Tag

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang

Nông thôn mới 24/02/2022 12:31
aa
TTTĐ - Không chỉ nối tiếng về vải thiều, mì chũ, mật ong rừng… huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) còn nức tiếng với rượu men lá của người Nùng, hay còn gọi là rượu Kiên Thành. Đây là sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng ở tỉnh Bắc Giang.
Cơ hội giúp các doanh nghiệp kết nối giao thương sản phẩm nông nghiệp, OCOP Sức mạnh mềm của OCOP Nâng cao giá trị, thương hiệu sản phẩm OCOP Thủ đô NSƯT Xuân Bắc Livestream “chốt đơn” hơn 3.500 giỏ quà Tết là sản phẩm OCOP 49 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP năm 2021

7 loại lá rừng tạo nên hương vị đặc trưng

Nhiều người sành rượu vẫn thường truyền tai nhau: “Về Lục Ngạn nhớ vào xã Kiên Thành thưởng thức một loại rượu do người Nùng làm từ men lá cây rừng mùi vị nồng đượm, uống vào thanh mát”...

Rượu men lá Kiên Thành không biết có từ bao giờ, theo nhiều người có tuổi ở đây, khi họ sinh ra và lớn lên đều đã thấy ông bà, cha mẹ mình nấu rượu rồi. Nhà buôn bán thì nấu nhiều, nhà không thương mại thì một năm cũng nấu 1,2 nồi để uống trong gia đình và tiếp khách những ngày lễ tết.

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Một công đoạn nấu rượu của người dân xã Kiên Thành, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang)

Điều đặc biệt là, người dân tộc Nùng cho đến bây giờ làm men lá cũng không căn cứ theo lịch tây mà họ trông vào thời tiết. Theo kinh nghiệm của họ, mùa xuân ẩm, làm men rượu không thành, khi nào thời tiết nắng lên, đêm nằm không muốn đắp chăn thì lúc đó có thể làm men rượu được rồi. Men rượu thủ công cũng không hề đơn giản, phải có bí truyền mới làm được. Ngoài ra, cùng với men lá thì rượu phải nấu bằng chính nguồn nước ở Kiên Thành mới có hương vị ngon, thơm và đặc trưng riêng.

Theo bà Hà Thị Phượng ở làng Rừng Gai (Kiên Thành) - một nhà có truyền thống nấu rượu từ nhiều đời cho biết: Để lên được những mẻ men nấu thành chất rượu mang tên Kiên Thành phải dùng 7 loại lá và rễ cây rừng.

“Rượu men lá Kiên Thành mang đặc trưng riêng của núi rừng Lục Ngạn, nó khác với loại rượu khác vì nó có 7 loại lá và rễ cây trong rừng. Trong đó, cây trăm rễ quyết định khá lớn trong việc hình thành men, ngoài ra còn có lá cây Puông cai, Vạt Dính…

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Theo kinh nghiệm của người dân, để lên được những mẻ men nấu thành chất rượu mang tên Kiên Thành phải dùng 7 loại lá và rễ cây rừng

Trong 7 loại này, có một loại rễ cây đun nước lên, để nguội, gạo đãi sạch ngâm với nước này 2 tiếng, để ráo mới trộn với bột được nghiền ra từ các loại lá và rễ cây rừng. Sau đó lấy chấu ủ mấy ngày trong chăn để lên men. Khi đã thành men phải để trong bóng mát vài hôm rồi mới cho ra nắng phơi, mất từ 15 đến 20 ngày mới được một mẻ men để làm rượu. Men rượu thành thì thân viên men trắng đều đẹp, men không thành sẽ bị đen, xỉn màu”.

Công đoạn làm men đã vất vả, công đoạn nấu rượu thủ công cũng thật kỳ công. Theo đó từ khâu chọn gạo đến khâu nấu chín, trộn men thật là tỉ mỉ. Cơm khi nấu chín rồi thì ủ cho “bắt men lá” khoảng từ 10 đến 12 ngày; Sau đó đổ nước cho thẩm thấu men với gạo khoảng 2-3 ngày nữa. Khâu cuối cùng là trưng cất bằng ba ba (ba ba phải được làm bằng gỗ mít) và ống dẫn rượu. phải được làm bằng tre thì rượu mới ngon. Trong quá trình cất phải đun đều lửa, không cho cháy to quá cũng không nhỏ quá để rượu ra từ từ. Nếu đun to lửa, rượu ra nhanh sẽ mất mùi thơm. Thông thường mỗi kg gạo bà con nơi đây trưng cất được 1 lít rượu men lá.

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Rượu Kiên Thành là sản phẩm đầu tiên của người Nùng được công nhận OCOP

Anh Hà Văn Mạnh, chủ tịch Hợp tác xã rượu Kiên Thành cho biết: “Ngoài quy trình trưng cất, rượu Kiên Thành còn khác biệt bởi men và nguồn nước. Hợp tác xã chúng tôi trưng bằng phương pháp thủ công, rượu men lá nấu bằng thủ công thì sẽ giữ được chất lượng hương vị của rượu. Nếu nấu công nghiệp sẽ không thể giữ được hương vị tinh khiết của rượu men lá người Nùng”.

Sản phẩm đầu tiên của người Nùng được công nhận OCOP

Theo ông Hoàng Văn Vinh, chủ tịch UBND xã Kiên Thành: “Gần cuối năm 2021 xã mới nhận được quyết định công nhận Hợp tác xã rượu Kiên Thành. Khi rượu men lá Kiên Thành được nâng lên thành sản phẩm OCOP, phải có quy trình sản xuất.

Trước mắt chúng tôi triển khai mô hình theo một quy trình kiểm soát: Gạo phải có nhà cung cấp theo tiêu chuẩn gạo sạch, men là 1 nơi sản xuất, tất cả hợp tác xã khi nấu chỉ lấy 1 loại gạo, 1 loại men, mang thương hiệu lâu dài, tránh tình trạng mỗi người sản xuất 1 kiểu, chất lượng khác nhau, ảnh hưởng đến thương hiệu chung của xã. Trước mắt thí điểm mô hình này trong hợp tác xã (hiện mới có 7 thành viên), sau này sẽ kết nạp thêm các thành viên và áp dụng rộng ra cả xã”.

Rượu men lá Kiên Thành: Sản phẩm OCOP đầu tiên của người Nùng Bắc Giang
Rượu men lá Kiên Thành được đồng bào dân tộc nấu nhiều đời nay, ngoài đặc trưng men lá, nó còn ngon bởi cả nguồn nước tại địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP rượu men lá Kiên Thành, ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết: “Rượu men lá Kiên Thành được đồng bào dân tộc nấu nhiều đời nay, ngoài đặc trưng men lá, nó còn ngon bởi cả nguồn nước ở đó nữa. Để phát triển sản phẩm này cũng như sản phẩm OCOP, chúng tôi cũng đã có kế hoạch, chiến lược, như hỗ trợ bà con thành lập hợp tác xã, định hướng bà con tham gia hợp tác xã, hỗ trợ xây dựng bao bì, thương hiệu, giới thiệu quảng bá rượu...

Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường quảng sản phẩm này trong các sự kiện ở tỉnh, trong lễ hội, hội chợ, chúng tôi đều có gian hàng trưng bày. Trong thời gian tới, Hợp tác xã rượu Kiên Thành sẽ xây dựng một tổ hợp trưng cất rượu, có quy trình, quy định cụ thể để khách đến thăm, bà con có thể quảng bá giới thiệu sản phẩm…”.

Theo nhận xét của người tiêu dùng, rượu men lá nếu ủ đúng độ chín thì uống thanh mát, êm và ngấm dần, khi người uống vừa biết mình say thì đã say thật, uống không đau đầu và thơm mùi men lá… Có lẽ, chính bởi hương vị đặc trưng, khác với các loại rượu đang bán trên thị trường mà rượu Kiên Thành đang được nhiều người ưa chuộng. Rượu men lá cũng là thức quà đặc sản mang hương vị núi rừng để mọi người biếu tặng trong mỗi dịp gặp mặt, lễ tết…

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm