo dục.

Đọc thêm

3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo Giáo dục

3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 27/3, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm học 2023 - 2024.
Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024 Giáo dục

Tập huấn triển khai phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024

TTTĐ - Chiều 25/3, tại trường Mầm non Họa Mi, Phòng GD&ĐT quận Ba Đình (Hà Nội) tiến hành tập huấn hướng dẫn triển khai công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ năm 2024.
Để không có trường nào dậm chân tại chỗ... Giáo dục

Để không có trường nào dậm chân tại chỗ...

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao chất lượng kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ các nhà trường để cùng đưa ra giải pháp…
Xem thêm