Tag

Sử dụng vắc xin cần phù hợp với các biến chủng của cúm mùa

Tin Y tế 24/09/2022 13:06
aa
TTTĐ - Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cách phòng, chống hiệu quả nhất bệnh cúm mùa do nhiễm khuẩn đường hô hấp là tiêm phòng vắc xin.
Bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa Khuyến cáo về việc phòng chống bệnh cúm mùa Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh cúm mùa Quản lý mua bán sinh phẩm xét nghiệm, thuốc chữa bệnh cúm mùa

Phát biểu tại Hội thảo khoa học "Cập nhật phòng tránh bệnh cúm mùa đông xuân năm 2022-2023" do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức, PGS.TS Bùi Vũ Huy, nguyên Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, ở Việt Nam, cúm mùa chủ yếu xảy ra vào mùa đông với bất cứ ai và ở bất kỳ độ tuổi nào.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 hoành hành, mô hình bệnh cúm phần nào được thay đổi nên cúm mùa có thể xảy ra vào các thời điểm khác nhau trong năm. Tuy nhiên, tỉ lệ mắc cúm vào mùa Thu- Đông vẫn sẽ cao hơn nhiều so với các thời điểm khác.

Sử dụng vắc xin cần phù hợp với các biến chủng của cúm mùa
Hội thảo khoa học "Cập nhật phòng tránh bệnh cúm mùa đông xuân năm 2022-2023"

Cũng theo chuyên gia, cúm mùa tuy là bệnh không quá nguy hiểm nhưng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng đối với nhóm người có nguy cơ cao, trong một số trường hợp có thể tử vong.

Theo WHO, tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để ngăn chặn nhiễm cúm và các biến chứng nghiêm trọng. Hàng năm, WHO đưa ra khuyến nghị về thành phần vắc xin cần nhắm vào các chủng tiêu biểu nhất đang lưu hành.

Vắc xin cúm mùa tam giá (3 chủng) đang phổ biến hiện bao gồm 2 chủng cúm A và một chủng cúm B. Tuy nhiên, các chủng được khuyến nghị có thể không phản ánh hết những chủng đang lưu hành hiện tại.

Vậy nên, có thể nói, vắc xin cúm mùa 3 chủng hiện nay không phải là tối ưu nhất để bảo vệ mọi người chống lại bệnh cúm mùa.

Việc bổ sung chủng virus cúm B thứ 2 vào các vắc xin cúm mùa tam giá hiện tại sẽ giúp giải quyết các vấn đề không phù hợp trên.

Hiện nay, có nhiều loại vắc xin cúm mùa đang được sử dụng tại các cơ sở tiêm chủng, song các chuyên gia nhận định, vắc xin cúm mùa tứ giá (4 chủng) GCFLU Quadrivalent (2 chủng A và 2 chủng B) là dòng vắc xin có thể giúp phòng 4 chủng cúm mùa mới nhất theo khuyến cáo WHO hàng năm.

Vắc xin cúm mùa tứ giá GCFLU Quadrivalent được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và có thể sử dụng trong tất cả giai đoạn của thai kỳ, mang lại hiệu quả bảo vệ cao, an toàn cho cả mẹ bầu và em bé.

Chuyên gia cũng khuyến cáo các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm phòng vắc xin GCFLU Quadrivalent là người già từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ mang thai, mới sinh đến sau sinh 2 tuần, trẻ em.

Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, bên cạnh tiêm phòng vắc xin, để phòng bệnh, mỗi người cần thực hiện các vấn đề liên quan đến vệ sinh tay, sát khuẩn, hạn chế tụ tập, khẩu trang và quan trọng nhất là ý thức người dân.

Tại Hội thảo, ông Kang Jin-Han, thành viên Hội đồng quản trị Liên đoàn Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc đưa ra khuyến cáo, do các chủng virus cúm có thể thay đổi hàng năm nên mỗi năm, tất cả mọi người trên 6 tháng tuổi nên tiêm vắc xin chủng cúm nhắc lại.

Đặc biệt, việc tiêm vắc xin này cần được ưu tiên đối với nhóm trẻ từ 6 tháng đến 4 tuổi, người trên 50 tuổi, phụ nữ có thai và những người mắc các bệnh mãn tính để giảm thiểu tối đa các biến chứng nặng không mong muốn.

Cũng tại Hội thảo PGS.TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Khu vực miền Bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã nhấn mạnh về hệ lụy khi đồng nhiễm cúm với một bệnh truyền nhiễm khác.

Theo ông Thái, nhiều người có thể đồng nhiễm 2-3 bệnh, ví như nhiễm cúm, COVID-19, sốt xuất huyết, khi ấy nguy cơ bị nặng rất cao và gây khó khăn trong việc chỉ định dùng thuốc điều trị.

Theo ông Thái, hiện các vắc xin cúm tại Việt Nam cơ bản các nhà sản xuất cố gắng cập nhất hết các chủng đang lưu hành được WHO khuyến cáo. Tuy nhiên với mỗi công nghệ có ưu và nhược điểm khác nhau.

Và không vắc xin nào đảm bảo 100% vấn đề bảo vệ, nhưng điều quan trọng nhất cho tới thời điểm này là các vắc xin đều đảm bảo phòng các tình trạng nặng, tử vong và nhập viện.

“Tiêm vắc xin không những tránh được bệnh cúm còn giúp tránh các bệnh khác nữa, giúp cho hệ miễn dịch khỏe”, PGS.TS. Phạm Quang Thái nhấn mạnh.

Còn theo ý kiến của TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Trung ương, có 4 chủng (còn gọi là týp -types) virus cúm: A, B, C và D.

Trong đó, các virus cúm A và B thường gây ra những đợt bùng phát bệnh ở người theo mùa (nên thường được gọi là cúm mùa).

Các đợt bùng phát cúm chủ yếu xảy ra vào mùa Đông - Xuân (ở Mỹ, cúm hầu như chỉ xảy ra vào mùa Đông).

Virus cúm A là virus cúm duy nhất được biết đến là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm, như những lần dịch cúm toàn cầu.

Đại dịch thường xảy ra khi có một loại virus cúm A mới hoặc là khác với trước đây xuất hiện, kèm theo có hai đặc tính lây nhiễm mạnh và lây lan nhanh từ người sang người.

Nhiễm virus cúm C thường gây ra bệnh nhẹ và không được cho là gây dịch ở người. Virus cúm D chủ yếu ảnh hưởng đến gia súc và chưa được ghi nhận là có thể lây nhiễm hoặc gây bệnh cho người.

Vắc xin phòng cúm hiện nay được sản xuất để bảo vệ, chống lại các chủng virus cúm gây dịch theo mùa bao gồm virus cúm A (H1N1), virus cúm A (H3N2), virus cúm B/Victoria và virus cúm B/Yamagata.

Tuy nhiên, tiêm vắc xin cúm cùng với việc dự phòng được các chủng virus cúm khác có đặc tính kháng nguyên tương tự virus được sử dụng để sản xuất vắc xin.

Vì vậy tiêm vắc xin phòng cúm là giải pháp dự phòng cúm chủ động và hiệu quả. Xu hướng hiện nay, cộng đồng đang ghi nhận vai trò của vắc xin phòng cúm tứ giá (mang kháng nguyên của 4 loại virus cúm - 2 loại virus cúm A và 2 loại virus cúm B) cả về khía cạnh hiệu quả phòng bệnh và chi phí y tế trực tiếp cũng như gián tiếp.

Đọc thêm

TP HCM: Đã có 59 phường, xã thành lập tổ bắt chó thả rông Tin Y tế

TP HCM: Đã có 59 phường, xã thành lập tổ bắt chó thả rông

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP HCM thông tin, hiện UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện đang tổ chức tiêm phòng dại cho chó, mèo trên địa bàn; hỗ trợ 50% chi phí vắc xin cho 5 huyện ngoại thành và hiện có 59 phường, xã thành lập tổ bắt chó thả rông.
Phẫu thuật thành công ung thư đại tràng cho cụ bà 95 tuổi Tin Y tế

Phẫu thuật thành công ung thư đại tràng cho cụ bà 95 tuổi

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện K, bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho cụ bà 95 tuổi (Nam Định) được phát hiện u đại tràng sigma.
Bác bỏ thông tin “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe” Tin Y tế

Bác bỏ thông tin “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe”

TTTĐ - Chiều 26/3, Bộ Y tế đã có thông tin lý giải về việc nhiều người cho rằng việc khi đi thi hay đổi bằng lái xe không cần khám sức khỏe.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao Sức khỏe

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 25/3/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao.
Phẫu thuật phụ khoa trên bệnh nhân cứng khớp thái dương hàm hiếm gặp Tin Y tế

Phẫu thuật phụ khoa trên bệnh nhân cứng khớp thái dương hàm hiếm gặp

TTTĐ - Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân V.T.L (33 tuổi, Ninh Bình) bị xuất huyết âm đạo. Đáng chú ý, bệnh nhân có tình trạng đường thở khó do tiền sử chấn thương hàm mặt từ nhỏ nhưng không được điều trị.
Hoại tử ngón tay vì điện giật Tin Y tế

Hoại tử ngón tay vì điện giật

TTTĐ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã điều trị thành công ca bệnh bị hoại tử nhiễm trùng nặng ngón tay trái sau tai nạn điện giật khi sửa bình nóng lạnh.
Mắc ung thư phổi vì thói quen mỗi ngày một bao thuốc lá Tin Y tế

Mắc ung thư phổi vì thói quen mỗi ngày một bao thuốc lá

TTTĐ - Bị đau đầu, chóng mặt, ho liên tục một tháng không khỏi, nam bệnh nhân (53 tuổi, Hà Nội) đi khám sức khỏe tổng quát và bàng hoàng phát hiện ung thư phổi di căn não từ thói quen mỗi ngày một bao thuốc lá kéo dài suốt 30 năm nay.
Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1 Tin Y tế

Bộ Y tế khuyến cáo các biện pháp phòng, chống cúm A/H5N1

TTTĐ - Chiều tối 24/3, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có thông tin về trường hợp mắc cúm A/H5N1 tại Khánh Hòa tử vong.
Đề xuất xây dựng văn bản cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử Tin Y tế

Đề xuất xây dựng văn bản cấm hoàn toàn thuốc lá điện tử

TTTĐ - Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết đang lấy ý kiến chuyên gia, đề xuất xây dựng chính sách cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, quảng cáo thuốc lá mới, trong đó có thuốc lá điện tử.
Hà Nội chủ động triển khai công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh Tin Y tế

Hà Nội chủ động triển khai công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội đã có Công văn số 1073/SYT-NVY về việc chủ động triển khai công tác giám sát phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Xem thêm