Tag

SEA Games 31: Xây dựng hình ảnh đẹp về người Thủ đô ngay từ việc... đi bộ

Văn hóa giao thông 09/05/2022 06:00
aa
TTTĐ - Người đi bộ muốn đi thế nào mà chẳng được - lối suy nghĩ này đã và đang ăn mòn tư duy của rất nhiều người khi tham gia giao thông. Trong những ngày diễn ra SEA Games 31 sắp tới, mỗi người dân cần xây dựng hình ảnh người Hà Nội thanh lịch văn mình ngay từ việc... đi bộ.
Đoàn viên, thanh niên hưởng ứng năm an toàn giao thông bằng hành động cụ thể Đổi mới hình thức truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô năm 2022” Hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ Mở đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp 30/4 - 1/5

Tại các phố ở trung tâm Hà Nội, chúng ta không khó để bắt gặp hình ảnh người đi bộ bất chấp nguy hiểm, băng qua đường khi có rất nhiều phương tiện giao thông đang di chuyển. Hành động này không chỉ gây mất an toàn giao thông mà còn vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

SEA Games 31: Xây dựng hình ảnh đẹp về người Thủ đô ngay từ việc... đi bộ
Người đi bộ vừa nghe điện thoại vừa thản nhiên qua đường, bất chấp dòng phương tiện đang lưu thông

Theo quan sát của phóng viên tại tuyến đường Giảng Võ, tình trạng người đi bộ sang đường tuỳ tiện xảy ra tương đối thường xuyên. Đa số người dân thường chọn cách trèo qua dải phân cách để sang đường. Cứ cách khoảng 10 mét lại có những hàng cây xanh bị người dân vén sang hai bên nhằm tạo đường đi. Điều đáng nói, tuyến đường Giảng Võ có tới 2 cây cầu đi bộ để người dân qua đường an toàn mà ít được sử dụng... Cầu đi bộ chỉ cách nhà chờ xe bus Giảng Võ vài mét tuy nhiên người dân không sử dụng mà vượt qua hàng rào chắn để sang đường.

Chị Nguyễn Thị Duyên (ở quận Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Chỗ làm đối diện điểm chờ xe bus, nếu sang đường đúng quy định thì rất mất thời gian nên tôi vẫn hay đi đường “tắt””.

SEA Games 31: Xây dựng hình ảnh đẹp về người Thủ đô ngay từ việc... đi bộ
Hàng cây giữa dải phân cách được người dân rẽ sang hai bên tạo thành lối đi riêng

Chính bởi cách sang đường tùy tiện của người đi bộ mà đã có không ít vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra. Đơn cử như đầu năm 2021, trên tuyến đường Nguyễn Trãi đã xảy ra vụ tai nạn thương tâm. Hai người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định đã bị xe máy đâm và tử vong.

Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 146/2007/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định, người đi bộ trèo qua dải phân cách, đi qua đường không đảm bảo an toàn bị phạt tiền từ 40.000 đến 80.000 đồng. Còn Điều 32, Luật Giao thông đường bộ quy định, nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ qua đường thì người đi bộ phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn và sang đường đúng các vị trí đó.

Là tài xế Grab đã lâu, anh Lê Văn Long cho biết: “Nhiều lúc tôi rất bức xúc vì người dân qua đường tùy tiện, thích sang ở đâu là sang ở đó không biết có nguy hiểm hay không. Nhiều lần đang lái xe trên đường, bất ngờ có người băng qua, tôi phải phanh gấp, may mắn tai nạn không xảy ra. Đi bộ sang đường như vậy không chỉ nguy hiểm cho bản thân mà còn có thể gây tai nạn cho người khác”.

Một cảnh sát giao thông ở chốt trực tại ngã 4 Đê La Thành giao với Giảng Võ chia sẻ: "Chế tài xử lý người đi bộ sang đường không đúng nơi quy định rất khó. Lực lượng chức năng mỏng, người đi bộ sang đường bất cứ nơi đâu, nhiều người không mang theo giấy tờ tùy thân… khiến chúng tôi không thể xử lý”.

Video ghi lại cảnh người dân qua đường khi đi qua hàng cây ngăn đường hai chiều tại Giảng Võ rất nguy hiểm khi mật độ các phương tiện tham gia giao thông rất đông

Tìm hiểu thực tế, phần lớn người dân khi được hỏi về các mức phạt đối với người đi bộ sang đường sai quy định hoặc đi không đúng phần đường dành riêng thì kết quả thu về chỉ là những cái gãi đầu ấp úng. Đó là dấu hiệu cho thấy cơ quan chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật giao thông một cách rộng rãi và thường xuyên hơn. Ngoài ra, xử phạt hành chính nghiêm cũng là biện pháp quan trọng giúp nâng cao ý thức của người dân, từ đó góp phần giúp cho xã hội ngày càng văn minh, hình ảnh Thủ đô ngày càng đẹp hơn.

Đọc thêm

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông Văn hóa giao thông

Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông

TTTĐ - Với mong muốn nâng cao nhận thức về lái xe an toàn và văn hóa giao thông trong cộng đồng, Toyota Việt Nam đồng hành cùng Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình Ngày hội Thanh niên với văn hóa giao thông năm 2024 với chủ đề “Ứng dụng chuyển đổi số vào tuyên truyền văn hóa giao thông”.
Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Nhiều trường hợp điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Trong đêm 21/2, Phòng Cảnh sát cơ động, Công an quận Hồng Bàng, Công an huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) đã triển khai lực lượng tuần tra vũ trang trên 1 số tuyến, địa bàn trọng điểm.
Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng Văn hóa giao thông

Kon Tum: Tài xế "quan tài bay" bị tước bằng lái 2 tháng

TTTĐ – Tài xế điều khiển xe 16 chỗ “đua tốc độ” đã bị Phòng CSGT - Công an tỉnh Kon Tum xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “vận chuyển hành khách theo tuyến cố định không có lệnh vận chuyển”.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn Văn hóa giao thông

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân TNGT trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 14/CĐ-TTg ngày 18/2/2024 chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng Văn hóa giao thông

Hải Phòng: Hai thanh niên điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng

TTTĐ - Công an quận Hồng Bàng (Hải Phòng) vừa tạm giữ phương tiện của 2 trường hợp điều khiển xe mô tô lạng lách, đánh võng
Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn Văn hóa giao thông

Tuần Tết, TP HCM xử phạt hơn 2.600 người vi phạm nồng độ cồn

TTTĐ - Ngày 16/2, Công an TP HCM đã thông tin về tình hình an toàn trật tự thành phố trong 7 ngày Tết Giáp Thìn 2024, theo đó đã xử phạt hơn 2.600 trường hợp người vi phạm nồng độ cồn.
Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội" Văn hóa giao thông

Cao Bằng: 25 trường hợp điều khiển xe ô tô bị "phạt nguội"

TTTĐ - Thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, Công an tỉnh Cao Bằng đã phát hiện 25 trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định.
Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Văn hóa giao thông

Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29/1/2024 về tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn và Lễ hội Xuân 2024.
"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông Văn hóa giao thông

"Ứng xử nghiêm khắc hơn" với các vi phạm về giao thông

TTTĐ - Hội nghị tổng kết công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 của Uỷ ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia diễn ra sáng 9/1 tại Hà Nội.
Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm Văn hóa giao thông

Giữ ổn định "sắc màu" cho "bức tranh" giao thông cuối năm

TTTĐ - Văn hóa giao thông đang được đặt làm một trong những điểm nhấn quan trọng trong Quy tắc ứng xử tại Hà Nội nhằm duy trì ý thức và xây dựng hình ảnh văn minh, thanh lịch cho cư dân Thủ đô. "Bức tranh" về tình hình di chuyển của người dân Hà Nội dịp cuối năm khá nhiều "màu sắc" vì thế chúng ta cần ý thức cao hơn nữa để đón Tết an toàn và hạnh phúc.
Xem thêm