Tag

Số cơn bão được đặt tên trong năm nay đã phá kỷ lục

Nhìn ra thế giới 12/11/2020 17:17
aa
TTTĐ - Mùa bão năm nay đã chứng kiến con số ​​kỷ lục 29 cơn bão nhiệt đới đã tàn phá khắp Trung Mỹ, Caribe và miền Đông Nam nước Mỹ.
Bão Astani giật cấp 11 đã vào biển Đông, trở thành cơn bão số 11 Bão Goni có khả năng vào biển Đông trở thành cơn bão số 10 Tin tức thế giới 31/10: Sau bão Molave, Philippines có thể chuẩn bị đón thêm hai cơn bão mới

Nhiều cơn bão bất thường trong năm

Tại Đại Tây Dương, các cơn bão sẽ được đặt tên khi tốc độ gió vượt quá 62km/giờ. Những cơn bão này đã khiến hàng nghìn người phải sơ tán và gây ra thiệt hại gần 20 tỷ USD.

Trung tâm Bão Quốc gia Mỹ (NHC) cho biết, Theta là cơn bão nhiệt đới thứ 29 được đặt tên từ đầu năm đến nay đã đánh bại kỷ lục 28 cơn bão được ghi nhận vào năm 2005.

Thậm chí, NHC đã buộc phải chuyển sang bảng chữ cái Hy Lạp sau khi những cơn bão năm 2020 làm cạn kiệt danh sách các tên bằng chữ cái Latin. Theo dự báo, cơn bão thứ 30 đang hình thành và sẽ được đặt tên trong 5 ngày tới.

“Số cơn bão đã vượt qua sự tưởng tượng, tôi nghĩ mọi người cũng ngạc nhiên bởi số lượng cơn bão xuất hiện trong năm nay”, Jill Trepanie, chuyên gia về thời tiết cực đoan, Đại học Louisiana, Mỹ cho biết.

Bão Eta gây mưa lớn, lũ lụt và lở đất nghiêm trọng tại Trung Mỹ (Ảnh: Getty)
Bão Eta gây mưa lớn, lũ lụt và lở đất nghiêm trọng tại Trung Mỹ (Ảnh: Getty)

Các chuyên gia cho biết, biến đổi khí hậu đang làm tăng nhiệt độ đại dương, khiến các cơn lốc xoáy mạnh hơn. Bên cạnh đó, sự gia tăng các cơn bão được đặt tên vào năm 2020 cũng có thể liên quan đến việc giảm thiểu ô nhiễm không khí trong khu vực trung tâm Đại Tây Dương kể từ những năm 1980 cũng như chu kỳ hiện tượng La Nina.

La Nina là hiện tượng nước biển lạnh hơn so với bình thường. Nó trái ngược hoàn toàn với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên). La Nina thường xảy ra ngay sau khi hiện tượng El Nino kết thúc. Năm 2019, El Nino diễn ra khiến nhiệt độ nhiều nơi trên Trái Đất cao kỷ lục thì năm 2020 lại hứng chịu La Nina.

“Khi nhiệt độ trái đất ở Đại Tây Dương ấm lên, các cơn bão nhiệt đới và siêu bão sẽ trở nên mạnh hơn. La Nina xuất hiện sẽ tác động biến đổi khí hậu trầm trọng hơn và dẫn tới mùa bão có sức tàn phá lớn như hiện nay”, ông Michael Mann, Giám đốc Trung tâm Khoa học Hệ thống Trái Đất thuộc Đại học quốc gia Pennsylvania (Mỹ) cho biết.

Trên toàn cầu, khi nhiệt độ đại dương tăng cùng với biến đổi khí hậu đã xảy ra một mô hình rõ ràng về cường độ bão nhiệt đới ngày càng tăng trong những thập kỷ gần đây. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6/2020 cho thấy tỷ lệ các cơn bão mạnh nhất đang tăng trung bình khoảng 8% trong một thập kỷ.

Bão Eta, đổ bộ vào Trung Mỹ trong tháng này, khiến ít nhất 130 người thiệt mạng. Eta nằm trong số những cơn bão tháng 11 mạnh nhất từng được ghi nhận. Ngoài ra, có tới 9 cơn bão nhiệt đới trong năm nay có cường độ gia tăng nhanh chóng, gây khó khăn cho công tác dự báo và chuẩn bị ứng phó.

Một tháng dồn dập 4 cơn bão

Tại Châu Á, tình hình cũng không khả quan hơn. Từ đầu năm, các cơn bão hoành hành tại nhiều khu vực đã khiến hàng triệu người mất nhà cửa và hàng nghìn người thiệt mạng.

Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey dự báo đến năm 2050, 75% lượng vốn toàn cầu đối mặt rủi ro vì lũ lụt liên tiếp xảy ra ở Châu Á. Trong đó, tiểu lục địa Ấn Độ và các vùng duyên hải0 Đông Nam Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Siêu bão Goni đổ bộ vào Philippines đầu tháng 11 (Ảnh: Reuters)
Siêu bão Goni đổ bộ vào Philippines đầu tháng 11 (Ảnh: Reuters)

Năm ngoái, một nghiên cứu trên tạp chí khoa học Nature Communications ước tính khoảng 300 triệu người ở những vùng có thể xảy ra lũ lụt do biến đổi khí hậu gây ra vào năm 2050. Phần lớn, những vùng dễ bị tổn hại nhất là các nước Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh và Việt Nam.

Năm nay, Philippines cũng phải hứng chịu siêu bão Goni. Đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines kể từ khi hứng bão Haiyan khiến hơn 6.300 người thiệt mạng vào năm 2013. Goni là cơn bão nhiệt đới thứ 18 đổ bộ vào Philippines và cũng là cơn bão mạnh nhất thế giới tính từ đầu năm 2020 đến nay.

Riêng trong tháng 10/2020 đã có 4 cơn bão và một áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam. Theo thống kê của cơ quan dự báo quốc gia, trong lịch sử, số lượng bão và áp thấp nhiệt đới tương tự như vậy chỉ xảy ra vào tháng 10/1983.

Báo cáo của Liên hợp quốc mới đây cũng cho biết, thế giới đang đối mặt với các hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng trong 20 năm qua. Trong đó, Châu Á bị tác động mạnh nhất. Các đợt nắng nóng gây chết người, hạn hán, lũ lụt và bão sẽ trở nên phổ biến hơn ở Châu Á.

Đại diện đặc biệt của Tổng thư ký Liên hợp quốc về giảm thiểu rủi ro thiên tai, bà Mami Mizutori cảnh báo, đại dịch Covid-19 với những tác động nghiêm trọng nhưng thảm họa thiên tai còn tàn khốc hơn nhiều lần.

Biến đổi khí hậu gây mưa lũ liên tiếp ở Châu Á Biến đổi khí hậu gây mưa lũ liên tiếp ở Châu Á

TTTĐ - Từ Trung Quốc, Ấn Độ đến Việt Nam, hàng triệu người phải đối mặt với nguy cơ mất an toàn tính mạng và ...

Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát dịch bệnh mới… Biến đổi khí hậu có thể làm bùng phát dịch bệnh mới…

TTTĐ - Các virus không hoạt động lâu nay bỗng quay trở lại hay sự bùng phát của bệnh đậu mùa, sốt xuất huyết, zika ...

Khu vực nào chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu Khu vực nào chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu

TTTĐ - Châu Á sẽ là khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu so với các khu vực khác ...

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm