Tag

Sử dụng tài nguyên nước hiệu quả, bền vững giúp thích ứng với biến đổi khí hậu

Môi trường 04/11/2020 08:00
aa
TTTĐ - Xác định tài nguyên nước giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống, là điều kiện đầu tiên để duy trì sự sống của con người nên đòi hỏi quá trình khai thác, sử dụng nguồn nước phải hợp lý, hiệu quả và mang tính bền vững. Những năm qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền địa phương thực hiện nhiều giải pháp quản lý nguồn nước theo phương thức tổng hợp, toàn diện, hiệu quả, góp phần bảo vệ môi trường trước diễn biến của biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên nước Trình Bộ phê duyệt 93 hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
Việc quan trắc tài nguyên nước sẽ được Bộ tài nguyên và Môi trường quan tâm hơn trong thời gian tới
Việc quan trắc tài nguyên nước sẽ được Bộ tài nguyên và Môi trường quan tâm hơn trong thời gian tới

Đáng báo động tình trạng cạn kiệt nguồn nước

Việt Nam được đánh giá là quốc gia thiếu nước, với tổng lượng nước mặt trung bình hằng năm khoảng 830 tỷ m3 (vì theo chỉ tiêu đánh giá của Hội TNN quốc tế, quốc gia được coi là thiếu nước nếu chưa có đến 4.000 m3/người/năm. Việt Nam khoảng 3.370 m3/người/năm từ nguồn nước nội sinh), phân bố chủ yếu ở các lưu vực sông: Cửu Long, Hồng, Thái Bình, Ðồng Nai, chiếm gần 80% tổng lượng nước mặt của cả nước.

Trong khi đó, hơn 60% số lượng nước được sản sinh từ nước ngoài, chỉ có khoảng 310 tỷ m3 được sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam và trữ lượng nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm...

Số liệu thống kê từ Cục Quản lý tài nguyên nước cho thấy, đến hết tháng 3/2020, cả nước hiện có 44/55 tỉnh có xã thiếu nước hoặc có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt; 11/55 tỉnh không xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Có khoảng 1.059 xã đang trong tình trạng thiếu nước và có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt trong thời gian tới (chiếm 10% tổng số xã trên cả nước).

Theo Cục trưởng Quản lý tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường Hoàng Văn Bẩy: Lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 37%, còn lại là xuất phát từ bên ngoài lãnh thổ, trong khi đó nhu cầu về nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng. Ðiều đó đang đặt ra những thách thức to lớn về an ninh nguồn nước.

Trước thực trạng nêu trên, thời gian qua, công tác điều tra tài nguyên nước mặt, nước ngầm ở Việt Nam được chú trọng, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp các bộ, ngành liên quan và các địa phương tập trung điều tra, đánh giá, tìm kiếm nguồn nước phục vụ chống hạn cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng khan hiếm nước, phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tập trung kiểm soát, quản lý chặt chẽ quy trình vận hành, bảo đảm việc điều tiết khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, thông minh các nguồn nước phục vụ đa mục tiêu, đáp ứng cho sản xuất, giảm lũ và phát điện. Mặt khác kiên quyết xử lý các hành vi xả thải chưa đạt quy chuẩn vào môi trường, vi phạm trong việc vận hành giảm lũ cho hạ du, điều tiết nước trong mùa cạn, bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ...

Để tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên nước trong bối cảnh có rất nhiều thách thức tới an ninh nguồn nước quốc gia, các công cụ quản lý đang được ưu tiên xác lập và triển khai thực hiện, trong đó có quy hoạch tài nguyên nước. Trên cơ sở quy định trong Luật Tài nguyên nước năm 2012, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) đang tích cực triển khai lập quy hoạch tài nguyên nước ở cấp độ quốc gia và vùng cho 10 lưu vực sông liên tỉnh lớn.

Trước mắt, Bộ đặt mục tiêu sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch nguồn nước cho hai lưu vực sông Se San và Srê-pốk (Lưu vực 2S) vào cuối năm 2020. Đây sẽ là các quy hoạch nguồn nước đầu tiên của cả nước.

Khác với các quy hoạch chuyên ngành trước đây, quy hoạch tài nguyên nước được xây dựng trên phạm vi toàn lưu vực với hướng tiếp cận tổng hợp, đa ngành, đa mục tiêu; xem xét đồng bộ cả số lượng nước và chất lượng nước; kết hợp cả khai thác sử dụng với bảo vệ tài nguyên nước và các tài nguyên có liên quan; ưu tiên hướng tiếp cận quản lý nguồn bên cạnh nhiệm vụ truyền thống về kiểm kê nguồn nước.

Lưu vực 2S thuộc lưu vực sông Mê Công và là một trong 8 lưu vực sông quốc tế của Việt Nam bắt nguồn từ Việt Nam rồi chảy qua Campuchia. Nằm trên 5 tỉnh ở Tây Nguyên (Đắc Lắc, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng), Lưu vực 2S trên lãnh thổ Việt Nam có tổng diện tích là 29.885 km2 với tổng lượng dòng chảy hằng năm khoảng 30 tỷ m3 và dân số khoảng 4,5 triệu người. Đây là vùng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế quan trọng liên quan đến khai thác sử dụng nước như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy điện, công nghiệp và dịch vụ…

Tuy nhiên, tài nguyên nước của Lưu vực 2S – yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của các ngành kinh tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức và có nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt do sự gia tăng sử dụng nước nhanh chóng trong lưu vực, suy giảm diện tích rừng đầu nguồn, gia tăng lượng chất xả thải chưa qua xử lý và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên nước trên lưu vực 2S hiện nay vẫn chủ yếu theo hướng tiếp cận đơn ngành, cục bộ dẫn tới tình trạng cạnh tranh trong khai thác, sử dụng nguồn nước giữa các ngành, các địa phương ngày càng gia tăng.

Với sự hỗ trợ của Dự án “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê Công” do Ngân hàng Thế giới tài trợ, Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực 2S giai đoạn 2020-2030 tầm nhìn đến 2050 bao gồm ba hợp phần là quy hoạch phân bổ nguồn nước; quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước; và quy hoạch phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Ngoài ra, một Báo cáo “Đánh giá Môi trường Chiến lược”, cũng là lần đầu tiên đối với quy hoạch này, cũng đang được xây dựng theo quy định của Luật Quy hoạch 2017.

“Bên cạnh quản lý nhà nước về tài nguyên nước bằng quy hoạch tài nguyên nước, Bộ TNMT cũng ưu tiên đẩy mạnh lập các tổ chức quản lý lưu vực sông, đặc biệt cho các lưu vực sông liên tỉnh lớn. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kiến nghị của Bộ trao thêm chức quản lý lưu vực sông, là Lưu vực sông Cửu Long và Lưu vực sông Sê San và Srê-pốk thuộc lưu vực sông Mê Công, cho Ủy ban sông Mê Công Việt Nam bằng việc ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg. Từ nay, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam bên cạnh các nhiệm vụ liên quan đến quản lý toàn bộ lưu vực sông Mê Công trong hợp tác tiểu vùng và quốc tế, sẽ có cơ hội tham gia, hỗ trợ quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên Lưu vực sông Cửu Long và Lưu vực sông Sê San và Srê-pốk thông qua vận hành tổ chức lưu vực sông đặc biệt trong tham gia xây dựng, giám sát thực hiện và cập nhật các quy hoạch liên quan trong lưu vực, kể cả các vấn đề liên quan đến hợp tác sử dụng và quản lý tài nguyên nước xuyên biên giới”, ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam cho biết.

Bộ TN&MT hiện cũng đang đẩy mạnh việc triển khai xây dựng Quy hoạch tổng hợp Lưu vực sông Cửu Long giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào cuối năm 2021.

Bảo vệ tài nguyên nước là chìa khoá ứng phó với biến đổi khí hậu

Mối liên hệ rõ ràng giữa nước và biến đổi khí hậu trong một thời gian dài đã bị bỏ qua trong các hội nghị thượng đỉnh về khí hậu quốc tế. Biến đổi khí hậu làm tăng cường độ và tần suất của thiên tai và các sự kiện cực đoan liên quan đến tài nguyên nước. Ủy ban Nước của Liên hiệp quốc (UN-Water) cũng dự đoán, hai phần ba dân số thế giới sẽ có thể bị ảnh hưởng bởi thách thức về nguồn nước vào năm 2025.

Khi dân số toàn cầu tăng lên, nhu cầu về nước tăng cũng khiến cho tài nguyên thiên nhiên trở nên cạn kiệt và tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra ở nhiều nơi. Theo đó, các giải pháp bảo vệ tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững để ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chính vì thế, giải quyết các vấn đề về tài nguyên nước chính là chìa khóa giúp thích ứng tốt hơn đồng thời có thể giảm tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, theo đó các nhà hoạch định chính sách phải coi tài nguyên nước như một giải pháp thiết thực giúp thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời đối với cộng đồng người dân, thông qua các hoạt động nhỏ hằng ngày như sử dụng tiết kiệm nước cũng đã góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: “Chúng ta cần xác định việc quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước sẽ giúp thích ứng tốt hơn và giảm thiểu các thiệt hại của biến đổi khí hậu. Sử dụng nước hợp lý thông qua các phương án điều tiết nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, tăng cường tái sử dụng nước thải, trữ nước mưa hiệu quả sẽ giúp chống lại hạn hán, lũ lụt và ô nhiễm nguồn nước; quản lý và bảo vệ tốt các vùng đất ngập nước với các hệ sinh thái tự nhiên sẽ giúp tăng hấp thụ các-bon và giảm thiểu sức tàn phá của thiên tai; áp dụng các công nghệ tưới tiết kiệm, hiện đại trong nông nghiệp sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính và giảm thiểu thiệt hại do thiếu nước…”.

Do đó, để có giải pháp bảo vệ tài nguyên nước, trong thời gian tới, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đã tăng cường triển khai xây dựng, hoàn thiện các trạm quan trắc tài nguyên nước; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước; thực hiện các giải pháp phòng, chống khô hạn, xâm nhập mặn, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, trước mắt ưu tiên những vùng bị ảnh hưởng nặng;

Tăng cường khả năng trữ nước thông qua các giải pháp phi công trình trong quản lý nguồn nước dựa vào xu thế tự nhiên trên cơ sở dự báo dài hạn về khí hậu, thủy văn, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Ðồng thời, tiếp tục đôn đốc các địa phương hoàn thành danh mục nguồn nước và tổ chức cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước nhằm bảo đảm sự lưu thông dòng chảy, khả năng thoát lũ, phòng chống sạt lở lòng bờ, bãi sông, hướng tới xanh hóa các dòng sông;

Ðẩy nhanh tiến độ các chương trình, dự án bảo đảm nước sạch và vệ sinh cho mọi người, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng biển, hải đảo, vùng khan hiếm nước…

Theo báo cáo của Cục Quản lý tài nguyên nước, Cục vừa có tổng hợp, hoàn thiện theo ý kiến góp ý các Bộ, ngành, địa phương đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 82/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; tổng hợp và hoàn thiện theo ý kiến góp ý các Bộ, ngành, địa phương đối với Thông tư ban hành định mức kinh tế kỹ thuật quy hoạch tổng hợp lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh; xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn nội dung, biểu mẫu kiểm kê, báo cáo kết quả kiểm kê tài nguyên nước.

Cùng với đó, Cục đã trình đã hoàn thiện dự toán dự án, trình Bộ phê duyệt nội dung, dự toán dự án lập "Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050”; tổng hợp và hoàn thiện theo ý kiến góp ý các Bộ, ngành, địa phương đối với nhiệm vụ “Lập Nhiệm vụ quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Đồng Nai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050”. Hiện nay, Cục đang triển khai xây dựng “Nhiệm vụ Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn và lưu vực sông Ba”.

Bên cạnh đó, Cục đã tích cực chỉ đạo phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát việc vận hành các hồ chứa theo quy trình vận hành liên hồ, đến nay 100% đã được kết nối, cung cấp thông tin, dữ liệu hàng ngày; tăng cường công tác cấp phép khai thác sử dụng tài nguyên nước, thực hiện phân bổ nguồn nước hợp lý cho các mục đích sử dụng nước; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả; triển khai, thực hiện việc cấp quyền khai thác tài nguyên nước cho các tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất. Tính đến ngày 15/7/2020, Cục đã thẩm định và trình Bộ phê duyệt 656 hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tổng số tiền trên 9.957 tỷ đồng.

Chỉ đạo tăng cường cải cách thủ tục hành chính, cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 đối với 20 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên nước theo Quyết định số 2568/QĐ-BTNMT, ngày 20 tháng 10 năm 2017 và Quyết định số 1957/QĐ-BTNMT ngày 19/6/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tính đến ngày 15/7/2020, Cục tiếp nhận và thẩm định 99 hồ sơ (trong đó theo hình thức trực tuyến 20 thủ tục); trả kết quả 96 thủ tục (trong đó 67 thủ tục chuyển tiếp năm 2019) đảm đúng thời gian, quy trình theo quy định.

Triển khai xây dựng quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo Thông báo số 33/TB-BTNMT ngày 22/4/2020, Cục Quản lý tài nguyên nước đã xây dựng dự thảo quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước gửi xin ý kiến các đơn vị trong Bộ. Hiện nay, Cục đã hoàn thiện theo các ý kiến góp ý và trình lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Để quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả, công bằng và bền vững, ngành nước cần nỗ lực cải thiện và bổ sung chính sách để khắc phục tình trạng này dựa trên những nguyên lý cơ bản của thể chế kinh tế thị trường. Theo Phó Giáo sư Tiến sỹ Nguyễn Thế Chinh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường: Thuế tài nguyên nước, phí và lệ phí tài nguyên nước cần được đánh giá đầy đủ dựa trên giá trị gia tăng mà nước mang lại cho nền kinh tế, căn cứ dựa trên quy hoạch nước và phân phối nước cho các mục đích sử dụng khác nhau. Đồng thời, nhìn nhận quan điểm định giá nước là cần thiết dựa trên giá trị kinh tế của nước với các mục tiêu cạnh tranh như: nước sử dụng cho sinh hoạt, nông nghiệp, giao thông đường thủy và nuôi trồng thủy sản. Mỗi mục đích sử dụng sẽ có một mức giá nước riêng, phụ thuộc vào chất lượng nước yêu cầu, phương thức sử dụng, chi phí cơ hội, ngoại ứng môi trường. Theo đó, Việt Nam có thể áp dụng mức giá nước cao tạm thời như Ôxtrâylia đã thực hiện khi diễn ra tình trạng khan hiếm nước ở các thành phố, biện pháp này sẽ giúp điều phối nguồn nước giữa các khu vực, góp phần đảm bảo cung cấp nước liên tục cho người dân.

Ngoài ra, ngành nước cần sớm hoàn thiện hệ thống thông tin quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, đảm bảo thông tin đầy đủ để thuận tiện cho việc áp dụng, vận hành các công cụ thị trường trong quản lý tài nguyên nước; hoàn thiện các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: làm rõ cơ sở sản xuất như thế nào là quy mô tập trung để dễ dàng xác định đối tượng cần nộp phí bảo vệ môi trường công nghiệp cũng như ngăn chặn hành vi trốn tránh nộp phí, làm rõ cách tính phí đối với doanh nghiệp khai thác cát, khoáng sản...Cụ thể, mức phí bảo vệ môi trường cần bao hàm đầy đủ chi phí xử lý nước thải, ít nhất là chi phí vận hành bảo dưỡng hệ thống xử lý, chi phí khấu hao và đầu tư nâng cấp mới hệ thống xử lý nước thải.

Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước đảm bảo nguyên tắc người hưởng lợi phải trả tiền; mở rộng công cụ chính sách quản lý nhà nước dựa trên tiếp cận thị trường bằng cách khuyến khích việc dán nhãn sinh thái và tuyên truyền cho người tiêu dùng các sản phẩm tiết kiệm nước. Hơn nữa, cần có cơ chế hỗ trợ, khuyến khích kinh tế đối với những ngành, lĩnh vực và các đối tượng sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, tái sử dụng và tuần hoàn nước.

* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020”

Đọc thêm

Trung đoàn 720 tích cực giúp dân chống hạn Môi trường

Trung đoàn 720 tích cực giúp dân chống hạn

TTTĐ - Từ tháng 10/2023 đến nay, khu dự án kinh tế - quốc phòng Trung đoàn 720 (Binh đoàn 16) đóng quân trên địa bàn xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, chưa có mưa. Để đảm bảo cho các loại vườn cây không bị thiệt hại, Đảng ủy, chỉ huy Trung đoàn 720 đã bàn nhiều biện pháp, huy động tối đa phương tiện, các nguồn nước tại chỗ.
Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, nắng nóng ở Nam Bộ tiếp tục diễn ra. Ngày 27-28/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C; thời điểm diễn ra nắng nóng từ 12-15 giờ. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 45-50%.
Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng Môi trường

Cát tặc lộng hành, công an mật phục tới 1 giờ sáng

TTTĐ - Bãi bồi ven sông Thu Bồn qua Gò Nổi, thị xã Điện Bàn thời gian qua bị các đối tượng ngang nhiên trộm cát khiến người dân và chính quyền vào cuộc.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng Môi trường

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26-27/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-50%; thời gian xảy ra nắng nóng từ 12-15 giờ.
Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh” Môi trường

Hàng chục nghìn người “cháy” hết mình tại sự kiện vì môi trường “Ngày hội Xanh”

TTTĐ - Ngày 24/3, sự kiện “Ngày hội Xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Vingroup) lần đầu tiên tổ chức đã diễn ra trên quy mô lớn tại tại Grand World, Ocean City. Chuỗi hoạt động về môi trường sôi động, hấp dẫn đã thu hút hàng chục nghìn người tham gia.
Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại Môi trường

Công ty Thiên Thanh có dấu hiệu chôn lấp rác thải nguy hại

TTTĐ - Lực lượng chức năng Bộ Công an phối hợp với các đơn vị tại tỉnh Đồng Nai đã tiến hành kiểm tra đột xuất khuôn viên khu B, nhà máy xử lý chất thải thông thường và nguy hại thuộc Công ty Cổ phần Môi trường Thiên Thanh tại xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai nơi có dấu hiệu chôn hàng ngàn tấn chất thải nguy hại.
Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá Môi trường

Quảng Nam: Mỏ cát ĐB2B Điện Thọ được phê duyệt kế hoạch đấu giá

TTTĐ - Mỏ cát ĐB2B tại thị xã Điện Bàn chưa thăm dò khoáng sản vừa được UBND tỉnh Quảng Nam đưa vào danh mục đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác Môi trường

Hà Nội sáng và đêm có mưa nhỏ, sương mù rải rác

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25-26/3, khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến từ 45-50%.
Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre Môi trường

Tặng nước sạch cho người dân Trà Vinh, Bến Tre

TTTĐ - Nhân Ngày Nước thế giới 22/3, báo Tiền Phong phối hợp Tập đoàn Keppel cùng Tỉnh đoàn Bến Tre, Tỉnh đoàn Trà Vinh tổ chức trao tặng 2 hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn cho người dân.
Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng Môi trường

Nhức nhối vấn nạn đổ trộm phế thải để san lấp mặt bằng

TTTĐ - Mặc dù chính quyền các địa phương và cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt ra quân xử lý tình trạng đổ trộm phế thải xây dựng xuống hành lang đường, hệ thống đê điều, sông ngòi, đất nông nghiệp… Tuy nhiên, tình trạng vi phạm vẫn diễn ra công khai, gây nhức nhối trong dư luận.
Xem thêm