Đô thị | Tin tức đô thị mới nhất tại các thành phố trên cả nước Chuyên mục đô thị Tổng hợp tin tức đô thị mới nhất tin tức giao thông bất động sản kiến trúc quy hoạch tại các đô thị trên cả nước tại TTTĐ https://tuoitrethudo.com.vn/xa-hoi/do-thi Tue, 19 Mar 2024 11:29:03 +0700 https://tuoitrethudo.com.vn/xu-ly-nghiem-tinh-trang-hang-rong-chat-chem-khach-du-lich-245780.html Xử lý nghiêm tình trạng hàng rong chặt chém khách du lịch span class mb author source TTTĐ span span style text align justify Những năm qua thành phố Hà Nội luôn nỗ lực hết sức nhằm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế tới tham quan và sử dụng các dịch vụ lưu trú song đâu đó vẫn còn tình trạng kinh doanh chộp giật chặt chém khách du lịch làm xấu hình ảnh du lịch Thủ đô trong mắt du khách Để hạn chế vấn nạn này cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc quản lý điểm đến span Không xảy ra tình trạng chặt chém khách du lịch dịp Tết TP HCM: Thành lập tổ phản ứng nhanh xử lý các hành vi “chặt chém” khách du lịch Hà Nội: Xử lý nghiêm tài xế taxi "chặt chém” khách du lịch

Những người làm xấu hình ảnh du lịch Hà Nội

UBND phường Bưởi (quận Tây Hồ, Hà Nội) vừa xử lý, nhắc nhở người bán hàng rong có ý định bán túi táo nhỏ cho khách du lịch nước ngoài với giá 200.000 đồng.

Trước đó, vào ngày 15/3, mạng xã hội lan truyền clip về việc du khách nước ngoài mua táo của một xe hàng rong trên phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội) sắp bị "chặt chém" 200.000 đồng cho một túi táo nhỏ.

Cụ thể, nội dung đoạn clip ghi lại cảnh hai du khách được một người phụ nữ bán hoa quả mời ăn thử táo. Sau đó, vị du khách hỏi người bán: "How much?" (Giá bao nhiêu?).

Vì không hiểu tiếng Anh, nên người bán hoa quả chỉ gật đầu, gói túi táo nhỏ đưa cho du khách, đồng thời, cầm tờ 200.000 đồng từ tay nữ du khách người nước ngoài. Vì thấy số lượng táo ít, nên hai du khách trên không đồng ý với số tiền 200.000 đồng và yêu cầu người bán hàng rong trả lại tiền thừa nhưng người này không đồng ý trả lại.

Người phụ nữ định lấy 200 nghìn đồng của du khách nước ngoài cho một túi táo nhỏ. Ảnh cắt từ clip

Sau đó, người bán hàng rong định rời đi thì nữ du khách trả lại túi táo và liên tục nói: No, no (không được, không được- PV). Người bán hàng rong lập tức đưa thêm xoài, ổi cho vị khách nhưng nữ du khách lắc đầu từ chối và nói muốn nhận lại số tiền ban đầu.

Tuy nhiên, người bán hàng rong vẫn quyết giữ 200.000 đồng, khiến hai bên giằng co nhau. Chứng kiến câu chuyện, một nam bảo vệ gần đó đã khuyên người bán hàng trả lại tiền cho vị du khách.

Sau khi clip lan truyền trên mạng đã gây xôn xao dư luận, nhiều người đã lên án hành động của người phụ nữ bán hoa quả, gây ra hình ảnh không đẹp cho du lịch Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Minh Hoài, Quyền Chủ tịch UBND phường Bưởi, ngay sau khi vụ việc người bán hàng rong có ý định bán túi táo với mức giá 200.000 đồng cho hai người khách nước ngoài gây nên hình ảnh không đẹp cho du lịch Hà Nội, ngày 18/3, UBND phường đã mời người bán hàng rong này đến làm việc để làm rõ hành vi, cũng như nhắc nhở, tuyên truyền về văn hóa ứng xử.

Tại buổi làm việc, người phụ nữ bán hàng tên là B.T.L (hiện tạm trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình) đã thừa nhận hành vi ứng xử của mình là không đúng, đồng thời, bày tỏ sự hối hận và xin lỗi vì đã vô tình tạo hình ảnh không đẹp về Hà Nội đối với du khách nước ngoài. Chị L cho biết, ngay tại thời điểm bán hàng, sau khi nhận thấy việc bán cho khách với mức giá 200.000 đồng là không đúng, chị đã trả lại tiền cho hai vị khách. Chị L cam kết sẽ không tái phạm.

Sau khi xác định rõ các lỗi vi phạm, UBND phường Bưởi đã xử phạt hành chính đối với chị B.T.L về lỗi bán hàng rong và không niêm yết giá. "Qua vụ việc này, chúng tôi cũng nhắc nhở, tuyên truyền người lao động cần tuân thủ đúng quy định trong kinh doanh, bán hàng, không được bán hàng rong tại nơi không đúng quy định. Mỗi người bán hàng cần có thái độ, ứng xử văn minh, thanh lịch để góp phần làm đẹp hình ảnh Thủ đô Hà Nội", ông Nguyễn Minh Hoài cho biết.

Công khai, niêm yết giá dịch vụ

Nhằm hạn chế nạn “chặt chém” khách du lịch, nhiều cửa hàng trên phố cổ Hà Nội đã đồng loạt công khai, niêm yết giá dịch vụ khi ngành du lịch Thủ đô đang trên đà tăng trưởng trở lại đầu năm 2024.

Chị Vũ Hoài Phương (kinh doanh cửa hàng ăn uống trên phố Hàng Chiếu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, từ đầu năm 2024 đến nay, lượng khách du lịch quốc tế, nội địa đã liên tục đổ về Thủ đô Hà Nội. Nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, xóa nạn chặt chém, hét giá, cửa hàng cũng đã chủ động công khai, niêm yết giá thành trên các biển hiệu để khách du lịch an tâm hơn.

Theo chị Phương, việc nhiều cửa hàng kinh doanh tại phố cổ Hà Nội gần đây đồng loạt công khai chi phí, giá dịch vụ để khách du lịch thoải mái lựa chọn là một hành động rất văn minh, giữ hình ảnh Thủ đô đẹp trong mắt du khách. Những năm về trước, do không công khai giá cả nên có không ít cửa hàng, gánh hàng rong trên phố đã lợi dụng điều này để nâng giá, chặt chém khách du lịch gây bức xúc trong dư luận.

UBND phường Bưởi làm việc với người bán hàng rong để làm rõ hành vi bán hàng không đúng quy định (ảnh chụp chiều 18/3)

Là khách du lịch thường xuyên ghé thăm Hà Nội vào các dịp lễ, tết, anh Đào Thế Anh (Đà Nẵng) chia sẻ: Việc công khai mức giá dịch vụ tại các hàng quán là điều nên làm ở phố cổ Hà Nội.

Anh Quang phân tích, khu vực phố cổ Hà Nội là nơi tập trung rất đông khách du lịch trong nước và quốc tế, hoạt động kinh doanh sầm uất quanh năm. Từ cách công khai giá dịch vụ đã ngăn chặn tư duy làm du lịch theo kiểu “chộp giật”, chèo kéo, khiến du khách ức chế, nhất là những đoàn khách nước ngoài đi lẻ từ 3-5 người...

Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2024, thành phố Hà Nội đặt mục tiêu đón 26,5 triệu lượt khách (tăng 10,4% so với năm 2023). Trong đó, gồm 5 triệu lượt khách quốc tế (3,2 triệu khách có lưu trú) và 21,5 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 99.770 tỉ đồng.

Để hạn chế việc kinh doanh chộp giật, làm xấu hình ảnh du lịch Thủ đô trong mắt du khách, ông Phùng Quang Thắng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam nhận định, cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc quản lý điểm đến. Bởi, vai trò của chính quyền địa phương rất quan trọng, việc xử phạt liên quan đến giá cả cần sự vào cuộc của liên ngành như công khai giá niêm yết, xử lý phát sinh khi có kiến nghị của du khách, qua đó, tạo dựng văn hoá du lịch chuyên nghiệp, khiến du khách muốn quay trở lại những lần tiếp theo.

Cũng theo ông Phùng Quang Thắng, chính quyền địa phương, các cơ quan quản lý cần có các quy chế, quy định cụ thể về giá niêm yết, kiểm soát chất lượng dịch vụ, có các chế tài và quy trình xử lý vụ việc vi phạm.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng phải tổ chức thanh tra, kiểm tra, lập các đường dây nóng, có tổ phản ứng nhanh, túc trực trong mùa du lịch cao điểm để tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/xu-ly-nghiem-tinh-trang-hang-rong-chat-chem-khach-du-lich-245780.html Thanh Hà Tue, 19 Mar 2024 09:55:26 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/thu-giu-nhieu-xe-ba-gac-xe-tu-che-245778.html Thu giữ nhiều xe ba gác xe tự chế span class mb author source TTTĐ span Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội thống kê từ 15 3 đến nay đã xử lý 45 trường hợp xe ba gác tự chế tạm giữ 45 phương tiện Cần có chế tài mạnh để xử lý dứt điểm xe tự chế "tung hoành"
Lực lượng CSGT Hà Nội đưa phương tiện tự chế về bãi xử lý theo quy định
Lực lượng chức năng đưa phương tiện tự chế về bãi xử lý theo quy định

Các đơn vị thuộc Phòng Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý 154 trường hợp vi phạm chở hàng hóa cồng kềnh, kéo theo xe khác, vật khác, tạm giữ 154 bộ giấy tờ.

Các tổ công tác Cảnh sát giao thông đã phát 250 tờ rơi, tổ chức ký cam kết với 150 người là đại diện cơ sở kinh doanh, cá nhân kinh doanh buôn bán tại chợ Láng Hạ và chợ đầu mối hoa quả thuộc địa bàn quận Đống Đa về không sử dụng xe tự sản xuất lắp ráp vận chuyển hàng hoá.

Triển khai kế hoạch của Công an thành phố, Phòng Cảnh sát giao thông đã chỉ đạo các đơn vị địa bàn thực hiện có hiệu quả kế hoạch, tập trung làm tốt công tác điều tra cơ bản, tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân liên quan ký cam kết không sản xuất, sử dụng các phương tiện tự lắp ráp nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố.

Thời gian tới, Phòng Cảnh sát giao thông sẽ tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng xe ba gác, xe chở hàng cồng kềnh vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn, góp phần xây dựng văn hóa giao thông của người Thủ đô.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/thu-giu-nhieu-xe-ba-gac-xe-tu-che-245778.html Lam Dương Tue, 19 Mar 2024 09:49:02 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/dam-bao-nhu-cau-van-tai-hanh-khach-duong-sat-dip-304-va-15-245772.html Đảm bảo nhu cầu vận tải hành khách đường sắt dịp 30 4 và 1 5 span class mb author source TTTĐ span span style text align justify Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân và du khách dịp nghỉ lễ 30 4 và 1 5 Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội có kế hoạch vận tải hành khách với nhiều ưu đãi hấp dẫn span Hoàn thiện chiến lược phát triển đồng bộ hệ thống đường sắt đô thị Kêu gọi đầu tư tuyến đường sắt kết nối các tỉnh Tây Nguyên Vận hành đoạn trên cao tuyến Nhổn - ga Hà Nội vào quý II/2024 Tuyển gần 500 nhân sự vận hành đường sắt Nhổn - ga Hà Nội

Mở bán vé tàu các tuyến phía Bắc

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội vừa thông báo mở bán vé tàu chạy các tuyến phía Bắc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5.

Theo đó, trên tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh có 4 đôi tàu khách Thống Nhất gồm SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8 và 1 đôi tàu Hà Nội - Đà Nẵng SE19/SE20.

Tuyến Hà Nội - Vinh mở bán vé đôi tàu NA1/NA2; tuyến Hà Nội - Hải Phòng mở bán vé 4 đôi tàu HP1/HP2, LP2/LP3, LP5/LP6, LP7/LP8.

Đặc biệt, ngành Đường sắt tổ chức chạy tàu khu đoạn thường xuyên giữa Huế - Đà Nẵng với 2 đôi tàu HĐ1/HĐ2, HĐ3/HĐ4. Các đoàn tàu có dừng tại ga Lăng Cô khoảng 10 phút. Giá vé chặng suốt 2 đôi tàu này là 150.000 đồng/vé ghế ngồi.

Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội vừa thông báo mở bán vé tàu chạy các tuyến phía Bắc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Tuyến Hà Nội - Lào Cai, ngoài đôi tàu SP3/SP4 đang chạy hằng ngày, Công ty cổ phần Đường sắt Hà Nội tổ chức chạy thường xuyên đôi tàu SP1/SP10. Tàu SP1 xuất phát ga Hà Nội lúc 21h55, đến ga Lào Cai lúc 5h15; tàu SP10 xuất phát ga Lào Cai lúc 8h30, đến ga Hà Nội lúc 16h05.

Giá vé đôi tàu này chỉ từ 120.000 đồng -220.000 đồng/vé, riêng vé giường nằm VIP khoang 2 giường tàu SP10 chỉ 370.000 đồng/vé.

Ngoài ra, để phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách trong những ngày cao điểm trên tuyến Hà Nội - Vinh, ngành Đường sắt lập thêm đôi tàu SE35/SE36 giữa Hà Nội - Vinh từ ngày 25/4 đến ngày 1/5 và tàu NA3 xuất phát ga Hà Nội ngày 26, 27/4; tàu NA4 xuất phát tại ga Vinh ngày 30/4 và ngày 1/5.

Đường sắt giảm giá vé tàu đến 30%

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng cho hay, từ nay đến ngày 24/4 và từ ngày 2/5 - 16/5, đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá dịp thấp điểm năm 2024.

Theo đó, hành khách mua vé cá nhân các đoàn tàu Thống Nhất SE1/SE2, SE5/SE6 giữa Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và ngược lại trước ngày đi tàu từ 5 - 9 ngày được giảm 5% giá vé, trước từ 10 - 19 ngày giảm 10%, trước từ 20 - 39 ngày giảm 20%, trước từ 40 ngày trở lên giảm 40%. Điều kiện áp dụng là vé phải có cự ly di chuyển từ 900km trở lên.

Từ nay đến ngày 24/4 và từ ngày 2/5 - 16/5, đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá dịp thấp điểm năm 2024

Đường sắt áp dụng nhiều chính sách giảm giá đến tháng 5/2024, giảm giá vé cá nhân tàu Thống Nhất khi mua xa ngày đi tàu đến 30%.

Tuy nhiên, khi khách đổi, trả vé đã giảm giá 20%, 30%, mức phí khấu trừ sẽ tương đương mức giảm và phải đổi, trả trước giờ tàu chạy ít nhất 72 giờ. Hành khách chỉ được đổi vé một lần và vé đổi phải có cùng ga đi, ga đến với vé trả, không thay đổi thông tin hành khách đi tàu.

Với tàu khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng, đường sắt tiếp tục áp dụng chính sách ưu đãi đối với vé tháng và vé nhóm. Cụ thể, hành khách có thể mua vé tháng giá 550.000 đồng/vé/tháng, đi bằng tàu hỏa giữa các ga Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương hoặc giữa các ga Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái, Thượng Lý, Hải Phòng.

Với vé 800.000 đồng/vé/tháng, hành khách có thể đi bằng tàu hỏa giữa các ga Hà Nội, Long Biên, Gia Lâm, Cẩm Giàng, Hải Dương, Phú Thái, Thượng Lý, Hải Phòng.

Hành khách đi theo nhóm, với mã giảm giá "3TANG1" (mua 3 vé, được tặng thêm 1 vé) và "6TANG2" (mua 6 vé, được tăng thêm 2 vé), khách có thể tiết kiệm 85.000 - 125.000 đồng một chiều cho chuyến đi 4 người hoặc tiết kiệm 170.000 - 250.000 đồng một chiều cho chuyến đi 8 người.

Ngoài ra, đường sắt vẫn đang áp dụng chính sách giảm giá cho các đối tượng chính sách như: Thương binh, người khuyết tật được giảm 30% giá vé; người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) được giảm 15%; học sinh, sinh viên được giảm 10%...

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/dam-bao-nhu-cau-van-tai-hanh-khach-duong-sat-dip-304-va-15-245772.html Thanh Hà Tue, 19 Mar 2024 08:38:22 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/xu-ly-nghiem-cac-vi-pham-trat-tu-do-thi-an-toan-giao-thong-245680.html Xử lý nghiêm các vi phạm trật tự đô thị an toàn giao thông span class mb author source TTTĐ span span style text align justify Thời gian qua lực lượng chức năng tại các quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều đợt ra quân kiểm tra xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị an toàn giao thông vệ sinh môi trường span Xử lý nghiêm vi phạm trật tự đô thị ở phường Bồ Đề Loạt công trình không phép tại phường Thảo Điền: Trách nhiệm về ai? Tái diễn tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường tại Hà Nội Tăng cường xử lý vi phạm trật tự đô thị sau Tết Giáp Thìn

Lập lại trật tự giao thông, đô thị

Những năm qua, vi phạm dọc tuyến Quốc lộ 2 và đường nối từ Quốc lộ 2 với cao tốc Hà Nội - Lào Cai (nhánh vào, nhánh ra thuộc địa bàn xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra rất phức tạp. Tình trạng hàng quán, lều lán dựng lên trái phép gây mất an toàn giao thông, mỹ quan đô thị.

Với quyết tâm lập lại trật tự giao thông, đô thị ven tuyến Quốc lộ 2, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo UBND xã Thanh Xuân xây dựng kế hoạch; từ ngày 15/3, tổ chức ra quân, triển khai giải toả 42 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông. Cho đến cuối ngày 15/3, hơn 30 trường hợp đã bị xử lý.

Bên cạnh các trường hợp dựng lều lán, hàng quán trái phép ở hành lang an toàn giao thông ven tuyến Quốc lộ 2, theo thống kê, còn có 36 trường hợp vi phạm về trật tự xây dựng và 9 trường hợp được xác định có vi phạm về đất đai.

Lực lượng chức năng huyện Sóc Sơn tiến hành giải toả vi phạm hành lang an toàn giao thông ven tuyến Quốc lộ 2

Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân Chu Xuân Tân cho biết, sau khi giải toả xong 42 trường hợp vi phạm hành lang an toàn giao thông thông, đến ngày 18/3, UBND xã Thanh Xuân sẽ phối hợp với các phòng ban, đơn vị của huyện Sóc Sơn tiến hành cưỡng chế đối với 16 trường hợp vi phạm trật tự xây dựng đô thị.

Đối với các trường hợp khác, UBND xã Thanh Xuân sẽ tiếp tục phối hợp hoàn thiện hồ sơ, làm cơ sở tổ chức cưỡng chế; phấn đấu hoàn thành toàn bộ công tác xử lý vi phạm ven tuyến Quốc lộ 2 trước ngày 25/3/2024.

Để bảo đảm đúng quy định pháp luật về xử lý vi phạm, trước khi tiến hành xử lý, cưỡng chế các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông ven tuyến Quốc lộ 2, trong hai ngày 27 - 28/2/2024, chính quyền xã Thanh Xuân đã tiến hành họp với các hộ dân để thông báo về vi phạm.

Từ ngày 29/2 đến 14/3, thông qua các phương tiện truyền thông, đài truyền thanh, UBND xã Thanh Xuân đã tuyên truyền, vận động các hộ dân tự giác tháo dỡ các hạng mục công trình được xác định có vi phạm. Cho đến trước ngày 15/3, nhiều trường hợp đã tự giác chấp hành.

Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân Chu Văn Phương cho biết, việc lập lại trật tự an toàn giao thông, đô thị ven tuyến Quốc lộ 2 được UBND huyện Sóc Sơn đặc biệt quan tâm. Lãnh đạo UBND huyện thường xuyên kiểm tra thực tế và chỉ đạo xử lý quyết liệt. Cho đến nay, tiến độ xử lý các vi phạm theo thống kê ven tuyến Quốc lộ 2 vẫn bảo đảm tiến độ.

Được biết, sau khi giải toả, chính quyền địa phương sẽ phối hợp cùng các sở ngành của thành phố Hà Nội nghiên cứu xây dựng các điểm đón trả khách cho xe buýt. Bố trí khu vực tổ chức các gian hàng tiêu chuẩn để giới thiệu sản phẩm của địa phương.

Bên cạnh đó, trên toàn tuyến Quốc lộ 2 đoạn từ đường Võ Văn Kiệt đến cầu Xuân Phương, huyện Sóc Sơn dự kiến sẽ triển khai lắp đặt hệ thống camera giám sát để kịp thời xử lý người và phương tiện vi phạm. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở ngành lắp đặt hệ thống chiếu sáng trên đoạn đường này nhằm bảo đảm an toàn giao thông cho người dân.

Tạo chuyển biến rõ nét về trật tự đô thị

Cùng với các huyện ngoại thành, tại khu vực nội thành, các quận cũng tăng cường lực lượng chức năng triển khai nhiều đợt ra quân kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường.

Đơn cử như tại phường Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội), bà Nguyễn Hồng Diệp, quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) phường Yên Phụ cho biết, để tập trung thực hiện có hiệu quả và tạo chuyển biến rõ nét về trật tự đô thị trên địa bàn, UBND phường đã xây dựng và triển khai kế hoạch ra quân (từ ngày 14 - 20/3), xử lý vi phạm, tập trung tuyên truyền vận động các tổ chức cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông, đô thị, trật tự công cộng, vệ sinh môi trường.

Lực lượng chức năng phường xử lý triệt để vi phạm, tuyên truyền tuyên truyền nhằm tạo chuyển biến tích cực về trật tự văn minh đô thị

Theo đó, Ban Chỉ đạo 197 phường Yên Phụ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn, trong đó tập trung kiểm tra các khu vực phức tạp về trật tự đô thị, gây bức xúc dư luận. Đặc biệt xử lý vi phạm trên những tuyến phố không được dừng đỗ xe ô tô, không được trông giữ phương tiện giao thông, những địa bàn giáp ranh phức tạp về trật tự đô thị, trật tự giao thông, chợ cóc, chợ tạm tại toàn bộ khu vực tuyến phố Yên Hoa và Vũ Miên.

Cùng với việc xử lý sai phạm một cách kiên quyết, Ban Chỉ đạo 197 phường phối hợp với các bộ phận đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các quy định về trật tự an toàn giao thông, đô thị, vệ sinh môi trường để các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trên địa bàn phường biết và thực hiện nghiêm túc.

Ban Chỉ đạo 197 phường cũng đẩy mạnh tuyên truyền nhân dân giữ vệ sinh môi trường tại các Tổ dân phố, xóa bỏ các điểm chân rác, đặc biệt tại tuyến phố An Dương và trên địa bàn phường, đảm bảo môi trường xanh - sạch - đẹp.

Ngoài ra, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường huy động các tổ chức đoàn thể, hệ thống chính trị khu dân cư tăng cường tuần tra, giám sát, chụp ảnh các hành vi vi phạm gửi Ban Chỉ đạo 197, UBND phường thông qua các nền tảng xã hội như: Zalo, Facebook… để lực lượng chức năng có căn cứ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Thông qua những việc làm cụ thể, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, cơ quan, công chức, nhân viên, người lao động, nhân dân trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy, nổ, góp phần xây dựng phường Yên Phụ văn minh, trật tự, sớm trở thành phường đạt chuẩn văn minh đô thị.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/xu-ly-nghiem-cac-vi-pham-trat-tu-do-thi-an-toan-giao-thong-245680.html Thanh Hà Mon, 18 Mar 2024 09:32:21 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/du-an-deo-an-khe-van-ngon-ngang-sau-nhieu-nam-thi-cong-245695.html Dự án đèo An Khê vẫn ngổn ngang sau nhiều năm thi công TTTĐ Gói thầu mở rộng đèo An Khê nối tỉnh Bình Định với tỉnh Gia Lai trị giá 600 tỷ đồng đến nay vẫn đang ngổn ngang sau nhiều năm thi công Bình Định: Thêm một dự án được tháo gỡ vướng mắc Đẩy mạnh hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp lĩnh vực VHTTDL Bình Định: Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch Khu đô thị Long Vân Sắp diễn ra loạt sự kiện hấp dẫn du khách tại Bình Định
Đèo An Khê nối tỉnh Bình Định với tỉnh Gia Lai (Ảnh: V.Q)

Ngày 18/3, theo tìm hiểu của phóng viên, gói thầu mở rộng đèo An Khê dài khoảng 17km thuộc Dự án tăng cường kết nối giao thông Tây Nguyên (quốc lộ 19) qua địa bàn tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai đến nay vẫn chưa hoàn thành.

Theo hồ sơ, gói thầu Mở rộng đèo An Khê có tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án 2 (Bộ Giao thông Vận tải) làm chủ đầu tư. Gói thầu được thi công từ tháng 6/2021 và dự kiến hoàn thành vào tháng 5/2023.

Do nhiều nguyên nhân nên dự án sau đó đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh tiến độ hoàn thành đến tháng 12/2024.

Đến nay, mặc dù đã đến tháng 3/2024 nhưng nhiều đơn vị thi công thuộc gói thầu mở rộng đèo An Khê vẫn chưa thi công hoàn thiện các hạng mục xây lắp.

Đèo An Khê là tuyến đèo nguy hiểm, gây nguy cơ gây mất an toàn giao thông cho các phương tiện tham gia lưu thông từ Bình Định lên Gia Lai nên việc đầu tư mở rộng được cho là cấp thiết.

Theo kế hoạch, mặt đường đèo sẽ được mở rộng thành từ 7- 9m, đồng thời đầu tư các kè chống sạt lở, hệ thống cống thoát nước, đường mới tại các đoạn nguy hiểm lên, xuống đèo phía Bình Định và Gia Lai để đảm bảo an toàn giao thông.

Ghi nhận của phóng viên tại hiện trường công trình vào ngày 16 và 17/3/2024, các hạng mục thi công thuộc gói thầu mở rộng đèo An Khê vẫn đang ngổn ngang, bụi bay mịt mù khiến nhiều người tham gia giao thông rất bức xúc.

Ngổn ngang dự án mở rộng đèo An Khê kết nối Tây Nguyên
Thi công đèo An Khê gây bụi bặm mịt mù tại tỉnh Bình Định (Ảnh: V.Q)

Đáng lo ngại, việc thi công gây nguy cơ tiềm ẩn mất an toàn giao thông, ô nhiễm môi trường.

Cùng theo ghi nhận của phóng viên, nhiều đoạn đường đèo thuộc địa phận tỉnh Bình Định đã được đơn vị thi công đổ cấp phối nhưng không tưới nước khiến bụi bặm phát sinh bay mịt mù, gây khó khăn cho người tham gia giao thôọa; thậm chí nhiều phương tiện phải dừng lại giữa đường.

Tại các khu vực thay thế đường mới, các đơn vị thi công cho máy móc, xe tải vận chuyển đất, đá có dấu hiệu quá tải trọng, khiến người đi đường lo ngại mất an toàn giao thông, nên tìm cách né sang khu vực khác.

Khu vực gần đỉnh đèo An Khê thuộc huyện Tây Sơn, đơn vị thi công còn cho đắp đất cao khi thi công đường mới, khiến đất, đá tràn xuống mặt đường cũ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Nguy cơ mất an toàn tại dự án mở rộng đèo An Khê
Bụi bay mịt mù qua đèo An Khê (Ảnh: V.Q)

Được biết, gói thầu mở rộng đèo An Khê là 1/8 gói thầu xây lắp thuộc Dự án Tăng cường kết nối giao thông Tây Nguyên do Ban Quản lý dự án 2 làm chủ đầu tư.

Dự án có tổng mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng với hơn 143km quốc lộ 19 qua tỉnh Bình Đình và tỉnh Gia Lai được nâng cấp, mở rộng từ 11 - 14m, đạt tiêu chuẩn cấp III - TCVN. Tuy nhiên, sau hơn 3 năm thi công từ năm 2021, đến nay dự án vẫn đang ngổn ngang, mịt mù ngày hoàn thành.

Dưới đây là những hình ảnh được phóng viên ghi nhận thực tế trên toàn tuyến đèo An Khê qua tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, trong các ngày 16 - 17/3:

Thi công trên đèo An Khê đang tìm ẩn nguy cơ đát lở, mất an toàn giao thông (Ảnh: V.Q)
Đơn vị thi công lắp bảng thông báo nguy hiểm về đá rơi, đá lăn trên đèo An Khê (Ảnh: V.Q)
Một đoạn đèo được thi công mới để thay đoạn đèo có nguy cơ gây mất an toàn giao thông (Ảnh: V.Q)
Đá tảng nằm ngổn ngang hai bên đường lên đèo phía huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (Ảnh: V.Q)
Tình trạng đá lăn trong lúc thi công đường mới trên đèo An Khê khiến người tham gia giao thông lo lắng (Ảnh: V.Q)
Các đơn vị thi công thiếu đảm bảo an toàn trên đèo An Khê (Ảnh: V.Q)

Các phương tiện lưu thông trên đèo An Khê phải e dè với tình trạng đất đá đang thi công (Ảnh: V.Q)
Nhiều đoạn đèo nguy hiểm, khúc "cùi chỏ" sẽ được thay thế bằng đoạn đường mới đảm bảo an toàn giao thông trên đèo An Khê (Ảnh: V.Q)
17km trên đèo An Khê đến nay vẫn chưa được thi công hoàn thành theo tiến độ (Ảnh: V.Q)
Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 19 qua tỉnh Bình Định đang ngổn ngang ngày hoàn thành (Ảnh: V.Q)
]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/du-an-deo-an-khe-van-ngon-ngang-sau-nhieu-nam-thi-cong-245695.html VĨNH QUYÊN Mon, 18 Mar 2024 04:58:34 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-can-giu-vung-tu-duy-quyet-liet-manh-me-de-but-pha-245648.html Quảng Nam cần giữ vững tư duy quyết liệt mạnh mẽ để bứt phá TTTĐ Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang đề nghị tỉnh Quảng Nam khẩn trương nghiên cứu xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh thật chi tiết khoa học phù hợp với nguồn lực điều kiện thực tiễn của địa phương trên phương châm Tuân thủ linh hoạt đồng bộ thấu hiểu Quảng Nam: Chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu dân cư Lạc Thành Quảng Nam: Giãn thời gian triển khai dự án cầu Phong Thử Quảng Nam: Nham nhở đồi thông Bồ Bồ
Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang  Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khai mạc năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024 các đại biểu Trung ương tham dự Hội nghị
Các địa biểu Trung ương tham dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khai mạc năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024

Sáng 16/3, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Khai mạc năm phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Nam.

Nguyên Uỷ viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh, đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, tổ chức quốc tế tham dự buổi lễ.

Dự hội nghị còn có các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các tướng lĩnh quân đội và công an nhân dân; đại diện các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh.

Về phía tỉnh Quảng Nam, có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Văn Dũng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh.

Nguyễn Chí Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư; Đặng Quốc Khánh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Quốc Khánh tham dự hội nghị

Vị trí địa lý thuận lợi kết nối các tỉnh, thành phố

Quảng Nam được biết đến là vùng đất địa linh nhân kiệt, có bề dày lịch sử, kiên trung trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc với nhiều chiến công lẫy lừng và cũng là nơi sản sinh, nuôi dưỡng nhiều chí sĩ yêu nước, các vị văn thần, võ tướng, các nhà hoạt động cách mạng và nhà lãnh đạo tài ba của đất nước.

Là tỉnh có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng; có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, Quảng Nam nằm ở trung độ của cả nước, có đầy đủ hạ tầng hàng không, đường biển, cảng biển, đường sắt, đường bộ và cửa khẩu quốc tế; có diện tích lớn với đường bờ biển dài, dân số đông, có vị trí địa lý thuận lợi để kết nối các tỉnh, thành phố trong nước cũng như các nước trong khu vực.

Đồng thời, Quảng Nam cũng là địa điểm triển khai mô hình Khu kinh tế mở đầu tiên trong cả nước, trở thành một cửa ngõ hội nhập của quốc gia.

Ngoài ra, Quảng Nam được đánh giá là tỉnh thực hiện tốt việc bảo tồn đa dạng sinh học, không những trong nước mà các tổ chức quốc tế công nhận và đáng giá cao.

Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Visit Hoi An)
Phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: Visit Hoi An)

Quảng Nam là nơi hội tụ các nền văn hóa lâu đời, nơi kết tinh nhiều giá trị tinh hoa, đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều danh lam, thắng cảnh, di sản văn hóa, đặc biệt có 2 di sản văn hóa thế giới và các di tích lịch sử nổi tiếng.

Bên cạnh đó, con người Quảng Nam giàu lòng yêu nước, nặng nghĩa tình, anh dũng, kiên cường, có tinh thần lao động cần cù, vượt khó, sáng tạo và có khát vọng vươn lên để đổi mới, phát triển.

Đây là tài sản vô giá, là hành trang để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Quảng Nam xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu mạnh.

Kỳ vọng về sự phát triển bứt phá của Quảng Nam

Phát biểu khai mạc Hội nghị công bố quy hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh nhấn mạnh, Quảng Nam tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và khai mạc Năm Phục hồi đa dạng sinh học quốc gia 2024 là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, thể hiện mục tiêu, tầm nhìn chiến lược để tỉnh Quảng Nam khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu khai mạc hội nghị
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh phát biểu khai mạc hội nghị

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, công tác lập quy hoạch tỉnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để định hướng mở đường cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững của Quảng Nam trong hiện tại và tương lai.

Do đó, việc tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có ý nghĩa rất quan trọng để các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương; các nhà đầu tư, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân biết được các nội dung cơ bản, cốt lõi của quy hoạch.

Qua đó, tỉnh có sự thống nhất cao về nhận thức và hành động để triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch này, tạo ra nguồn lực mới, cơ hội mới để tỉnh Quảng Nam cất cánh, trở thành một trong những trung tâm kinh tế, động lực phát triển của khu vực miền Trung và cả nước.

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang
Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tựu nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Quảng Nam đã đạt được trong suốt chặng đường qua.

Phó Thủ tướng Chính phủ khẳng định, Quảng Nam là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế, dư địa cho sự đầu tư và phát triển trong tương lai về kinh tế, văn hóa, du lịch, nguồn nhân lực để phát triển thành tỉnh khá của cả nước, là cực tăng trưởng quan trọng của khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

UBND tỉnh Quảng Nam trao chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp tại hội nghị công bố quy hoạch
UBND tỉnh Quảng Nam trao chứng nhận đầu tư cho các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Nam tại hội nghị công bố quy hoạch

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ, quy hoạch tỉnh Quảng Nam thể hiện tư duy đổi mới, quan điểm, mục tiêu và tầm nhìn mới phù hợp với định hướng phát triển đất nước, mục tiêu phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ với tư duy kinh tế xanh, hài hòa với tự nhiên; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nhằm phát triển toàn diện, bền vững.

Phó Thủ tướng Chính phủ mong muốn tỉnh Quảng Nam luôn giữ vững tư duy quyết liệt, mạnh mẽ để bứt phá trong thời gian tới như mong muốn trong quy hoạch tỉnh đã xác lập. Phó Thủ tướng tin tưởng, kỳ vọng về sự phát triển bứt phá của Quảng Nam trong thời gian tới tới.

Quy hoạch tỉnh Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 01 năm 2023
Quy hoạch tỉnh Quảng Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 72/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 1 năm 2023

Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo rất quan trọng của Phó Thủ tướng Chính phủ.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam nhấn mạnh: Ngay sau hội nghị này, đề nghị các cấp, các ngành, địa phương của tỉnh hết sức chủ động trong công việc, phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ ngành Trung ương triển khai ngay các phần việc tiếp theo nhằm tổ chức quản lý, thực hiện quy hoạch tỉnh, khẩn trương xây dựng kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh để trình Thủ tướng phê duyệt; đồng thời nghiên cứu, đề xuất, ban hành cơ chế, chính sách, các giải pháp thực hiện phù hợp với kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Lương Nguyễn Minh Triết
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết

Cùng với đó, tỉnh tập trung nghiên cứu, tham mưu, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, huy động tối đa các nguồn lực, nhất là nguồn lực xã hội và nguồn lực từ trong Nhân dân để phục vụ cho phát triển.

"Mỗi người dân, mỗi cán bộ, công chức, mỗi doanh nhân trên địa bàn tỉnh phải nỗ lực lớn hơn, hành động quyết liệt và hiệu quả hơn, quyết tâm lấy ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết thống nhất, tinh thần chủ động vượt khó, sáng tạo trong tư duy, nuôi dưỡng khát vọng vươn lên của con người xứ Quảng" - ông Triết nhấn mạnh.

Kong Koon Seung
Ông Kong Koon Seung - Chủ tịch Công ty TNHH SGi Vina

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, Chủ tịch Công ty TNHH SGi vina Kong Koon Seung, một doanh nghiệp đầu tư sản xuất trong lĩnh vực đất hiếm công nghệ cao Hàn Quốc, bày tỏ: Chúng tôi rất vinh dự và cảm ơn vì được cấp chứng nhận đầu tư tại tỉnh Quảng Nam ngay tại hội nghị công bố quy hoạch này. Việt Nam là một đất nước có đầy đủ tiềm năng để có thể sản xuất ngành nghề trong lĩnh vực nam châm đất hiếm vĩnh cửu, nên công ty tôi chọn Việt Nam là địa điểm đầu tư. Đặc biệt, chính quyền tỉnh Quảng Nam đã có nhiều sự quan tâm đến ngành nghề của chúng tôi nên chúng tôi đã chọn Quảng Nam là địa điểm đầu tư.

Đối với công ty chúng tôi, ngoài việc sản xuất thì việc bảo vệ môi trường cũng là hoạt động vô cùng quan trọng. Chúng tôi coi đây không chỉ là nỗ lực kinh doanh mà còn là sự hợp tác với cộng đồng địa phương, được xây dựng trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-can-giu-vung-tu-duy-quyet-liet-manh-me-de-but-pha-245648.html N.Dương Sat, 16 Mar 2024 10:16:56 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/hieu-qua-tu-ap-dung-thu-phi-trong-giu-xe-khong-dung-tien-mat-245566.html Hiệu quả từ áp dụng thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt span class mb author source TTTĐ span Việc ứng dụng công nghệ triển khai thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại Phủ Tây Hồ thuộc phường Quảng An quận Tây Hồ Hà Nội trở thành điểm sáng về chuyển đổi số trong công tác quản lý văn hóa tổ chức lễ hội của Thủ đô dịp đầu năm nay Phát hiện nhiều điểm trông giữ xe tự phát, lấn chiếm lòng đường Hà Nội: “Làn sóng” tăng phí trông giữ xe ô tô tại chung cư


]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/hieu-qua-tu-ap-dung-thu-phi-trong-giu-xe-khong-dung-tien-mat-245566.html Nguyễn Thuỷ - Tùng Linh Fri, 15 Mar 2024 10:09:30 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/dak-lak-day-nhanh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-tai-cac-du-an-245611.html Đắk Lắk Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công tại các dự án TTTĐ Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 2 2024 Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà đánh giá cao sự phản ánh kịp thời của các cơ quan báo chí về những bất cập vấn đề dư luận quan tâm HĐND TP Hà Nội phê duyệt 28 dự án vốn đầu tư công Linh hoạt, sáng tạo trong giải ngân vốn đầu tư công Cần giải pháp đột phá đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Quang cảnh buổi họp báo
Quang cảnh buổi họp báo (Ảnh daklak.gov)

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa tổ chức họp báo định kỳ tháng 2/2024 dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan và các cơ quan thông tấn, báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Tại buổi họp báo, UBND tỉnh Đắk Lắk đã thông tin đến các cơ quan báo chí tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên địa bàn.

ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì buổi họp báo
Ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk chủ trì buổi họp báo (Ảnh CTV)

Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà, trong kế hoạch đầu tư công năm 2024, ngân sách tỉnh quản lý để thực hiện dự án là hơn 4.259 tỷ đồng.

Theo đó, tỉnh đã giao chi tiết đến từng dự án là hơn 3.952 tỷ đồng, đạt 92,8% kế hoạch, số vốn còn lại chưa giao chi tiết 307,450 tỷ đồng.

Về kết quả giải ngân vốn đầu tư công tính đến ngày 20/2/2024, tỉnh đã giải ngân 596,060/3.952 tỷ đồng, đạt 15,1% kế hoạch (cao hơn 11,6% so với cùng kỳ năm 2023).

Trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương đã giải ngân được 494,008/2.048 tỷ đồng, đạt 24,1% kế hoạch (vốn trong nước đã giải ngân 437,421/1.140 tỷ đồng, đạt 38,4% kế hoạch; vốn ODA chưa thực hiện giải ngân; nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia đã giải ngân 56,587/887,356 tỷ đồng, đạt 6,4% kế hoạch).

Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương đã giải ngân 102,052/1.904 tỷ đồng, đạt 5,4% kế hoạch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Nguyễn Minh Đông phản hồi thông tin báo chí phản ánh (Ảnh daklak.gov)
Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Nguyễn Minh Đông phản hồi thông tin báo chí phản ánh (Ảnh daklak.gov)

Cũng tại buổi họp báo, đại diện các Sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan đã phản hồi các nội dung được báo chí phản ánh trong thời gian qua.

Cụ thể, việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân huyện Cư M'gar do thất lạc sổ đỏ; việc người dân phản ánh HTX Thanh Bình tham ô hàng chục tỷ đồng thủy lợi phí ở huyện Krong Ana; việc ô nhiễm âm thanh; lùm xùm liên kết đào tạo của các trường tiểu học trên địa bàn…

Trước những vấn đề phản ánh của báo chí mà dư luận quan tâm, với tinh thần xây dựng, thẳng thắn, cởi mở, lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ban ngành, lãnh đạo huyện, thành phố của tỉnh Đắk Lắk đã trả lời, phân tích, làm rõ từng nội dung.

Đối với những vấn đề tồn tại, hạn chế đang xảy ra ở cơ sở, các sở, ngành, UBND tỉnh sẽ tiếp tục theo dõi, chỉ đạo giải quyết.

Phát biểu kết luận, ông Nguyễn Tuấn Hà, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk đánh giá cao sự phản ảnh kịp thời về những bất cập, các vấn đề dư luận quan tâm, tạo thuận lợi cho UBND tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục đồng hành nắm bắt thông tin và tuyên truyền về mọi mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng và các chính sách, pháp luật Nhà nước… trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, các Sở, ngành, đơn vị, địa phương tích cực nắm bắt thông tin và giải quyết các vấn đề mà báo chí phản ánh nhằm đảm bảo quyền lợi cho nhân dân trên địa bàn.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/dak-lak-day-nhanh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-tai-cac-du-an-245611.html Ngọc Linh Fri, 15 Mar 2024 10:01:14 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/hang-muc-ha-tang-can-duoc-uu-tien-dau-tu-245517.html Hạng mục hạ tầng cần được ưu tiên đầu tư span class mb author source TTTĐ span Lắp đặt hệ thống camera là trang bị mắt thần cho lực lượng chức năng cũng như cơ quan quản lý đô thị Qua hệ thống đó vừa có thể thu thập dữ liệu thời gian thực về giao thông môi trường dân cư để phục vụ công tác quy hoạch quản lý vừa giám sát đảm bảo an toàn xã hội tại Thủ đô Tuy nhiên đầu tư hệ thống này như thế nào sử dụng nguồn dữ liệu sao cho hiệu quả vẫn là những vấn đề khiến nhiều người ... Đẩy nhanh tiến độ các dự án, công trình hạ tầng giao thông Trục "xương sống" của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông Vận động hộ dân chia sẻ dữ liệu camera an ninh, phòng tội phạm

Hạ tầng quan trọng xây dựng đô thị thông minh

Hệ thống camera giám sát, thu thập dữ liệu dân cư nhằm bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự…được ví như "mắt thần" và là một phần quan trọng trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật của đô thị thông minh.

Hệ thống camera giám sát giúp lực lượng chức năng tại Trung tâm Điều khiển giao thông thành phố Hà Nội
Hệ thống camera giám sát hỗ trợ đắc lực lực lượng chức năng trong quản lý giao thông, đô thị

Theo số liệu thống kê, Hà Nội hiện có khoảng 10 triệu dân sinh sống, lao động và học tập với gần 8 triệu phương tiện giao thông. Trong khi đó, lực lượng Cảnh sát giao thông chỉ vẻn vẹn chưa đến 2.000 người. Trung bình biên chế của lực lượng công an tại các phường, xã chỉ trên dưới 20 cán bộ. Lực lượng quá mỏng khiến nhiệm vụ bảo đảm công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, xử lý vi phạm hành chính, quản lý trật tự văn minh đô thị… gặp nhiều khó khăn.

Tại phiên chất vấn trước HĐND TP Hà Nội tại phiên họp cuối năm 2023, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, hiện thành phố có 550 nút điểm đèn tín hiệu, 605 camera. Số camera chia làm hai loại, một loại chỉ đo lưu lượng giao thông trên đường, quan sát tổng thể; một loại có thể nhận diện hành động của người điều khiển phương tiện giao thông để xử lý vi phạm. Những hình ảnh camera ghi lại được kết nối về trung tâm chỉ huy của công an TP.

Theo đại diện Sở Giao thông vận tải Hà Nội, chỉ khoảng 25% camera có tính năng ghi hình phạt nguội, còn lại là để giám sát, theo dõi lưu lượng giao thông. Hạ tầng cơ sở nghèo nàn như vậy là một trong những khó khăn rất lớn ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức, điều tiết giao thông cũng như nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đầu tư lắp đặt hệ thống camera giám sát, thu thập dữ liệu là một trong những hạng mục hạ tầng cần được Hà Nội ưu tiên đầu tư vào thời điểm này. Nhưng việc đầu tư cả một hệ thống lớn, toàn diện với kinh phí có thể lên đến hàng nghìn tỷ đồng như vậy phải có sự tính toán cẩn thận, chi tiết để mang lại hiệu quả tối đa đồng thời tiết kiệm chi phí xã hội.

Mặt khác, hệ thống camera giám sát, thu thập dữ liệu dân cư, giao thông… còn là một hợp phần quan trọng, phải được đầu tư trước trong hạ tầng kỹ thuật của đô thị thông minh. Do đó việc chuẩn bị lắp đặt đặt mạng lưới camera cho cả TP lại càng trở nên quan trọng vào thời điểm này.

Khảo sát đánh giá hiện trạng và nhu cầu

Hiện, để đánh giá tổng thể thực trạng triển khai, quản lý, sử dụng hệ thống camera, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 67/KH-UBND về việc “Rà soát, đánh giá hiện trạng và nhu cầu triển khai hệ thống camera giám sát, xây dựng vị trí chung, tổng thể cho hệ thống camera của thành phố”.

Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá toàn diện hiện trạng hệ thống camera giám sát phục vụ công tác quản lý, giám sát, điều hành giao thông
Hà Nội sẽ tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá toàn diện hiện trạng hệ thống camera giám sát phục vụ công tác quản lý, giám sát, điều hành giao thông (Ảnh minh họa)

Theo kế hoạch, thành phố sẽ tổ chức khảo sát, phân tích, đánh giá toàn diện hiện trạng hệ thống camera giám sát phục vụ công tác quản lý, giám sát, điều hành giao thông và quản lý quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, xử lý vi phạm hành chính, quản lý trật tự văn minh đô thị, môi trường… tại các đơn vị thuộc TP và đơn vị liên quan có lắp đặt camera giám sát trên địa bàn thành phố; từ đó đưa ra các phương án khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai, quản lý, giám sát, điều hành, bảo đảm thống nhất đồng bộ, tránh trùng lắp, lãng phí, mất mỹ quan đô thị.

Bên cạnh đó, thành phố tổ chức khảo sát nhu cầu cần triển khai lắp đặt camera tại tất cả các khu vực thuộc địa bàn quản lý (như các mục tiêu, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, công trình mang tính biểu tượng, biểu trưng, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; các tuyến giao thông, các địa điểm công cộng, giải trí; các địa điểm phục vụ dân sinh như: Nhà ga, bến xe, sân bay, chợ, siêu thị, khách sạn, khu công nghiệp, ngân hàng…) bảo đảm tránh trùng lắp, tận dụng tối đa hệ thống đang có.

Thành phố yêu cầu các đơn vị đề xuất nhu cầu về áp dụng, tích hợp công nghệ thông minh, AI vào hệ thống nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác và hiệu quả trong đầu tư. Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng và nhu cầu triển khai hệ thống camera giám sát, thành phố sẽ xây dựng vị trí chung, tổng thể cho hệ thống camera của thành phố.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/hang-muc-ha-tang-can-duoc-uu-tien-dau-tu-245517.html Diệu Linh Thu, 14 Mar 2024 11:02:41 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/tat-ca-can-chung-tay-vi-tuong-lai-con-tre-245527.html Tất cả cần chung tay vì tương lai con trẻ TTTĐ Lãnh đạo quận Hoàng Mai Hà Nội đã quán triệt rõ chủ trương đối với phường Định Công và các phòng ban chức năng trong tháng 3 2024 phải có mặt bằng sạch để phục vụ thi công dự án xây dựng mở rộng các trường THCS Định Công trường Tiểu học Định Công và trường Mầm non Định Công Mở lớp đào tạo nghề truyền thống đậu bạc Định Công Trường Tiểu học Hoàng Mai đạt giải Nhì phim về an toàn giao thông Sức trẻ Hoàng Mai

Từ đầu tháng 3/2024, tối đa đội ngũ cán bộ, nhân viên các phòng, ban chức năng của quận Hoàng Mai đã dồn về, phối hợp với đoàn thể, chính quyền phường Định Công, tập trung công tác tiếp tục tuyên truyền, vận động, đối thoại, liên quan đến 3 dự án xây dựng, mở rộng các trường THCS Định Công, trường Tiểu học Định Công và trường Mầm non Định Công.

Cho tới nay vẫn còn 18 hộ dân với hơn 30 phương án đền bù giải phóng mặt bằng chưa được đồng thuận.

Ngày 14/3, UBND quận Hoàng Mai đã tổ chức đối thoại với các hộ dân liên quan đến đền bù giải phóng mặt bằng 3 dự án xây dựng, mở rộng các trường THCS Định Công, trường Tiểu học Định Công và trường Mầm non Định Công để giải quyết thấu đáo những những đề nghị của người dân.

Được biết, từ khi thành phố chủ trương đồng ý cho Quận Hoàng Mai triển khai các dự án xây dựng, mở rộng các trường THCS Định Công, trường Tiểu học Định Công và trường Mầm non Định Công, đại đa số người dân sống trên địa bàn đều rất phấn khởi, vui mừng vì con em sắp được học ở gần nhà, đúng tuyến.

Phường Định Công: Tất cả cần chung tay vì tương lai con trẻ
Hai trường THCS và Tiểu học trên địa bàn cũng đều được xây dựng năm 1964, diện tích nhỏ, hạ tầng, thiết bị từ nhiều năm nay đã không còn đáp ứng tốt yêu cầu dạy - học

Phường Định Công luôn ở trong nhóm phường dẫn đầu quận Hoàng Mai về số dân, diện tích. Thống kê mới nhất, trên địa bàn phường hiện có 1 trường mầm non với 3 cơ sở, gồm khoảng 1.107 con trẻ đang theo học tại 27 lớp; 1 trường tiểu học với khoảng 2.157 học sinh đang theo học ở 50 lớp; và 1 trường THCS với khoảng 1.219 học sinh theo học tại 27 lớp.

Ngoài ra, phường Định Công có khối trường dân lập, tư thục, gồm 2 trường liên cấp mầm non - tiểu học và 1 trường liên cấp mầm non - Tiểu học - THPT; có 49 lớp mầm non độc lập có phép, với khoảng 2.171 học sinh...

Tưởng chừng, số trường học như vậy là nhiều, nhưng thực sự chưa “thấm” đâu với con trẻ trong độ tuổi đi học trong tổng số khoảng 53.000 nhân khẩu ở địa bàn phường. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy - học nên nhiều con trẻ phải đi sang địa bàn khác, học trái tuyến.

Khi các dự án xây dựng, mở rộng các trường THCS Định Công, trường Tiểu học Định Công và trường Mầm non Định Công hoàn thiện và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng được phần lớn nhu cầu học tập cho con em trên địa bàn, việc học trái tuyến sẽ được giảm bớt, đây là điều đáng vui mừng cho các hộ gia đình đã, đang và sẽ có con em trong độ tuổi đi học.

Phường Định Công: Tất cả cần chung tay vì tương lai con trẻ
Một phần mặt bằng sạch đã sẵn sàng từ 2 năm trước

Dự án này được Thành phố Hà Nội đồng ý chủ trương giao quận Hoàng Mai triển khai từ năm 2019, nhưng do “vướng” thời điểm dịch bệnh Covid-19, nên bị chậm.

Được biết, hiện trong các dự án mở rộng các trường THCS Định Công, trường Tiểu học Định Công và trường Mầm non Định Công có 46 hộ gia đình có đất thuộc chỉ giới GPMB. Cụ thể: 25 hộ gia đình có đất thuộc chỉ giới GPMB dự án trường THCS Định Công; 19 hộ gia đình có đất thuộc chỉ giới GPMB trường Tiểu học Định Công và 2 hộ gia đình trường có đất thuộc chỉ giới GPMB dự án trường Mầm non Định Công.

Đầu năm 2024 này, lãnh đạo quận Hoàng Mai đã đặt quyết tâm phải có mặt bằng sạch để triển khai thi công dự án đáp ứng nhu cầu dạy - học hết sức chính đáng, nhân văn của thầy, cô và đại bộ phận người dân trên địa bàn.

Theo lãnh đạo UBND phường Định Công, phương án cưỡng chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đã được xây dựng, thời gian và lực lượng cũng đã sẵn sàng.

Việc cưỡng chế sẽ phải làm, nhưng chỉ là động thái cuối cùng nếu những hộ gia đình liên quan đến phạm vi dự án không đồng thuận. Quận và phường đã và đang nỗ lực tuyên truyền, giải thích, vận động, đối thoại, để các tổ chức, cá nhân liên quan phạm vi dự án thấy được quyền lợi, trách nhiệm của mình.

Hơn nữa, phường và quận đã báo cáo đề xuất và vận dụng tối đa chính sách có lợi nhất cho người dân, ở những dự án này. Và những đơn khiếu nại, kiến nghị của người dân cũng đều được tập trung giải quyết theo đúng quy định, quy trình. Vị lãnh đạo này cho biết.

Phường Định Công: Tất cả cần chung tay vì tương lai con trẻ
Sự đồng thuận của người lớn sẽ giúp con trẻ có điều kiện học tập tốt

Theo anh Phạm Thành Trung (công dân phường Định Công, quận Hoàng Mai): "Tôi hoàn toàn đồng ý chủ trương việc triển khai dự án này, dự án xây dựng trường học là dự án vì tương lai của con em chúng ta, rất mong mọi người hiểu được tính nhân văn của nó.

Tôi mong rằng, con tôi khi đến tuổi đi học cũng được học tại trường học trên địa bàn chứ không phải đưa con đi học trái tuyến vất vả như nhiều người hiện nay".

Thiết nghĩ, việc đầu tư, mở rộng, xây dựng thêm các trường học trong thời điểm hiện nay, đặc biệt ở những nơi đông dân cư và có dấu hiệu "quá tải" là vô cùng cần thiết. Rất mong, các hộ dân có đất thuộc chỉ giới GPMB sẽ phát huy trách nhiệm cộng đồng vì tương lai của con trẻ trên địa bàn.

Trong trường hợp người dân vẫn không đồng thuận dù đã được tuyên truyền, giải thích, vận động và có những phương án tốt nhất, dự kiến, ngày 18/3, UBND quận Hoàng Mai, Hội đồng GPMB sẽ tiến hành cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/tat-ca-can-chung-tay-vi-tuong-lai-con-tre-245527.html PV Thu, 14 Mar 2024 08:53:46 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-gian-thoi-gian-trien-khai-du-an-cau-phong-thu-245524.html Quảng Nam Giãn thời gian triển khai dự án cầu Phong Thử TTTĐ Do nguồn vốn đầu tư công bị hụt nên việc thi công xây dựng cầu Phong Thử tại thị xã Điện Bàn sẽ được giãn thời gian thực hiện đến sau năm 2025 Quảng Nam: Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao, chăm lo sức khỏe Nhân dân Đề xuất dùng cát sông Cổ Cò cho công trình đầu tư công Quảng Nam: Chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu dân cư Lạc Thành Quảng Nam: Mịt mờ ngày hoàn thành 300m đường giữa trung tâm thị xã
Cầu Phong Thử đang xuống cấp nặng (Ảnh: V.Q)

Ngày 14/3, đại diện Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Nam cho biết, dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Thử tại Km8 + 790 tỉnh lộ 609 (xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) chưa thể triển khai do nguồn vốn đầu tư công bị hụt so với kế hoạch.

Theo đại diện chủ đầu tư, cầu Phong Thử đã được UBND tỉnh phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hạng mục nâng cấp và mở rộng từ cuối năm 2019.

Dự kiến, dự án sẽ được thi công sau năm 2025 sau khi nguồn vốn đầu tư công được phân bổ kịp thời theo quy định.

Dự án cầu Phong Thử có tổng mức đầu tư 125 tỷ đồng với thiết kế cầu dài 74m, rộng 18,9 m và có quy mô xây dựng vĩnh cửu đến 100 năm.

Trong đó, gói thầu xây lắp thuộc dự án có giá trị khoảng 52 tỷ đồng; riêng chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) lên đến hơn 60 tỷ đồng. Dự án có thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2022 đến 2025.

Về công tác bồi thường, GPMB, dự án sẽ được tách phần bồi thường, GPMB, tái định cư thành tiểu dự án riêng và giao cho UBND thị xã Điện Bàn thực hiện từ nguồn vốn dự án.

Sau khi dự án hoàn thành, UBND thị xã Điện Bàn sẽ quản lý phần điện chiếu sáng và đường gom hai bên. Phần giao thông do Sở Giao thông Vận tải quản lý.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, dự án cầu Phong Thử trên tỉnh lộ 609 sau khi được đầu tư sẽ hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, đảm bảo giao thông trong khu vực được thông suốt, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị xã Điện Bàn, huyện Đại Lộc và các vùng lân cận.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-gian-thoi-gian-trien-khai-du-an-cau-phong-thu-245524.html V. Quyên Thu, 14 Mar 2024 08:04:38 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-mit-mo-ngay-hoan-thanh-300m-duong-giua-trung-tam-thi-xa-245445.html Quảng Nam Mịt mờ ngày hoàn thành 300m đường giữa trung tâm thị xã TTTĐ Đường Trần Cao Vân phường Vĩnh Điện thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam đến nay vẫn đang ngổn ngang sau nhiều năm triển khai trong khi đây là khu vực trung tâm thị xã Quảng Nam: Sau nhiều năm thi công, cầu ĐH7 vẫn đang "đứng bánh" Quảng Nam: Xe bồn xả thải lén, Công an Điện Bàn vào cuộc Đề xuất dùng cát sông Cổ Cò cho công trình đầu tư công Quảng Nam: Chấp thuận nhà đầu tư dự án Khu dân cư Lạc Thành
300m đường Trần Cao Vân dang dở kéo dài nhiều năm nay (Ảnh: V.Q)

UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) vừa phê duyệt điều chỉnh Báo cáo kinh tế - kỹ thuật công trình nâng cấp, mở rộng đường Trần Cao Vân (đoạn từ Mẹ Thứ đến Cao Thắng, phường Vĩnh Điện).

Theo đó, UBND thị xã điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án do phát sinh chi phí giải phóng mặt bằng từ 2,5 tỷ đồng thành 3,2 tỷ đồng.

UBND thị xã yêu cầu UBND phường Vĩnh Điện căn cứ các nội dung được phê duyệt, tổ chức lập các hồ sơ, thủ tục tiếp theo theo đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Theo hồ sơ, công trình nâng cấp, mở rộng đường Trần Cao Vân (đoạn từ Mẹ Thứ đến Cao Thắng, phường Vĩnh Điện) có tổng mức đầu tư sau điều chỉnh 7,9 tỷ đồng. Dự án có chi phí xây lắp 4,12 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng 3,2 tỷ đồng.

Mặc dù dự án được triển khai suốt nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn đang ngổn ngang. Đáng lưu ý, đoạn dường dài 300m này đã khiến người dân đi lại khó khăn, nhất là mỗi khi có mưa lớn gây ngập úng cục bộ.

Người dân phường Vĩnh Điện tha thiết các đơn vị liên quan vào cuộc để dự án được thi công hoàn thành đưa vào sử dụng. Theo người dân, dự án sớm hoàn thành chừng nào thì bộ mặt đô thị sẽ khang trang, nề nếp, tránh cảnh nhếch nhác tái diễn.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-mit-mo-ngay-hoan-thanh-300m-duong-giua-trung-tam-thi-xa-245445.html V. Quyên Wed, 13 Mar 2024 01:38:30 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/xay-dung-va-lan-toa-manh-me-thoi-quen-tiet-kiem-dien-245420.html Xây dựng và lan tỏa mạnh mẽ thói quen tiết kiệm điện span class mb author source TTTĐ span Trong bối cảnh tài nguyên năng lượng trên thế giới đang dần cạn kiệt và môi trường đang bị ô nhiễm việc sử dụng điện an toàn tiết kiệm hiệu quả không những giúp gia đình bạn giảm chi phí tiền điện hàng tháng tăng hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp mà còn góp phần bảo vệ môi trường kiến tạo tương lai xanh EVNHANOI đẩy mạnh lắp đặt công tơ điện tử đo từ xa EVNHANOI chuyển ngày ghi chỉ số công tơ vào cuối tháng EVNHANOI bắt đầu ghi số công tơ vào ngày cuối tháng EVNHANOI "giải mã" lý do hóa đơn tiền điện tăng cao

Tiết kiệm điện thành thói quen

Điện có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền văn minh con người. Tuy nhiên, điện không phải là nguồn tài nguyên vô hạn, vì vậy, việc cân bằng giữa nhu cầu, thói quen và sử dụng tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng cần sự chung tay của toàn xã hội, từ hành động cụ thể, tự giác của mỗi thành viên, mỗi hộ gia đình và mỗi doanh nghiệp.

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 lan toả thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”
Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 lan toả thông điệp “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”

Trong thời gian tới, dự báo năm 2024 nắng nóng có thể đến sớm và gay gắt hơn trung bình nhiều năm, để đảm bảo việc cung cấp điện an toàn, liên tục, EVNHANOI khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, nhất là vào các khung giờ cao điểm của hệ thống điện: từ 10h00 ÷ 14h00 và từ 19h00 ÷ 23h00 hàng ngày.

Với các hộ gia đình, nên lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng theo quy định của Bộ Công thương. Thường xuyên vệ sinh bảo dưỡng để các thiết bị hoạt động ổn định, tiết kiệm cũng như nâng cao tuổi thọ. Một điều rất quan trọng với hầu hết các thiết bị điện trong gia đình là hãy rút phích cắm khi không sử dụng, bởi mặc dù không dùng nhưng chúng vẫn góp phần làm cho hóa đơn tiền điện tăng lên. Theo viện nghiên cứu Berkeley, California, Mỹ: Những thiết bị chưa rút phích, dù không sử dụng, cũng sẽ tiêu thụ khoảng 5% - 10% lượng điện năng tiêu thụ trong gia đình.

Đối với doanh nghiệp sản xuất nên bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý, hạn chế vận hành các thiết bị điện có công suất lớn (như máy nghiền, máy nén khí…) vào giờ cao điểm. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ giám sát và quản lý năng lượng để kiểm soát và giảm thiểu lượng điện tiêu thụ.

Chẳng hạn như lắp đặt hệ thống giám sát năng lượng để theo dõi các hoạt động tiêu thụ điện, thiết lập các chương trình giảm thiểu điện trong giờ cao điểm, hoặc thực hiện các cuộc khảo sát về tình trạng sử dụng năng lượng. Đầu tư, cải tiến, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp bằng các thiết bị có hiệu suất cao và tiết kiệm điện. Đào tạo và nâng cao nhận thức tiết kiệm, sử dụng điện hiệu quả của nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp.

Tiết kiệm điện để mỗi giờ đều có thể là “Giờ Trái đất”
Tiết kiệm điện để mỗi giờ đều có thể là “Giờ Trái đất”

Nếu có nhu cầu tìm hiểu chi tiết các cách sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả hoặc tham khảo những bí quyết tiết kiệm điện hữu ích, khách hàng sử dụng điện có thể truy cập Website: evnhanoi.vn, chọn mục “Sử dụng điện an toàn, hiệu quả”, để kiểm soát về lượng điện năng sử dụng trong tháng, chọn mục “Tra cứu chỉ số công tơ” hoặc liên hệ Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVNHANOI qua tổng đài 19001288 (phục vụ 24/7) để được tiếp nhận tư vấn và giải đáp.

Để mỗi giờ đều có thể là “Giờ Trái đất”

Một trong những sự kiện lớn nhất toàn cầu về tiết kiệm năng lượng là chiến dịch Giờ Trái đất. Đây là một sự kiện quốc tế hàng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) phát động, nhằm kêu gọi các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh tắt đèn điện và các thiết bị điện không cần thiết trong một giờ đồng hồ. Hãy cùng EVNHANOI hưởng ứng tiết kiệm điện trong 60 phút của Giờ Trái đất từ 20h30 ÷ 21h30 thứ Bảy, ngày 23/3/2024.

Nguyên tắc tiết kiệm điện đơn giản là “Sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, tắt khi không sử dụng”. Tuy nhiên, cùng với ý thức tiết kiệm năng lượng, mỗi người cũng cần trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để sử dụng điện đúng cách và hiệu quả. Từ hành động cụ thể của mỗi cá nhân, mỗi hộ gia đình đến cộng đồng có thể thấy tiết kiệm năng lượng giờ đây không còn là ý tưởng hay phong trào nhỏ lẻ mà thực sự là một thói quen thiết thực có thể thay đổi cuộc sống con người trên toàn cầu.

Với thông điệp năm 2024 “Tiết kiệm điện - Thành thói quen”, điều mà chúng ta cần hướng đến không đơn giản chỉ là tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường trong một giờ đồng hồ, mà là xây dựng một lối sống có ý thức, có trách nhiệm trong suốt 365 ngày, để mỗi giờ trong năm đều là “Giờ Trái đất”.

Tra cứu số điện hàng ngày trong tầm tay Tra cứu số điện hàng ngày trong tầm tay

TTTĐ - Khách hàng của EVNHANOI có thể tra cứu, quản lý mọi thông tin về điện, chủ động theo dõi chỉ số điện năng ...

Để khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện hạ áp... Để khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện hạ áp...

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tăng cường mở rộng các kênh tiếp cận đối với dịch vụ cấp ...

“Đội đặc nhiệm” chuyên xử lý dòng “Đội đặc nhiệm” chuyên xử lý dòng "điện nóng"

TTTĐ - Nghề sửa điện vốn đã nhọc nhằn và nguy hiểm nhưng đối với công tác sửa chữa "điện nóng" (Hotline) thì yêu cầu ...

Dấu ấn chuyển đổi số mạnh mẽ ở EVNHANOI Dấu ấn chuyển đổi số mạnh mẽ ở EVNHANOI

TTTĐ - Với mong muốn hơn 2,8 triệu khách hàng có thể dễ tiếp cận, dễ tham gia và dễ giám sát các dịch vụ ...

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/xay-dung-va-lan-toa-manh-me-thoi-quen-tiet-kiem-dien-245420.html Huyền Anh Tue, 12 Mar 2024 04:41:26 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/thanh-pho-buon-ma-thuot-huong-toi-do-thi-xanh-245359.html Thành phố Buôn Ma Thuột hướng tới đô thị xanh TTTĐ Sau 49 năm giải phóng Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực phấn đấu xây dựng TP Buôn Ma Thuột trở thành đô thị xanh hiện đại giữa lòng cao nguyên hùng vỹ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, nâng tầm vị thế cà phê Việt Nam Buôn Ma Thuột phát triển xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên Đắk Lắk: Bắt quả tang 3 cô gái đang bán dâm
Tỉnh Đắk Lắk đang phấn đấu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên
Tỉnh Đắk Lắk đang phấn đấu xây dựng Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên (Ảnh: BMT)

Sau 49 năm ngày giải phóng (10/3/1975 - 10/3/2024), thành phố Buôn Ma Thuột đã không ngừng phát triển lớn mạnh về mọi mặt, từng bước trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh Đắk Lắk có vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng.

Theo quy hoạch, tỉnh Đắk Lắk xây dựng và phát triển Buôn Ma Thuột xứng tầm đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên trên cơ sở khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử, vị trí là trung tâm vùng và đầu mối giao thương, hợp tác trong khu vực tam giác Việt Nam - Lào - Cam-pu-chia.

Cùng với đó, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trong đó tập trung phát triển công nghiệp chế biến, năng lượng sạch, phát triển dịch vụ, du lịch theo hướng xanh, sinh thái, thông minh và bản sắc riêng vùng Tây Nguyên, đồng thời sẽ đầu tư lên quy mô cấp vùng một số lĩnh vực như du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ…

TP Buôn Ma Thuột đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt,
TP Buôn Ma Thuột đang không ngừng phát triển lớn mạnh về kinh tế - xã hội (Ảnh: BMT)

Theo UBND thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2024, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai cơ chế chính sách đặc thù của thành phố theo Nghị quyết số 72/2022/QH15, ngày 15/11/2022 của Quốc hội.

Đồng thời, từng bước đưa thành phố phát triển theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, sinh thái, bản sắc, là thành phố đáng sống, đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên theo Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp của Kết luận số 67-KL/TW của Bộ Chính trị, Chính phủ cũng ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 67. Trong đó, thành phố xác định 32 nhiệm vụ, đề án trọng tâm và 17 dự án trọng điểm để phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trong giai đoạn tới.

Với sự chủ động của UBND thành phố Buôn Ma Thuột, đến nay có 8/17 dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 và 2026 - 2030 đã bố trí vốn kế hoạch đầu tư công, trung hạn giai đoạn 2021-2025, như: Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh tuyến đoạn tránh phía Đông; Đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột… với tổng mức đầu tư khoảng 32 nghìn tỷ đồng.

Các dự án còn lại dự kiến đưa vào các quy hoạch cấp tỉnh, cấp vùng và cấp quốc gia để có cơ sở triển khai thực hiện trong giai đoạn tới.

khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử,
Buôn Ma Thuột khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế tự nhiên, các giá trị văn hóa, lịch sử trong phát triển kinh tế - xã hội (Nguồn buonmathuot.gov)

Bên cạnh đó, để tạo động lực mới phát triển tỉnh Đắk Lắk nói chung và thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng, một số dự án trọng điểm có tính chất vùng, liên vùng có tác động lan tỏa sẽ được tập trung triển khai thực hiện như: Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1; Bệnh viện Trung ương; Khu dịch vụ hậu cần trung chuyển (logistics), công nghiệp công nghệ cao gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông lâm sản; phát triển Cảng hàng không Buôn Ma Thuột…

Có thể khẳng định, cùng với những thành quả phát triển kinh tế - xã hội, hệ thống cây xanh đô thị của Buôn Ma Thuột là kết quả của tầm nhìn xa chiến lược của các thế hệ lãnh đạo tỉnh và thành phố trong nhiều thập kỷ là minh chứng cho quá trình phát triển.

Buôn Ma Thuột được đánh giá là một trong những đô thị có tỷ lệ cây xanh cao nhất cả nước, với 25.750 cây, tỷ lệ cây xanh toàn thành phố là 17,21 m²/người, nội thành là 8,27 m²/người và đang tiếp tục tăng lên, đóng góp tích cực vào việc lọc sạch không khí, giảm bụi giao thông, chống biến đổi khí hậu, giảm ngập úng và tạo điểm nhấn đô thị, góp phần phát triển mục tiêu “Buôn Ma Thuột - Đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên”.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/thanh-pho-buon-ma-thuot-huong-toi-do-thi-xanh-245359.html Ngọc Linh Mon, 11 Mar 2024 08:37:39 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/quan-ba-dinh-du-kien-mo-rong-khong-gian-vuon-hoa-van-xuan-245278.html Quận Ba Đình dự kiến mở rộng không gian Vườn hoa Vạn Xuân span class mb author source TTTĐ span Thời gian tới quận Ba Đình sẽ nghiên cứu lát đá phần lòng đường nằm giữa Vườn hoa Vạn Xuân và Tháp nước Hàng Đậu đồng thời xin ý kiến cơ quan chức năng tổ chức lại giao thông khu vực này nhằm mở rộng không gian vườn hoa phục vụ nhu cầu của người dân và du khách Ngày hội văn hóa, thể thao của cán bộ, giáo viên quận Ba Đình Đối thoại với dân việc cải tạo 5 tòa chung cư cũ Thành Công

Theo đó, quận sẽ nghiên cứu phương án lát đá phần lòng đường nằm giữa vườn hoa và Tháp nước Hàng Đậu bằng đá tự nhiên. Việc này nhằm tạo sự kết nối không gian giữa trục chính vườn hoa - Tượng đài Cảm tử - Tháp nước Hàng Đậu để tạo không gian sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật, phục vụ cộng đồng.

Dự kiến mở rộng không gian Vườn hoa Vạn Xuân đến Tháp nước Hàng Đậu
Vườn hoa Vạn Xuân

Quận sẽ tính toán phần đá lát lòng đường kết nối hai khu vực này đảm bảo đủ chịu lực cho xe ô tô đi qua. Tuy nhiên, theo dự kiến, quận sẽ xin ý kiến Sở GTVT thành phố tổ chức phân luồng lại giao thông để xe không đi qua khu vực này nữa.

Quận Ba Đình đã xin ý kiến Sở GTVT Hà Nội để tổ chức giao thông tại đây. Dự kiến, đoạn nối từ Vườn hoa Vạn Xuân sang Tháp nước Hàng Đậu sau khi chỉnh trang, lát đá, kết nối hai công trình với nhau sẽ không cho xe đi qua nữa.

Các phương tiện sẽ không rẽ vào Hàng Cót qua lối này, mà di chuyển lên Hòe Nhai để đi từ Quán Thánh sang Phan Đình Phùng, khi thực hiện xong, sẽ tạo không gian liền mạch từ Vườn hoa Vạn Xuân sang Tháp nước Hàng Đậu, phù hợp cho tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật, phục vụ cộng đồng.

Dự kiến mở rộng không gian Vườn hoa Vạn Xuân đến Tháp nước Hàng Đậu
Phối cảnh Vườn hoa Vạn Xuân sau khi được mở rộng không gian

Trước đó, từ cuối năm 2023, quận Ba Đình tiến hành cải tạo, chỉnh trang Vườn hoa Vạn Xuân. Vườn hoa có diện tích khoảng 4.200m2, nằm giáp phố Phan Đình Phùng và phố Quán Thánh (quận Ba Đình), một mặt gần ngã tư Hàng Cót - Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm). Đây là một trong những vườn hoa có vị trí đẹp, gìn giữ nhiều giá trị lịch sử của Hà Nội.

Ông Tạ Nam Chiến, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, chủ đầu tư đã chỉ đạo đơn vị thi công chỉnh sửa hạng mục ghế đá, bồn hoa có góc nhọn. Một số bồn hoa chưa trồng đủ cây sẽ được bổ sung các loài cây thân mềm che phủ, giúp hài hòa các hình khối đang là điểm nhấn của vườn hoa hiện nay.

Theo ông Chiến, công trình mới chỉ được gấp rút hoàn thành một số hạng mục trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để tạo không gian công cộng cho người dân Thủ đô và du khách vui chơi.

Ngay sau Tết Nguyên đán, quận đã yêu cầu đơn vị thi công xử lý, loại bớt một số phần cấu kiện bê tông trong khuôn viên Vườn hoa Hàng Đậu với mục đích "để lộ ra khoảng xanh nhiều hơn”. “Hiện nay vườn hoa cũng đang trồng thiếu nhiều cây xanh so với chỉ đạo của quận. Chúng tôi đang yêu cầu đơn vị thi công trồng tiếp”, ông Chiến nói.

Quận Ba Đình đã xin ý kiến Sở GTVT Hà Nội để tổ chức giao thông tại đây. Cụ thể là đoạn nối từ Vườn hoa Vạn Xuân sang tháp nước Hàng Đậu sẽ cấm xe. Các phương tiện sẽ không đi từ Quán Thánh sang Hàng Cót như trước, phải vòng lên Hòe Nhai để đi từ Quán Thánh sang Phan Đình Phùng. Như vậy cả 1 không gian từ tháp nước nối liền sang vườn hoa là một không gian công cộng.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/quan-ba-dinh-du-kien-mo-rong-khong-gian-vuon-hoa-van-xuan-245278.html Duy Long Sat, 09 Mar 2024 00:47:27 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-sau-nhieu-nam-thi-cong-cau-dh7-van-dang-dung-banh-245223.html Quảng Nam Sau nhiều năm thi công cầu ĐH7 vẫn đang đứng bánh TTTĐ Sau nhiều năm thi công dự án đường và cầu ĐH7 trị giá 147 tỷ đồng bắc qua sông Vĩnh Điện thuộc phường Điện Ngọc đến nay vẫn đang ngổn ngang Sẽ mất vài chục tỷ đồng nếu di dời trạm BOT tại Điện Bàn Điện Bàn trở thành đô thị loại III trước năm 2030 Quảng Nam: Quyết định phê duyệt đền bù đất đính chính sau 12 năm Tiến độ các dự án giao thông trọng điểm tại Quảng Nam
Cầu ĐH7 do Công ty CP Đạt Phương thi công đang ngổn ngang ngày hoàn thiện (Ảnh: V.Q)

UBND thị xã Điện Bàn vừa có tờ trình gửi UBND tỉnh Quảng Nam về việc đề nghị điều chỉnh dự án đường và cầu ĐH7 qua sông Vĩnh Điện tại phường Điện Ngọc.

Theo đó, UBND thị xã Điện Bàn đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh thời gian thực hiện dự án từ năm 2019- 2023 thành 2019- 2024.

Nguyên nhân của việc điều chỉnh thời gian thực hiện dự án do mặt bằng dự án đã được bàn giao nhưng nhiều người dân có đất ở bị ảnh hưởng tại phường Điện Ngọc vẫn chưa nhận tiền bồi thường và đề nghị được bố trí đất tái định cư.

Cầu qua sông Vĩnh Điện chưa được xây lắp hoàn thiện sau 3 năm (Ảnh: V.Q)

Các trường hợp chưa nhận tiền thuộc các vị trí trọng yếu để dự án triển khai và hoàn thiện công trình cầu, đường dẫn.

UBND thị xã Điện Bàn cho rằng, nguyên nhân khiến dự án chậm tiến độ còn do giá sắt thép tăng đột biến vào năm 2021 đã tác động đến các hoạt động xây dựng.

Bên cạnh các khó khăn nêu trên, chủ đầu tư cho rằng thời điểm triển khai dự án trúng đợt dịch COVID-19 nên công tác triển khai dự án không thuận lợi và ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư.

Mố cầu và đường dẫn qua Trạm bơm Tứ Câu của dự án chưa thi công hoàn thiện (Ảnh: V.Q)

Theo hồ sơ, dự án đầu tư xây dựng công trình đường và cầu ĐH7 qua sông Vĩnh Điện có tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng đồng từ ngân sách tỉnh và thị xã Điện Bàn.

Dự án được UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt dự án vào ngày 2/7/2020. Đến tháng 10/2020, dự án được Sở Giao thông vận tải phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình.

Tháng 3/2021, Công ty CP Đạt Phương trúng gói thầu xây lắp với giá trị trúng thầu khoảng 147 tỷ đồng và thi công trong 720 ngày.

Tuy nhiên, sau nhiều năm thi công đường và cầu qua sông Vĩnh Điện vẫn đang trong tình trạng ngổn ngang.

Cầu ĐH7 được Công ty CP Đạt Phương thi công và thảm nhựa tạm bợ (Ảnh: V.Q

Hiện nay, hệ thống đường dẫn và mố cầu phía Trạm bơm Tứ Câu vẫn chưa được Công ty CP Đạt Phương thi công hoàn thiện.

Phía bên kia cầu là khối Ngân Hà (phường Điện Ngọc), đơn vị thi công đã làm đường dẫn, thảm nhựa tạm để dẫn ra khu vực nối quốc lộ 1A và Trạm thu phí BOT Điện Thắng.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu vực mố cầu và đường dẫn qua Trạm Bơm Tứ Câu hiện đang được đơn vị thi công đổ đất, san ủi nền làm đường dẫn hướng ra tỉnh lộ 607.

Vừa qua, UBND thị xã Điện Bàn cùng đơn vị liên quan cũng đã có đợt kiểm tra tình trạng thi công dự án và đề nghị chủ đầu tư, đơn vị thi công khẩn trương đề xuất các vấn đề vướng mắc để bảo đảm tiến độ thi công.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-sau-nhieu-nam-thi-cong-cau-dh7-van-dang-dung-banh-245223.html VĨNH QUYÊN Fri, 08 Mar 2024 01:16:13 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/doi-thoai-voi-dan-viec-cai-tao-5-toa-chung-cu-cu-thanh-cong-245157.html Đối thoại với dân việc cải tạo 5 tòa chung cư cũ Thành Công span class mb author source TTTĐ span Tối 6 3 UBND quận Ba Đình tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về phương án quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn cải tạo xây dựng lại cụm nhà chung cư Thành Công gồm các tòa G6a G6b G22 G23 G24 Trong số này G6a là tòa nhà chung cư được đánh giá nguy hiểm cấp độ D Cần vào cuộc rốt ráo, tháo gỡ bất cập cải tạo chung cư cũ 100 nhà đầu tư quan tâm dự án cải tạo chung cư cũ Xem xét ủy quyền chọn nhà đầu tư dự án cải tạo chung cư

Tại hội nghị, ông Đỗ Hà Thanh, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình trình bày các lý do theo quy định của pháp luật về cải tạo nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.

Đối thoại với dân việc cải tạo 5 tòa chung cư cũ Thành Công
Phối cảnh minh họa chung cư mới

Theo phương án đề xuất của quận Ba Đình, tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch khoảng hơn 20 nghìn mét vuông. Trong đó, tòa chung cư cũ G6a sẽ phá dỡ toàn bộ; sau đó sẽ xây dựng chung cư tái định cư có 5 tầng đế và 24 tầng cao.

Toàn bộ người dân ở các toà nhà G6a, G6b, G22, G23, G24 sẽ tái định cư tại toà nhà này, khoảng 220 căn hộ. Tòa nhà cũng sẽ có khoảng 70 căn hộ sử dụng mục đích thương mại, dịch vụ.

Đối thoại với dân việc cải tạo 5 tòa chung cư cũ Thành Công
Cộng đồng dân cư ở các tòa chung cư G6a, G6b, G22, G23, G24 tham dự hội nghị

Ông Thanh cho biết, do là chung cư nguy hiểm cấp độ D, người dân tòa chung cư G6a phải di dời ngay để đảm bảo an toàn (đã di dời từ trước đó). Người dân của toà G6b cũng sẽ di dời đến nơi tạm cư, chờ sau khi có chủ đầu tư làm dự án bố trí phù hợp.

Tổng diện tích đất nghiên cứu là hơn 20.200m2, trong đó gồm hơn 3.000m2 đất trong chỉ giới đường đỏ và hơn 17.100m2 đất ngoài chỉ giới đường đỏ.

Về phần đất ngoài chỉ giới, quận dự kiến quy hoạch hơn 4.200m2 diện tích đất thấp tầng cải tạo chỉnh trang theo hiện trạng; hơn 3.800m2 diện tích đất thuộc trường mầm non, 566m2 đất cơ quan và gần 2.700m2 đất xây nhà tái định cư; còn lại gần 5.800m2 đất để xây dựng công trình thương mại dịch vụ, không có chức năng ở.

Vị trí dự kiến xây dựng 3 tòa nhà cao tầng khi cải tạo chung cư cũ phường Thành Công (quận Ba Đình)
Vị trí dự kiến xây dựng 3 tòa nhà cao tầng khi cải tạo chung cư cũ phường Thành Công (quận Ba Đình)

Riêng khu đất đề xuất xây dựng chung cư cao tầng phục vụ tái định cư cho các hộ dân, quận dự kiến thuộc phần đất tòa G6A và G6B hiện nay.

Theo cơ cấu đề xuất, vị trí khu đất dành cho tái định cư có cạnh phía tây tiếp giáp với đường Nguyên Hồng với mặt cắt khoảng 27m và nhìn thẳng ra công viên Indira Gandhi (đang được nghiên cứu cải tạo thành công viên mở).

"Đây là vị trí có đường kết nối giao thông thuận tiện, có cảnh quan đẹp đem lại điều kiện sống tốt nhất cho các hộ dân tái định cư. Phương án hướng đến việc xây dựng nhà tái định cư có chất lượng tương đương nhà ở thương mại", theo thuyết minh của lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình.

Cụ thể, chỉ tiêu khu tái định cư là khoảng 771 người, bao gồm toàn bộ người dân sinh sống tại các nhà chung cư G6A, G6B, G22, G23 và G24. Diện tích xây dựng là 1.880m2.

Tòa nhà này dự kiến cao 24 tầng nổi và 3 tầng hầm. Với diện tích xây dựng gần 43.500m2 sàn cho phần nổi và hơn 14.000m2 sàn cho tầng hầm, quận Ba Đình ước tính số căn hộ dao động 273-294 căn.

Về phương thức, các hộ dân tại chung cư nguy hiểm cấp D tại tòa G6A Thành Công sẽ phải di dời ngay để đảm bảo an toàn. Các hộ dân tại nhà G6B sẽ thực hiện di dời đến nơi tạm cư sau khi có kết quả lựa chọn chủ đầu tư.

Sau khi nhà tái định cư được hoàn thành, các hộ dân tại các nhà G22, G23, G24 mới nhận căn hộ tái định cư và di dời khỏi các căn hộ cũ để bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng các tòa thương mại dịch vụ.

Trong đó, quận dự kiến có hai ô quy hoạch cho các tòa thương mại dịch vụ. Một tòa có 18 tầng nổi, tum thang, 3 tầng hầm. Tòa còn lại có 18-24 tầng nổi, tum thang và 4 tầng hầm.

Bà Đỗ Kim Vinh (cư dân nhà 104 tòa G6A Thành Công) cho biết, gia đình bà cùng nhiều hộ dân đã đi tạm cư được tròn 6 năm, đón 7 cái Tết tại nơi tạm cư. Vì vậy, những hộ dân tại đây mong mỏi phương án cải tạo trên sẽ được triển khai.

Bày tỏ sự đồng tình với chủ trương của thành phố về cải tạo lại chung cư cũ trên địa bàn song bà Vinh băn khoăn về phương án cải tạo, xây dựng nhà tái định cư cho các hộ dân của cả 5 tòa nhà lại chỉ có diện tích gần 2.700m2.

Ông Nghiêm Xuân Tuy (nhà G6a) cũng cho biết, đã đi tạm cư từ cuối năm 2017, rất phấn khởi khi thấy có tiến triển mới của việc cải tạo lại chung cư cũ. Ông Tuy cho rằng, 3 tòa nhà trong phương án quy hoạch đều rất “đắc địa” nhưng lo ngại chất lượng tòa nhà tái định cư không bằng 2 tòa nhà thương mại, dịch vụ.

Ông Tuy cùng nhiều người dân đề xuất, cần tái định cư xen kẽ trong cả 3 tòa nhà, không nên tách rời, để vừa đảm bảo chất lượng các toà nhà tương đương nhau, vừa đảm bảo người dân được tái định cư tại chỗ...

Giải thích thêm một số nội dung người dân băn khoăn, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, hầu hết cư dân ở tòa G6A Thành Công đã di dời. Do đó, quận tính toán sẽ khởi công xây dựng công trình trên phần đất của tòa G6A và G6B trước.

Liên quan đến hệ số đền bù, ông Chiến cho biết sau khi quy hoạch được phê duyệt, quận sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư và tiếp tục mời người dân đến để làm việc với các nhà đầu tư.

“Hiện nay, tổng số có 218 căn hộ thuộc các nhà chung cư cũ nói trên và sẽ có 218 căn hộ tái định cư ở tòa chung cư tái định cư xây trên nền khu vực nhà G6a, G6b. Với hệ số K, sau khi quy hoạch được phê duyệt, sẽ có hội nghị với các nhà đầu tư.

Lúc đó, chính người dân sẽ lựa chọn những chủ đầu tư nào mang lại quyền lợi lớn nhất cho người dân”, ông Chiến nói, đồng thời khẳng định việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án là của người dân và người dân cũng sẽ giám sát thi công công trình sau này để đảm bảo chất lượng.

Theo ông Chiến, nếu các công đoạn lấy ý kiến người dân, phê duyệt phương án được thuận lợi, dự kiến trong năm 2024, người dân có thể lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cải tạo này.

Theo Trưởng phòng Đô thị quận Ba Đình Đỗ Hà Thanh, phương án của chính quyền đưa ra chưa phải là phương án cuối cùng. Từ ý kiến, kiến nghị của người dân, quận sẽ tiếp thu, không loại trừ khả năng sẽ thực hiện như ý kiến của người dân là tái định cư tại chỗ.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/doi-thoai-voi-dan-viec-cai-tao-5-toa-chung-cu-cu-thanh-cong-245157.html Duy Long Thu, 07 Mar 2024 03:40:54 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/dak-nong-phat-trien-ta-dung-tro-thanh-khu-du-lich-cap-quoc-gia-245113.html Đắk Nông Phát triển Tà Đùng trở thành khu du lịch cấp quốc gia TTTĐ Theo quy hoạch đã được phê duyệt tỉnh Đắk Nông tập trung phát triển du lịch về khu vực Tà Đùng được ví như Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Đắk Nông: Ấm áp chương trình "Tết sẻ chia, năm Rồng khởi sắc" Đắk Nông: Liên tục triệt phá các vụ lừa đảo trên không gian mạng Đắk Nông: Thưởng “nóng” các đơn vị bắt nhanh đối tượng cướp tài sản
https://daknong.gov.vn/
TP Gia Nghĩa được quy hoạch là Trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ của tỉnh Đắk Nông (Ảnh: https://daknong.gov.vn)

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31/12/2023, bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh quy mô 6.509,27km2.

Đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá vùng Tây Nguyên

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, đến năm 2030, Đắk Nông trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên; hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ và là cửa ngõ quan trọng kết nối giao thương vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

Trong đó, tỉnh tập trung phát triển Trung tâm công nghiệp bô xít - alumin - nhôm của quốc gia; năng lượng tái tạo; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị thị trường.

Cùng với đó, với lợi thế về khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa đặc trưng và Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, tỉnh tập trung phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái.

Theo UBND tỉnh, quy hoạch tỉnh Đắk Nông đã xác định các ngành, lĩnh vực quan trọng gồm: Công nghiệp; nông, lâm nghiệp; du lịch. Với mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, xã hội, môi trường, đến năm 2050, Đắk Nông là tỉnh phát triển của vùng Tây Nguyên với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.

Trong đó, tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất, chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường. Phấn đấu chỉ số sản xuất công nghiệp tăng bình quân 20%/năm.

Cùng với đó, Đắk Nông đầu tư hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất bô xít - alumin - nhôm, sau nhôm, trở thành trung tâm công nghiệp nhôm của quốc gia; đầu tư các dự án năng lượng tái tạo theo quy hoạch quốc gia, trong đó ưu tiên phát triển các nguồn điện tự sản, tự tiêu…

https://daknong.gov.vn/
(Ảnh: https://daknong.gov.vn)

Trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tỉnh tập trung phát triển nông nghiệp quy mô lớn, giá trị cao, sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, thích ứng với biến đổi khí hậu và an ninh nguồn nước; hình thành các vùng chuyên canh trồng trọt, chăn nuôi tập trung, gắn liền với công nghiệp bảo quản, chế biến ứng dụng công nghệ cao và liên kết chuỗi giá trị thị trường; phát triển nông thôn gắn với nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập cho người nông dân.

Ngoài ra, quy hoạch tỉnh Đắk Nông cũng nêu rõ phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác như: Thương mại và dịch vụ; thông tin, truyền thông, chuyển đổi số; khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; giáo dục và đào tạo; nguồn nhân lực; y tế; văn hóa, thể thao; giảm nghèo, an sinh xã hội; quốc phòng, an ninh.

https://daknong.gov.vn/
(Ảnh: https://daknong.gov.vn)

Phát triển 3 cực động lực tăng trưởng

Theo quy hoạch, tỉnh Đắk Nông tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội theo mô hình “Một trung tâm - Ba cực động lực tăng trưởng - Bốn hành lang kinh tế - Bốn tiểu vùng phát triển".

Trong đó, thành phố Gia Nghĩa là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học - công nghệ của tỉnh; là đô thị hạt nhân của tiểu vùng Nam Tây Nguyên, liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ba cực động lực tăng trưởng, gồm: Cực động lực trung tâm hình thành từ chuỗi đô thị Đắk R’Lấp - Gia Nghĩa - Quảng Khê, với hạt nhân trung tâm là đô thị Gia Nghĩa.

Cực động lực phía Bắc hình thành từ đô thị hạt nhân Ea T'ling (huyện Cư Jút) và đô thị Đắk Mâm (huyện Krông Nô) và cực động lực phía Tây Bắc chạy dọc hành lang kinh tế biên giới với hạt nhân trung tâm là đô thị Đắk Mil và đô thị Đức An (huyện Đắk Song), đô thị Đắk Búk So (huyện Tuy Đức).

https://daknong.gov.vn/
(Ảnh: https://daknong.gov.vn)

Bốn trục hàng lang kinh tế, gồm: Trục hành lang đường Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14 phát triển theo hướng Bắc - Nam, đóng vai trò huyết mạch giao thương của tỉnh với các tỉnh trung tâm vùng Tây Nguyên, các tỉnh Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trục hành lang đường Quốc lộ 28 phát triển về phía Lâm Đồng và các tỉnh Duyên hải Miền Trung, kết nối từ đô thị Gia Nghĩa đến huyện Đắk Glong và nhánh hướng lên phía Bắc, kết nối với huyện Krông Nô.

Trục hành lang đường Quốc lộ 14C phát triển theo biên giới phía Tây, phát triển kinh tế mậu biên, kết hợp bảo vệ an ninh quốc phòng. Trục hành lang kết nối các huyện Tuy Đức, Đắk Song, Đắk Mil, Cư Jút.

Trục hàng lang đường Cao tốc CT02 (hình thành sau khi đầu tư hoàn thành các đoạn tuyến của dự án): Cơ bản theo trục hành lang Hồ Chí Minh - Quốc lộ 14, với chất lượng cao hơn, trọng điểm hơn, thúc đẩy phát triển nhanh hơn.

Bốn tiểu vùng kinh tế - xã hội, gồm: Tiểu vùng trung tâm (cũng đóng vai trò là cực động lực trung tâm) gồm thành phố Gia Nghĩa và huyện Đắk R’Lấp; Tiểu vùng phía Bắc gồm huyện Đắk Mil và huyện Cư Jút; Tiểu vùng phía Đông gồm huyện Krông Nô và huyện Đắk Glong; Tiểu vùng phía Tây gồm huyện Đắk Song, huyện Tuy Đức.

Tỉnh Đắk Nông phấn đấu đến năm 2030 có 10 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại II (TP Gia Nghĩa), 1 đô thị loại III (Thị xã Đắk Mil), 2 đô thị loại IV (Thị xã Đắk R’Lấp, Thị xã Cư Jút), phấn đấu đạt 4 đô thị loại IV (Đắk Mâm, Đức An, Quảng Khê, Đắk Búk So) và 2 đô thị loại V (Quảng Sơn, Nâm N’Jang).

Tà Đùng như một vịnh Hạ Long vùng Tây Nguyên
Tà Đùng như một vịnh Hạ Long vùng Tây Nguyên

Phát triển du lịch về khu vực Tà Đùng

Trong quy hoạch phát triển du lịch, tỉnh Đắk Nông xác định trở thành điểm đến hấp dẫn về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn liền với khai thác hiệu quả, phát huy các thế mạnh khí hậu, cảnh quan thiên nhiên.

Trong đó, tỉnh tập trung phát triển du lịch về khu vực Tà Đùng, được ví như “Vịnh Hạ Long của Tây Nguyên”, cùng với hệ thống di sản, cảnh quan thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Du lịch sẽ được liên kết theo hai tuyến quốc lộ tạo thành kết nối chuỗi du lịch từ vùng Đông Nam bộ - Đắk Nông - Tây Nguyên, từ vùng Duyên hải miền Trung - Lâm Đồng - Đắk Nông - Tây Nguyên.

Theo đó, tỉnh thu hút đầu tư phát triển các dự án, điểm du lịch tiềm năng để phát triển khu du lịch hồ Tà Đùng từng bước trở thành khu du lịch cấp quốc gia, tạo đột phá, động lực để phát triển du lịch toàn tỉnh…

Tà Đùng là một hồ nước ngọt trên núi, nằm gọn trong Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng của tỉnh Đắk Nông. Với diện tích hơn 3.000ha cùng khoảng hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ giữa hồ, địa điểm này được ví như một Vịnh Hạ Long trên cạn của Tây Nguyên.

Vườn quốc gia Tà Đùng cũng là một trong những địa điểm thu hút du lịch. Đây là khu bảo tồn sinh thái tại tỉnh Đắk Nông có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng Việt Nam.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/dak-nong-phat-trien-ta-dung-tro-thanh-khu-du-lich-cap-quoc-gia-245113.html N.Dương Wed, 06 Mar 2024 05:23:07 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/can-canh-truc-duong-chuan-bi-dau-tu-them-1200-ty-dong-245095.html Cận cảnh Trục đường chuẩn bị đầu tư thêm 1 200 tỷ đồng span class mb author source TTTĐ span Tại Kỳ họp thứ 18 HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu khóa VII nhiệm kỳ 2021 2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Chỉnh trang trục đường Thuỳ Vân TP Vũng Tàu với tổng mức đầu tư hơn 1 200 tỷ đồng đã bao gồm hơn 160 tỷ đồng kinh phí bồi trường hỗ trợ giải phóng mặt bằng Hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới, Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành nơi sống lý tưởng Bà Rịa - Vũng Tàu trào dâng sức sống đón chào xuân mới Tìm đường phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu và Đông Nam Bộ

Theo Nghị quyết, dự án Chỉnh trang trục đường Thuỳ Vân, TP Vũng Tàu có quy mô đầu tư gồm hạng mục cải tạo, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đường Thùy Vân và xây dựng công viên Thùy Vân.

Cung đường Thùy Vân (bãi sau) chuẩn bị được chỉnh trang với kinh phí 1.200 tỷ đồng

Trong đó, hạng mục xây dựng công viên Thùy Vân gồm khu vực công viên Bãi Sau hiện hữu với diện tích khoảng 2,15ha (từ đường Phan Chu Trinh tới Trung tâm quản lý và hỗ trợ khách du lịch hiện hữu đối diện đường La Văn Cầu); Hạng mục xây mới toàn bộ phần công viên ven biển với diện tích khoảng 17 ha (từ khu du lịch San Hô Xanh đến đường Nguyễn An Ninh); Công trình điểm nhấn tại Quảng trường Thùy Vân sẽ bố trí tại quảng trường chính nối liền với trục Lê Hồng Phong. Khu vực có diện tích gần 1,7ha, dài 420m, nghiên cứu đồng bộ với khu vực quảng trường Thùy Vân... Cùng với đó, tỉnh sẽ xây mới toàn bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong công viên; tháo dỡ một số hạng mục như Đài cấp cứu bờ biển số 2, Trung tâm quản lý và hỗ trợ khách du lịch và các công trình trên khu đất trước đây các doanh nghiệp khai thác đã bàn giao.

Trong nghị quyết, HĐND tỉnh cũng giao UBND tỉnh tổ chức đánh giá hiện trạng tài sản trong phạm vi dự án, thống kê đầy đủ số lượng cây xanh, những tài sản nhà nước còn sử dụng được để tận dụng, tránh lãng phí trong đầu tư, xử lý tài sản nhà nước khi thực hiện dự án phải thực hiện theo quy định về quản lý tài sản công.

Một số hình ảnh đường Thùy Vân (Bãi Sau):

Cung đường Thùy Vân tiếp giáp với biển được nhiều du khách đánh giá có cung đường sạch, đẹp, hiện đại
Vỉa hè giáp biển xen lẫn với hàng cây xanh mát khiến nhiều du khách thích thú
Vỉa hè tiếp đường cũng rộng rãi thông thoáng, vạch đậu xe rõ ràng thuận tiện cho du khách tham quan, trải nghiệm tắm biển
Lối đi bộ, tránh nắng giữa hàng cây tại đường Thùy Vân
Khu quảng trường Thùy Vân rộng rãi và nhiều màu sắc mỗi khi dịp lễ, tết
Một số bảng Thông báo của UBND TP Vũng Tàu về việc triển khai phương án chỉnh trang Bãi sau để du khách biết và mong thông cảm
Nhiều công trình nhà hàng, khách sạn phía tiếp giáp biển đã đóng cửa, bàn giao lại mặt bằng cho nhà nước nhưng chưa được tiến hành tháo dỡ
Nhiều công trình nhà hàng, nhà nghỉ đóng cửa đang được tận dụng làm bãi giữ xe có thu phí
Những giữ xe có diện tích "khủng" được tận dụng từ các khu nhà hàng đóng cửa, trao trả mặt bằng
Trên tuyến đường Thùy Vân phía giáp biển chỉ còn lại một vài nhà hàng còn hoạt động
Một công trình đang còn hoạt động phục vụ du khách
Một resort còn đang hoạt động trên đường Thùy Vân tiếp giáp biển
Đường Thùy Vân được chỉnh trang kỳ vọng sẽ thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa
Dự án Chỉnh trang trục đường Thuỳ Vân, TP Vũng Tàu được thực hiện trong giai đoạn 2024-2025.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/can-canh-truc-duong-chuan-bi-dau-tu-them-1200-ty-dong-245095.html Văn Quân Wed, 06 Mar 2024 03:28:28 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/phe-duyet-ke-hoach-su-dung-dat-nam-2024-quan-hoan-kiem-245080.html Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm span class mb author source TTTĐ span Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 1146 QĐ UBND về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Hoàn Kiếm Đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tại quận Hoàn Kiếm
Quang cảnh quận Hoàn Kiếm
Quang cảnh quận Hoàn Kiếm

Theo quyết định, năm 2024, diện tích các loại đất được phân bổ của quận Hoàn Kiếm là 534,66ha, trong đó, đất nông nghiệp 20,61ha, đất phi nông nghiệp 514,05ha. Kế hoạch thu hồi các loại đất trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đối với đất phi nông nghiệp năm 2024 là 1,27ha.

Theo Kế hoạch được phê duyệt, danh mục các công trình, dự án năm 2024 của quận Hoàn Kiếm gồm 22 dự án với diện tích 2,08ha.

UBND thành phố giao UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức công bố, công khai kế hoạch sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai; thực hiện thu hồi đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; tổ chức kiểm tra thực hiện kế hoạch sử dụng đất; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm kế hoạch sử dụng đất; tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất năm 2024; cân đối xác định các nguồn vốn để thực hiện kế hoạch sử dụng đất bảo đảm tính khả thi.

Đồng thời, quận tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất chặt chẽ, bảo đảm các chỉ tiêu sử dụng đất đã được UBND thành phố phê duyệt. Trường hợp trong năm thực hiện kế hoạch, phát sinh các công trình, dự án đủ cơ sở pháp lý, khả năng thực hiện, UBND quận Hoàn Kiếm tổng hợp, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND thành phố phê duyệt bổ sung kế hoạch sử dụng đất để làm căn cứ tổ chức thực hiện theo quy định.

Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất; thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/phe-duyet-ke-hoach-su-dung-dat-nam-2024-quan-hoan-kiem-245080.html Lam Dương Tue, 05 Mar 2024 15:10:50 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-nang-cap-quoc-lo-14e-dang-vuong-he-thong-dien-110kv-245052.html Quảng Nam Nâng cấp quốc lộ 14E đang vướng hệ thống điện 110kV TTTĐ UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu huyện Phước Sơn khẩn trương kiểm tra các trụ điện 110kV bị ảnh hưởng liên quan đến dự án nâng cấp quốc lộ 14E Quảng Nam: Đầu tư 1.850 tỷ đồng triển khai dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E Quảng Nam: Dự án nâng cấp Quốc lộ 14E còn nhiều vướng mắc về mặt bằng Quảng Nam: Chốt thời hạn giao mặt bằng thi công dự án nâng cấp quốc lộ 14E Dự án Quốc lộ 14E cần bổ sung bê tông nhựa lớp 2
Nâng cấp quốc lộ 14E qua xã Phước Hoà, huyện Phước Sơn (Ảnh: V.Q)

Ngày 5/3, UBND tỉnh Quảng Nam đã có kết luận của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Quang tại cuộc họp đánh giá kết quả thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E, đoạn Km15+270- Km89+700.

Theo UBND tỉnh, dự án Cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E hiện nay còn một số tồn tại, hạn chế, kết quả bàn giao mặt bằng để triển khai thi công chưa đạt như mong muốn của Ban Chỉ đạo về đẩy mạnh công tác bồi thường, GPMB các dự án trọng điểm của tỉnh và UBND tỉnh.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh yêu cầu chủ đầu tư dự án - Ban Quản lý dự án 4 - xây dựng kế hoạch, tiến độ thi công của từng hạng mục công trình, đoạn tuyến cụ thể để yêu cầu đơn vị thi công tập trung phương tiện, thiết bị, máy móc, nhân lực triển khai thi công hoàn thành dứt điểm để tạm thời đưa vào sử dụng, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt và đi lại của Nhân dân.

Đối với Công ty Điện lực Quảng Nam, UBND tỉnh yêu cầu làm việc với Ban Quản lý dự án 4, UBND huyện Phước Sơn trong việc khẩn trương kiểm tra, triển khai thực hiện biện pháp gia cố các trụ điện 110kV bị ảnh hưởng, nguy cơ sạt lở trong quá trình thi công; đảm bảo hệ thống điện 110kV được vận hành an toàn, ổn định, không để xảy ra sự cố.

Tỉnh Quảng Nam yêu cầu huyện Phước Sơn khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với khu vực bị ảnh hưởng của dự án trồng rừng 327, 661 (Ảnh: V.Q)

Đối với Viễn thông Quảng Nam, Viettel Quảng Nam, UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị chủ động liên hệ, kịp thời phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Nam, các đơn vị thi công di dời công trình điện để di dời hệ thống cáp viễn thông đồng bộ, không để ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Các huyện Phước Sơn, Hiệp Đức, Thăng Bình có dự án đi qua, UBND tỉnh chỉ đạo các Phòng, địa phương, đơn vị liên quan tích cực phối hợp với Ban Quản lý dự án 4, Công ty Điện lực Quảng Nam triển khai thực hiện hoàn thành công tác bồi thường, GPMB để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các đơn vị thi công.

Đối với khu vực bị ảnh hưởng của dự án trồng rừng 327, 661, UBND tỉnh yêu cầu huyện Phước Sơn khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để tổ chức bồi thường, GPMB. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, UBND huyện Phước Sơn kịp thời làm việc với Chi cục Kiểm Lâm để được hỗ trợ.

UBND tỉnh cũng yêu cầu huyện Phước Sơn giải quyết việc bố trí tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng đối với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo quyền, lợi ích của nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời, khẩn trương làm việc, yêu cầu Công ty CP Thủy điện Đăk Mi di dời các trụ điện bị ảnh hưởng của dự án để bàn giao mặt bằng.

Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 14E, đoạn Km15+270 - Km89+700 là một trong các công trình trọng điểm do Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Dự án đi qua địa phận 3 huyện Thăng Bình, Hiệp Đức và Phước Sơn với tổng chiều dài 74km.

Dự án được khởi công vào ngày 7/3/2023 tại khu vực huyện Hiệp Đức. Tổng thời gian thi công là 658 ngày. Đơn vị thi công là liên doanh Công ty CP Tập đoàn xây dựng 168 Việt Nam và Công ty TNHH Đồng Thuận Hà.

Dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.848 tỷ đồng và có thời gian thực hiện đến năm 2025.

Theo thiết kế, dự án sẽ được đầu tư nền đường rộng 9m, phần vỉa hè rộng 0,5m. Riêng đoạn qua hệ thống đường sắt Bắc - Nam, nền đường được đầu tư rộng 12m.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/quang-nam-nang-cap-quoc-lo-14e-dang-vuong-he-thong-dien-110kv-245052.html V. Quyên Tue, 05 Mar 2024 09:44:57 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/xay-dung-cau-quang-da-ket-noi-duong-vanh-dai-bac-quang-nam-245043.html Xây dựng cầu Quảng Đà kết nối đường vành đai Bắc Quảng Nam TTTĐ Dự án xây dựng cầu Quảng Đà do TP Đà Nẵng đầu tư nối huyện Hoà Vang với thị xã Điện Bàn có tổng mức đầu tư 274 tỷ đồng sẽ hoàn thành trong năm 2025 Điện Bàn trở thành đô thị loại III trước năm 2030 Tiến độ các dự án giao thông trọng điểm tại Quảng Nam Nữ tân binh duy nhất ở Điện Bàn nhập ngũ Sư đoàn Không quân Quy hoạch Quảng Nam phát triển toàn diện, hiện đại và bền vững
Cầu Quảng Đà đang thi công phía xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang, TP Đà Nẵng (Ảnh: CTV)

Ngày 5/3, lãnh đạo huyện Hoà Vang (TP Đà Nẵng) cho biết đơn vị liên quan đang tiếp tục đẩy nhanh công tác đền bù, giải phóng mặt bằng liên quan đến dự án xây dựng cầu Quảng Đà kết nối Quốc lộ 14B với thị xã Điện Bàn.

Tại khu vực xã Hoà Khương (huyện Hoà Vang), dự án có tổng diện tích thu hồi đến 5,76ha. Theo đó, dự án thi công đường dẫn qua địa bàn xã này có chiều dài toàn tuyến 1,407km; trong đó chiều dài phần dẫn đầu cầu 1,204km, chiều dài cầu Quảng Đà 0,203km.

Đến nay, đơn vị liên quan tại huyện Hoà Vang đã phê duyệt giá trị bồi thường 145/146 hồ sơ, với tổng giá trị phê duyệt 20 tỷ đồng; đồng thời vận động chỉ trả và bàn giao mặt bằng 62 hồ sơ, với số tiền chi trả 3 tỷ đồng.

Dự án cầu Quảng Đà sẽ kết nối với Đường vành đai phía Bắc Quảng Nam tại thị xã Điện Bàn (Ảnh: CTV)

Về tình trạng người dân đề nghị chuyển đổi ngành nghề đối với diện tích đất nông nghiệp gắn liền vớt đất ở bị ảnh hưởng thu hồi, hiện UBND xã Hoà Khương đã đề nghị Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Hoà Vang có ý kiến tham mưu, trả lời dân.

Tại khu vực xã Điện Tiến (thị xã Điện Bàn), theo UBND thị xã, đến nay công tác đền bù, giải toả đền bù để phục vụ thi công đường dẫn và phần cầu đã cơ bản hoàn thành.

Hiện nay, phía thị xã Điện Bàn cũng đang triển khai dự án Đường vành đai phía Bắc Quảng Nam với tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, dự án cầu Quảng Đà sau này sẽ được kết nối vào dự án Đường vành đai phía Bắc Quảng Nam sau thời gian được điều chỉnh tuyến.

Dự án cầu Quảng Đà có tổng mức đầu tư 274 tỷ đồng do UBND TP Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Dự án cầu được thi công bắc qua tuyến sông Yên nối xã Hoà Khương với xã Điện Tiến, thuộc thị xã Điện Bàn.

Theo thiết kế, dự án cầu Quảng Đà có tổng chiều dài 203m, rộng 22m với quy mô 4 làn xe. Dự án sau thi hoàn thành sẽ góp phần phát triển giao thông giữa hai địa phương Quảng Nam và TP Đà Nẵng tại quốc lộ 14B.

Hiện nay, dự án đang được Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Đà Nẵng điều hành, tổ chức thi công kể từ tháng 12/2023 cùng với liên doanh đơn vị thi công Công ty CP TVTK Giao thông B.Đ & Công ty X.Q.

Theo kế hoạch, dự án xây dựng cầu Quảng Đà sẽ hoàn thành vào năm 2025, sau khoảng 510 ngày thi công.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/xay-dung-cau-quang-da-ket-noi-duong-vanh-dai-bac-quang-nam-245043.html VĨNH QUYÊN Tue, 05 Mar 2024 08:36:49 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/evnhanoi-giai-ma-ly-do-hoa-don-tien-dien-tang-cao-245038.html EVNHANOI giải mã lý do hóa đơn tiền điện tăng cao TTTĐ Những ngày vừa qua sau khi nhận được thông báo tiền điện nhiều khách hàng tại Thủ đô Hà Nội bất ngờ vì hóa đơn tiền điện nhà mình tăng cao thậm chí gấp 2 lần so với các tháng trước đó EVNHANOI đẩy mạnh lắp đặt công tơ điện tử đo từ xa EVNHANOI chuyển ngày ghi chỉ số công tơ vào cuối tháng EVNHANOI bắt đầu ghi số công tơ vào ngày cuối tháng Lý giải nguyên nhân hóa đơn tiền điện nhà bạn tăng cao trong tháng vừa qua

Theo lộ trình, đến năm 2025 ngành Điện sẽ phải hoàn thành việc chuyển sang ghi chốt chỉ số công tơ thống nhất trên toàn quốc vào ngày cuối tháng. Từ tháng 9/2023 đến nay, các đơn vị điện lực ở nhiều tỉnh, thành phố đã thực hiện lộ trình này. Trên thực tế, vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10/2023 ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và một vài địa bàn khu vực miền Bắc cũng ghi nhận nhiều khách hàng phản ánh tình trạng hóa đơn tiền điện tăng cao.

Với việc ứng dụng công nghệ số mạnh mẽ, Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã và đang cung cấp các dịch vụ điện đến khách hàng một cách hiệu quả, tiện lợi. Đặc biệt, EVNHANOI đã lắp đặt 100% công tơ điện tử cho hơn 2,8 triệu khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thủ đô. Và để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ khách hàng, EVNHANOI đã dịch chuyển lịch ghi chỉ số tiêu thụ điện năng từ ngày 29/2/2024. Đây là điều kiện thuận lợi để EVNHANOI đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi ghi chỉ số công tơ điện thống nhất về ngày cuối tháng, để hoàn thành vào năm 2024 - sớm hơn 1 năm so với yêu cầu của Chính phủ là 2025.

Khách hàng nhận thông báo hóa đơn tiền điện
Khách hàng nhận thông báo hóa đơn tiền điện

Ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết: Sở đã có văn bản chỉ đạo, thống nhất trên toàn địa bàn thành phố về việc thay đổi ghi chỉ số công tơ điện của EVNHANOI, bởi đây là việc làm cần thiết, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý, giảm thiểu được những sai sót trong quá trình ghi chỉ số và thanh quyết toán hoá đơn cũng như đảm bảo công bằng cho các khách hàng sử dụng điện (kể cả hộ tiêu thụ sinh hoạt và hộ sản xuất, kinh doanh).

“Việc thay đổi ghi chỉ số công tơ cũng là trong chỉ đạo chung từ quản lý nhà nước đến doanh nghiệp, đến người dân. Việc thống nhất ngày ghi chỉ số sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng sử dụng điện, cũng như dễ dàng trong công tác quản lý, vận hành và thanh quyết toán của bên đơn vị bán điện, người sử dụng điện. Về việc làm này thì đối với quản lý nhà nước chúng tôi cũng mong mỏi từ lâu. Tuy nhiên, do điều kiện hạ tầng kỹ thuật… Bây giờ chúng ta đã làm chủ và đã chuyển đổi số rất mạnh thì việc chúng ta áp dụng này rất là tốt và phù hợp” - ông Nguyễn Đình Thắng - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội cho biết thêm.

Trước đây, lịch ghi chỉ số công tơ trên địa bàn Hà Nội diễn ra từ ngày 3 đến ngày 20 hàng tháng (tuỳ địa bàn). Khi chuyển đổi về ngày cuối tháng thì hoá đơn tiền điện sẽ cao hơn so với bình thường, do số ngày tiêu thụ điện tăng lên. EVNHANOI cam kết đảm bảo đúng quyền lợi của khách hàng, việc tính tiền điện theo bậc thang luỹ tiến không có sự thay đổi so với trước. Dưới đây là trường hợp cụ thể một khách hàng thuộc khu vực ghi diện ngày 3 hàng tháng, kể từ tháng 2/2024 chuyển về ghi điện ngày cuối tháng, kỳ hóa đơn sẽ tính toán như sau:

EVNHANOI lý giải hóa đơn tiền điện bất ngờ tăng cao

Để giải đáp cho việc tiền điện tăng khi thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ, bà Tô Lan Phương - Trưởng ban Kinh doanh EVNHANOI cho biết: “Việc thay đổi lịch ghi chỉ số công tơ về ngày cuối tháng thì có thể được giải thích như sau: Bình thường thì khách hàng sử dụng điện sẽ ghi chỉ số từ ngày mùng 3 và có thể là đến ngày 20, thì thay vì việc khách hàng sẽ thanh toán tiền điện cho 30 ngày thì số ngày sử dụng điện thực tế có thể là từ 41 ngày đến 58 ngày. Quyền lợi của khách hàng sẽ được đảm bảo do căn cứ theo điều chỉnh số lượng ngày sử dụng điện thực tế. EVNHANOI sẽ căn cứ trên các Nghị định cũng như Thông tư hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước và mức sử dụng điện của từng bậc thang sẽ được điều chỉnh theo ngày sử dụng thực tế của kỳ ghi chỉ số hóa đơn đó”.

Ý kiến của khách hàng Thanh Huyền khi nhận hóa đơn tiền điện
Ý kiến của khách hàng Thanh Huyền khi nhận hóa đơn tiền điện

Bên cạnh những ý kiến thắc mắc, có những khách hàng khi nhận thông báo thanh toán tiền điện cũng rất bình tĩnh phân tích như bạn Thanh Huyền (Hà Nội): “Trên facebook, nhiều người lo ngại việc tính dồn 2 tháng tiền điện theo lịch ghi chỉ số mới vào cuối tháng (thay vì ngày 04 hàng tháng như trước), mà tiền điện lại trả theo bậc luỹ kế, sẽ tốn kém hơn rất nhiều. Có người còn bảo EVN tìm cách móc túi khách hàng. Nhưng thực tế không phải vậy. Số ngày sử dụng thực tế tăng lên (do kéo dài thời gian ghi chỉ số); Thì định mức tính tiền ở từng bậc cũng được tăng lên tương ứng… Như vậy, thực chất là trả gần 2 tháng nên tiền điện nhiều, chứ mình dùng bao nhiêu vẫn trả bấy nhiêu như cách tính hàng tháng; không sợ bị thiệt vì tính tiền luỹ kế nhé!”.

Ý kiến của khách hàng Anh Dinh Tuan khi nhận hóa đơn tiền điện
Ý kiến của khách hàng Anh Dinh Tuan khi nhận hóa đơn tiền điện

Đồng quan điểm với bạn Thanh Huyền, bạn Anh Dinh Tuan (Hà Nội) chia sẻ: “Tranh cãi nhiều quá, nhưng chắc nhiều cụ còn chưa bao giờ vào trang này để tính tiền điện. Ở đây người ta có hướng dẫn cách đọc hóa đơn hết rồi, nên đừng cụ nào nghi ngờ nữa nhé…”.

Trước băn khoăn của người tiêu dùng về lượng điện tiêu thụ của khách hàng trong thời gian tăng thêm sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng khi tính giá điện sử dụng theo bậc thang, EVNHANOI cam kết quyền lợi của khách hàng luôn được đảm bảo do mức sử dụng điện sinh hoạt của từng bậc được điều chỉnh theo số ngày thực tế của kỳ ghi chỉ số công tơ trong tháng có thay đổi. Khách hàng có thể truy cập đường dẫn: https://evnhanoi.vn/cskh/cong-cu-tinh-hd-tien-dien để kiểm tra, tính toán hóa đơn tiền điện. Bên cạnh đó, khách hàng có thể liên hệ hotline 19001288 hoặc gửi email theo địa chỉ evnhanoi@evnhanoi.vn để được tiếp nhận, tư vấn và giải đáp khi cần.

Để khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện hạ áp... Để khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện hạ áp...

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) đã tăng cường mở rộng các kênh tiếp cận đối với dịch vụ cấp ...

“Đội đặc nhiệm” chuyên xử lý dòng “Đội đặc nhiệm” chuyên xử lý dòng "điện nóng"

TTTĐ - Nghề sửa điện vốn đã nhọc nhằn và nguy hiểm nhưng đối với công tác sửa chữa "điện nóng" (Hotline) thì yêu cầu ...

Dấu ấn chuyển đổi số mạnh mẽ ở EVNHANOI Dấu ấn chuyển đổi số mạnh mẽ ở EVNHANOI

TTTĐ - Với mong muốn hơn 2,8 triệu khách hàng có thể dễ tiếp cận, dễ tham gia và dễ giám sát các dịch vụ ...

Để mỗi học sinh là 1 chiến sĩ nhỏ tuyên tuyền về PCCC... Để mỗi học sinh là 1 chiến sĩ nhỏ tuyên tuyền về PCCC...

TTTĐ - Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) mong muốn thông qua các buổi tuyên truyền mỗi học sinh sẽ trở thành ...

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/evnhanoi-giai-ma-ly-do-hoa-don-tien-dien-tang-cao-245038.html Huyền Anh Tue, 05 Mar 2024 04:15:05 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/nang-cao-muc-do-an-toan-giao-thong-truoc-cong-truong-hoc-245007.html Nâng cao mức độ an toàn giao thông trước cổng trường học span class mb author source TTTĐ span span style text align justify Sở Giao thông vận tải Hà Nội bắt đầu điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực cổng trường Tiểu học Nguyễn Du quận Hà Đông Việc điều chỉnh này góp phần nâng cao mức độ an toàn giao thông trước cổng trường học span Cần tăng cường hệ thống camera giám sát, điều hành giao thông Xe máy ngang nhiên đi vào làn ô tô trên Đại lộ Thăng Long Nghiên cứu các giải pháp nhằm ứng dụng vật liệu thay thế Tái xuất hiện tình trạng xe máy lên đường Vành đai 2 trên cao

Điều chỉnh lại giao thông khu vực cổng trường

Giao thông khu vực cổng Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông) sẽ được điều chỉnh lại. Việc làm này nằm trong khuôn khổ Dự án sáng kiến Bloomberg Philanthropies vì an toàn giao thông đường bộ toàn cầu (Dự án BIGRS) giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, trên đường 19/5, điều chỉnh thời gian cấm đỗ ô tô trong các khung giờ cao điểm thành cấm đỗ ô tô toàn bộ thời gian, đoạn từ nút giao phố Dương Lâm đến nút giao phố Nguyễn Khuyến (trước cổng Trường Tiểu học Nguyễn Du), cấm đỗ theo chiều từ phố Dương Lâm đi phố Nguyễn Khuyến.

Trên phố Dương Lâm, điều chỉnh tổ chức giao thông từ cấm ô tô đi ngược chiều đoạn từ ngã ba Tuyến KI5 hướng đi ngã ba phố Nguyễn Khuyến (cho ô tô đi một chiều) thành cho ô tô đi hai chiều.

Thiết kế tổ chức giao thông trước cổng trường Nguyễn Du

Về giải pháp hạ tầng, dự án sẽ nghiên cứu làm lối đi bộ cho học sinh sang đường được thuận tiện; tăng khả năng nhận diện của người tham gia giao thông; thu hẹp làn di chuyển nhằm giảm vận tốc của các phương tiện khi đi qua khu vực trường học; mở rộng vỉa hè, tạo lối đi bộ rộng, thông thoáng, hấp dẫn cho học sinh.

Cùng với đó là tổ chức lại các vị trí đỗ xe của phụ huynh, tạo không gian phù hợp cho việc chờ đón học sinh có trật tự và khoa học; tạo đảo giao thông kết hợp điểm trú chân cho người đi bộ sang đường; bố trí làn đường dành cho học sinh đi xe đạp qua nút giao...

Ngoài thí điểm các giải pháp về hạ tầng, dự án sẽ tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh cùng phối hợp thực hiện cổng trường an toàn, trật tự…

Ông Nguyễn Đức Toàn, Phó Trưởng phòng Quản lý kết cấu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) cho biết, thực hiện Dự án BIGRS, Sở đang phối hợp với các tổ chức quốc tế nghiên cứu thí điểm giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại 3 khu vực trường học, gồm: Cụm Trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông Xuân Đỉnh (quận Bắc Từ Liêm); Trường Tiểu học Nguyễn Du (quận Hà Đông); cụm Trường Mầm non Sài Sơn B, Tiểu học Sài Sơn A, Trung học cơ sở Sài Sơn (huyện Quốc Oai).

Nguyên tắc chung của thiết kế đường phố và khu vực trường học an toàn là ưu tiên cho đối tượng yếu thế, chú trọng sự di chuyển của con người hơn phương tiện; ưu tiên việc đi bộ và đi xe đạp an toàn của học sinh hơn việc di chuyển nhanh của các phương tiện cơ giới.

Đảm bảo an toàn giao thông trước cổng trường

Thống kê của ngành Giao thông cho thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội có tổng cộng 152 vị trí cổng trường học có tình trạng ùn tắc giao thông và nguy cơ mất an toàn giao thông, trong đó khu vực nội thành có 108 vị trí, ngoại thành 44 vị trí.

Trước thực tế này, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã và đang phối hợp với các tổ chức quốc tế nghiên cứu thí điểm giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại một số cổng trường học. Theo đó, các đề xuất các giải pháp xử lý bao gồm: Bổ sung hệ thống báo hiệu đường bộ ở 51 vị trí, cải tạo hạ tầng giao thông tại 53 vị trí, huy động lực lượng hướng dẫn giao thông trong giờ cao điểm học sinh đến và tan trường ở 48 vị trí…

Lực lượng chức năng đang hướng dẫn phụ huynh đảm bảo ATGT trước cổng trường học

Với sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế về kỹ thuật, đào tạo và nguồn lực, mục tiêu của dự án là nâng cao mức độ an toàn giao thông, giảm thiểu tử vong và thương tích liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Liên quan đến vấn đề này, Phó Trưởng phòng Kết cấu hạ tầng giao thông (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) Nguyễn Đức Toàn cho biết: Các trường được quy hoạch đều nằm trên tuyến đường trục chính. Cổng trường trong khu vực nội thành thường có mật độ giao thông cao, trong khi trường ở ngoại thành hay có xe tải lưu thông. Điểm chung của khu vực các cổng trường được lựa chọn thí điểm là thường xuyên ùn tắc vào giờ học sinh tan trường, thiếu khu vực dừng đỗ xe; chưa hình thành đường dành riêng cho xe đạp, xe máy; thiếu đường cho người đi bộ (hè phố bị chiếm dụng để kinh doanh, đỗ xe, lối đi bộ chưa an toàn); tốc độ phương tiện di chuyển qua khu vực trường học cao, gây nguy cơ mất an toàn khi học sinh tan trường…

Ông Nguyễn Đức Toàn cũng cho biết thêm, tốc độ di chuyển qua các cổng trường học nói chung, trừ trường hợp bị ùn tắc thì thường là tốc độ cao, gây nguy hiểm cho các bạn học sinh. Với tốc độ dưới 30km/h thì sẽ giảm tối đa thương vong và vụ va chạm có thể xảy ra. Chính vì vậy, trong các giải pháp đặt ra thì quy định, giám sát chặt chẽ về tốc độ khi lưu thông qua trường học cũng là một điều cần chú trọng.

“Khi các dự án được triển khai, cũng cần áp dụng quy định xử phạt mang tính răn đe với các trường hợp vi phạm. Nếu người dân không tuân thủ, chấp hành theo hướng dẫn giao thông ở các khu vực cổng trường thì cần xử lý nghiêm khắc để đảm bảo an toàn giao thông, giảm thiểu tối đa thương vong về tai nạn cho học sinh”, ông Nguyễn Đức Toàn nhìn nhận.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/nang-cao-muc-do-an-toan-giao-thong-truoc-cong-truong-hoc-245007.html Thanh Hà Tue, 05 Mar 2024 03:32:01 +0700
https://tuoitrethudo.com.vn/quy-hoach-tinh-thai-binh-thoi-ky-2021-2030-8-diem-nhan-quan-trong-245008.html Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 2030 8 điểm nhấn quan trọng Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 là bản quy hoạch với tầm nhìn dài hạn cụ thể hóa những khát vọng với 8 điểm nhấn quan trọng Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024: Lan tỏa hào khí Đông A

Ngày 5/3, tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trước đó, vào ngày 29/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1735/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch đặt mục tiêu đến năm 2030 Thái Bình trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng, có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng để Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng; phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao...

Đồng thời, đến năm 2050 Thái Bình là tỉnh phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng; có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được đảm bảo. Tăng trưởng kinh tế dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và các ngành kinh tế trụ cột có sức cạnh tranh cao…

Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn 2050: 8 điểm nhấn tạo động lực cho phát triển
Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021–2030, tầm nhìn 2050 nhằm cụ thể hóa khát vọng xây dựng Thái Bình trở thành một cực tăng trưởng mới trong khu vực Đồng bằng sông Hồng - Ảnh minh họa

Đáng chú ý, theo chia sẻ của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải: Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được nghiên cứu nghiêm túc, công phu, bài bản, xây dựng trên cơ sở hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy, giúp đánh giá khách quan, chính xác về hiện trạng cũng như tiềm năng và khả năng phát triển của tỉnh, bảo đảm tính khả thi trong quá trình triển khai thực hiện.

Theo đó, bản quy hoạch có 8 điểm nhấn quan trọng, "mở ra cánh cửa cho tương lai" và cụ thể hóa khát vọng xây dựng Thái Bình trở thành một cực tăng trưởng mới trong khu vực Đồng bằng sông Hồng, có nền kinh tế phát triển, là nơi đáng sống trên chặng đường hội nhập và phát triển. Đây là dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh Thái Bình bởi quy hoạch được phê duyệt là cơ sở pháp lý, động lực thúc đẩy tỉnh khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, khâu đột phá mà các nghị quyết đã đề ra.

Thứ nhất, cụ thể hóa khát vọng phát triển: Quy hoạch nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để đưa Thái Bình phát triển nhanh, toàn diện và bền vững với mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành địa phương thuộc nhóm phát triển khá và là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng; có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp là động lực chủ yếu cho tăng trưởng; kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị được đầu tư đồng bộ, hiện đại; khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế tri thức trở thành nhân tố nâng cao chất lượng tăng trưởng, phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội phát triển đồng bộ với phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng - an ninh được giữ vững. Đến năm 2050, Thái Bình là tỉnh phát triển của vùng Đồng bằng sông Hồng, có nền kinh tế phát triển thịnh vượng, xã hội tiến bộ và môi trường sinh thái được bảo đảm.

Thứ hai, Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 đã xác định tư duy phát triển mới với tầm nhìn dài hạn. Trong đó, quy hoạch xác định rõ quan điểm, phương án phát triển và tổ chức không gian phát triển theo hướng hài hòa và bền vững; Định hình không gian phát triển của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ hữu cơ với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và khu vực Bắc Trung Bộ. Theo đó, định hướng không gian phát triển gồm 1 trung tâm (là thành phố Thái Bình và vùng phụ cận), 3 không gian kinh tế - xã hội (khu vực ven biển, khu vực ngoại biên và khu vực phía Nam), 3 hành lang kinh tế (hành lang kinh tế phía Đông, hành lang phía Tây Bắc và hành lang kinh tế Đông Bắc – Tây Nam).

Thứ ba, quy hoạch đã "vạch" ra những định hướng lớn tạo đột phá phát triển với 4 trụ cột tăng trưởng gồm: Nông nghiệp được xác định là trụ cột quan trọng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đồng thời hướng tới xây dựng Thái Bình trở thành trung tâm sản xuất nông nghiệp hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng; xây dựng tỉnh trở thành trung tâm công nghiệp theo hướng hiện đại, hướng tới trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng hàng đầu vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng thời là địa bàn trung chuyển và trung tâm phân phối hàng hóa của khu vực phía Nam Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ; xây dựng các khu đô thị xanh - sạch - đẹp, trong lành, đáng sống cho người dân; phát triển toàn diện Khu kinh tế Thái Bình thành hạt nhân, là trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh.

Thứ tư, Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050 đã xác định 3 khâu đột phá then chốt gồm: Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng giao thông kết nối trong tỉnh và với các trung tâm kinh tế của vùng Duyên hải Bắc Bộ; xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh; đẩy mạnh phát triển ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch và chế biến phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân.

Thứ năm, quy hoạch đã định hướng phát triển đồng bộ, toàn diện về kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh với các mục tiêu cụ thể: Xây dựng 6 nhiệm vụ trọng tâm (đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế và các ngành, lĩnh vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng trên cơ sở các cụm liên kết ngành và kinh tế tuần hoàn; xây dựng và phát triển Khu kinh tế Thái Bình thành trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh; xây dựng hệ thống đô thị trở thành các trung tâm động lực và lan tỏa phát triển; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, phát triển cộng đồng doanh nghiệp; nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu thị trường lao động; thực hiện chuyển đổi số, phát triển mạnh mẽ ngành công nghệ thông tin; chăm lo phát triển văn hóa, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Thứ sáu, xây dựng hệ thống đô thị đồng bộ, hiện đại với thành phố Thái Bình là đô thị hạt nhân của tỉnh và là một trong những đô thị lớn của vùng: Thành phố Thái Bình “trở thành đô thị xanh, hiện đại, có bản sắc riêng”, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ, thương mại; thành phố cảnh quan 2 bên bờ Trà Lý; mở rộng không gian phát triển của thành phố theo hướng đa chức năng, trong đó mở rộng về phía Đông Bắc để hình thành đô thị cửa ngõ của Khu Kinh tế Thái Bình.

Phát triển hệ thống đô thị theo hướng bền vững, đô thị xanh, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ hiện đại, được quản lý theo mô hình đô thị thông minh phù hợp với điều kiện tự nhiên, hiện trạng và không gian kinh tế - xã hội của tỉnh, trở thành động lực và hỗ trợ phát triển toàn diện công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh được tổ chức theo mô hình đô thị đa cực gồm đô thị trung tâm và các đô thị tiểu vùng.

Thứ bảy, phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi: Hình thành 3 tuyến cao tốc, gồm: Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08); đường Vành đai 5 - Hà Nội (CT.39) và tuyến CT.16 phục vụ kết nối Khu kinh tế Thái Bình - Khu đô thị Trà Giang - thành phố Thái Bình với tuyến Vành đai 5 - Hà Nội và vùng kinh tế phía Nam Thủ đô. Các tuyến Quốc lộ: 10, 37, 37B, 39 và 39B thực hiện theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng phê duyệt. Hệ thống 5 tuyến tỉnh lộ quan trọng, xác định là trục động lực phát triển, kết nối thành phố Thái Bình với các cửa ngõ quan trọng của tỉnh (ĐT.467; ĐT.468; ĐT.454; ĐT.469; ĐT.464).

Đề xuất đầu tư, xây dựng một số cảng sông quan trọng trên sông Hồng, sông Trà Lý, sông Luộc, sông Hóa; bổ sung công năng các cảng chuyên dùng hiện có thành cảng tổng hợp, từng bước đầu tư xây dựng Cảng biển Thái Bình; quy hoạch tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Đề xuất hình thành khu cụm cảng hàng không lưỡng dụng phục vụ du lịch, cứu hộ cứu nạn, an ninh quốc phòng khu vực biên giới biển tỉnh Thái Bình sau năm 2030.

Thứ tám, quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã mở ra không gian phát triển mới thông qua hoạt động “lấn biển”. Trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, tạo sự phát triển đột phá ở lĩnh vực cảng biển, năng lượng, dịch vụ giải trí, nghỉ dưỡng, sinh thái biển. Đồng thời, mở rộng không gian lấn biển tạo quỹ đất phát triển các khu chức năng quy mô lớn, hình thành không gian công nghiệp - đô thị - dịch vụ - du lịch đồng bộ, hiện đại, cảnh quan sinh thái, zero các-bon ven biển hấp dẫn.

]]>
https://tuoitrethudo.com.vn/quy-hoach-tinh-thai-binh-thoi-ky-2021-2030-8-diem-nhan-quan-trong-245008.html Mon, 04 Mar 2024 11:03:39 +0700