Tag

Rượu cồn “biến hình” đi từ bàn tiệc bình dân đến nơi sang trọng (Kỳ 2)

Bạn đọc 08/04/2016 05:08
aa
Chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh họ mặc áo mưa trong mưa gió bão bùng, cầm cái vòi nước nối từ máy bơm trong nhà, thậm chí máy bơm để trên nắp các phuy rượu để tống nước lã vào phuy. Rồi trộn cồn, trộn hương liệu.

Rượu cồn “biến hình” đi từ bàn tiệc bình dân đến nơi sang trọng (Kỳ 2)

Chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh họ mặc áo mưa trong mưa gió bão bùng, cầm cái vòi nước nối từ máy bơm trong nhà, thậm chí máy bơm để trên nắp các phuy rượu để tống nước lã vào phuy. Rồi trộn cồn, trộn hương liệu.

Kỳ 1:Kinh hoàng rượu pha từ nước lã và cồn tấn công người tiêu dùng dịp Tết

Rượu cồn “biến hình” đi từ bàn tiệc bình dân đến nơi sang trọng (Kỳ 2)

Cứ 200 lít nước lã thả vào 100 lít cồn rẻ bèo, thế là sủi tăm, là cay cay, nóng nóng, là thành rượu thơm lừng

Nước sông ô nhiễm thì bơm nước máy pha rượu

Trong vai người mua rượu thường xuyên “đổ” cho đại lý, sau vài lần mua bán, chúng tôi đã được tin tưởng. Bà con nói thẳng về phương pháp pha cồn, dùng tửu kế đo độ cồn và nước lã.

“Bây giờ nước sông ô nhiễm rồi, ao hồ bị lấp làm nhà cửa rồi, chúng tôi bơm nước máy vào pha rượu”, một phụ nữ nói. Chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh họ mặc áo mưa trong mưa gió bão bùng, cầm cái vòi nước nối từ máy bơm trong nhà, thậm chí máy bơm để trên nắp các phuy rượu để tống nước lã vào phuy. Rồi trộn cồn, trộn hương liệu.

Chủ tịch xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninhthừa nhận, có người còn thập tử nhất sinh do tham của, bắt máy bơm phải bơm phải hoạt động lâu quá, máy nóng, cồn 90 độ trong phuy bên cạnh mới bắt lửa từ máy bơm. Và cháy cả xưởng. Tai họa này khiến cả làng ai cũng ám ảnh.

Trời mưa, mưa ầm ầm, nước trời, nước từ mái nhà chảy thẳng vào các phuy cồn đang chờ nước để biến thành rượu. Dùng máy bơm, dùng vòi phun ào ào.

Bà “chủ đại lý rượu” khênh hàng chục phuy ra ven đê, ven con đường đông đúc xe cộ, cứ thế giơ gậy lên khoắng như người chèo đò qua sông. Vì phuy có khi cao bằng 2/3 chiều cao của “nghệ nhân pha rượu”.

Rượu cồn “biến hình” đi từ bàn tiệc bình dân đến nơi sang trọng (Kỳ 2)

Bà “chủ đại lý rượu” khênh hàng chục phuy ra ven con đường đông đúc xe cộ, cứ thế giơ gậy lên khoắng

Đặc biệt, họ chỉ có một dụng cụ duy nhất là “tửu kế” tự chế bằng tre, hoặc bằng ống nước nhựa, nhúng vào rượu để biết độ của rượu.

Một bà thật thà:“Giá rượu 30 độ, pha từ cồn thì là 8 nghìn đồng/lít. Cứ tăng thêm 5 độ rượu thì tăng thêm 1 nghìn đồng trong giá bán một lít. Cụ thể, 35 độ thì giá bán 9 nghìn đồng/lít. 40 độ thì 10 nghìn đồng/lít”.

Phải nói rằng, với giá bán đó, từng xe tải ùn ùn chở rượu cồn về Hà Nội và đi khắp nhiều tỉnh, thì nó đem lại lợi nhuận kếch sù cho bà con và thương lái. Vì lý do đó, biết nó độc, ai cũng thề thốt mình không bao giờ uống, nhưng họ vẫn thản nhiên làm bán cho thiên hạ.

Câu chuyện “mặn” dần, và lần đầu tiên chúng tôi được bà con tiết lộ những điều ngoài sức tưởng tượng:“Tôi tận mắt chứng kiến họ lấy nước hồ ao (mấy năm trước) rồi lấy nước máy xịt vào trong phuy, pha cồn đem bán. Nó quá độc hại. Cháu tôi bây giờ vẫn pha rượu kiểu đó đem bán mà. Chúng tôi không bao giờ dám uống thứ rượu đó”,

Trước, người làng vào Quảng Ngãi mua cồn rất rẻ. Sau này, đường đi xa, sợ nó đội giá vận tải lên, bà con chuyển sang mua ở Thanh Hóa để nó rẻ thêm. Cồn đó không phải là tinh chế, nó rẻ và rất độc hại, rất hắc, nên phải pha thêm rượu sắn, đường và hương liệu vào thì... mới uống được.

Bây giờ thì có đại gia nhà N.H ở làng về tận trước mỗi lò “pha cồn” để mở nhà máy cồn tại chỗ. Bà con cứ mua, lăn cái phuy về pha. Rồi trước nhà họ còn làm cái bệ bê tông, phuy nước lã pha cồn chỉ lăn đánh ục một cái là rơi tọt vào thùng xe của lái buôn. Công nghệ hoàn hảo”….

Rượu cồn “biến hình” đi từ bàn tiệc bình dân đến nơi sang trọng (Kỳ 2)

Họ dùng máy bơm, dùng vòi phun ào ào nước lã vào thùng phuy để trộn rượu

Trong khi bà con thả sức pha rượu từ cồn trôi nổi độc hại đem bán cho người ta uống tràn lan, khiến người tiêu dùng bị giết chết dần mòn một cách tội nghiệp nhất, thì chính quyền cơ sở biết rõ thực trạng cũng đành bó tay. Theo họ, không có quy định nào cho phép ngăn cấm hay xử phạt các “vi phạm” kể trên, dù hơn ai hết, họ biết đó là thứ độc hại không nên khuyến khích.

Rượu cồn “biến hình” vào nhà hàng sang trọng

Chính quyền và cơ quan hữu trách cấp tỉnh thì lấp liếm, giấu diếm, thậm chí nói sai bản chất vấn đề đi vì những lý do rất nực cười. Chúng tôi sẽ phân tích các vấn đề buông lỏng quản lý, “đá bóng trách nhiệm” ngớ ngẩn này ở bài tiếp theo.

Nhưng, có một sự thật đáng sợ không kém, ấy là các “nanh vuốt” của “đế chế” rượu pha từ cồn trôi nổi độc hại đã vươn tới mọi bàn tiệc, mọi gia đình. Nó có thể trở thành rượu Tây tiền triệu, thành đủ thứ “rượu dân tộc” các quý ông. Không tài nào kiểm soát được, một khi chúng ta đang vô cảm hay mặc kệ kiểu này!

Trong vai một lái buôn rượu, “ăn hàng” cho hệ thống hàng lẩu và nhà hàng sang trọng của mình, chúng tôi tạo niềm tin cho các đại lý bằng cách... bỏ tiền mua rượu. Khi theo sát các xe chở rượu từ “làng rượu cồn” Đại Lâm ra đi, chúng tôi phát hiện ra khu vực Cầu Bươu, Cầu Tó (Hà Nội) là nơi “đổ hàng” khá phổ biến có quy mô “hoành tráng”, với các bạn hàng tiêu thụ “tin cậy” suốt nhiều năm qua.

Chúng tôi tiếp tục bám theo các xe phân tán rượu, bằng xe đạp, xe máy, bằng thùng phuy, bằng chai vài lít nút lá chuối...., hóa ra chúng đội lốt đủ thứ đặc sản rượu, đến đủ các “điểm ăn nhậu” từ sang trọng cho đến bình dân.

Đặc biệt, chúng tôi như chết đứng trước các thủ đoạn pha chế rượu cồn rất nhẫn tâm mà các “đại lý” thẳng tay trổ tài nghệ trước mắt “bạn hàng béo bở” (là nhóm PV chúng tôi cải trang). Cụ thể, với giá bán ở Hà Nội, mà cũng chỉ 8 nghìn đồng/lít “rượu pha”, thì đủ biết nó rẻ thế nào và nó được “hô biến” từ thứ cồn độc hại ra sao. Bởi cồn thực phẩm tinh chế, nó có giá đến ngót trăm nghìn đồng/lít! Đấy là chưa kể, chúng tôi xét nghiệm các mẫu cồn đó, trắng phớ ra là thứ độc hại rồi.

Rượu cồn “biến hình” đi từ bàn tiệc bình dân đến nơi sang trọng (Kỳ 2)

Rượu cồn được pha chế thành đủ thứ rượu dân tộc phục vụ... cao điểm dịp Tết Bính Thân

Chỉ với một cái tửu kế bé xíu, tự chế, vứt xó xỉnh nào cũng không sợ mất trộm, họ quản lý hàng chục phuy rượu lớn, thả sức pha chế. Họ thêm cồn, thêm hương liệu (hóa chất độc hại tạo mùi).

Bà Th., một chủ đại lý lớn, tay cầm chai hương liệu đáng sợ, cứ thế rót vào hũ rượu chúng tôi mua, rồi giảng giải:“Thêm ít đường vào, nó sẽ êm và ngọt giọng hơn cho người uống. Thêm ít tạo mùi, sẽ thơm và át cái hắc của cồn đi. Còn em thích rượu nếp, chị sẽ thổi một kg gạo, ủ nó vào đấy, rồi cho cả thùng rượu này “trôi qua”, “lọc qua” là có rượu nếp ngay. Em muốn nếp cẩm cũng được. Nhưng bây giờ người ta chuộng nhất là rượu hương cốm, hương dứa”.

Nói rồi, bà pha chế, đổ cái nọ vào cái kia, ngắm nghía, ngửi ngửi, rồi đủ thứ rượu “quê” ra đời từ đó. Một bà chủ khác thì bộc tuệch:“Muốn có rượu dân tộc, bổ dương, ông uống bà khen, thì làm ít thuốc bổ phế hắc hắc mùi thuốc bắc, pha lẫn vào rượu cồn. Thế là nó đục đục, xám xám, hăng hăng, bán cho quán lẩu, cho nhà hàng dân tộc thì... lãi to”.

Nhìn những chai mà các bà buôn gọi là “hương liệu” trên bàn, trên nắp các phuy rượu cồn, chúng tôi không khỏi rùng mình. Ngỏ ý hỏi mua, họ bảo bao nhiêu cũng có, 10 nghìn đồng/chai. Nó cũng đáng sợ y như khi mà chính người sống ở “làng rượu không nổi lửa” kia tiết lộ, họ pha cồn công nghiệp cho lương dân đem uống.

(Còn nữa)

Trần Quân

Theo Tuổi trẻ & Đời sống

Tin liên quan

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm