Tag
DỰ ÁN TRỒNG RỪNG SƠN TRA TẠI SA PA, LÀO CAI:

Tắc trách "nhỏ" của BQL Vườn Quốc gia Hoàng Liên gây ra thiệt hại "lớn" tại dự án trồng cây sơn tra

Bạn đọc 06/09/2019 12:25
aa
TTTĐ - Kiểm lâm thiếu trách nhiệm cộng với sự đánh giá chưa đầy đủ sự tác động của những yếu tố ảnh hưởng tới dự án trồng cây sơn tra của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã khiến cho nhiều diện tích rừng Sơn tra bị ảnh hưởng.

Tắc trách

Bài liên quan

Tràn lan sai phạm trong rừng cây Sơn tra tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên

Báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có bài viết phản ánh "Tràn lan sai phạm trong rừng cây sơn tra tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên". Theo đó, Vườn Quốc gia Hoàng Liên còn nhiều thiếu sót về hồ sơ, hợp đồng, biên bản nghiệm thu… trong dự án trồng cây sơn tra trong khu vực phân khu phục hồi sinh thái Vườn Quốc gia Hoàng Liên, giai đoạn 2014-2018 do Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên làm chủ đầu tư.

Thiệt hại không nhỏ về rừng sơn tra

Theo bản kiểm tra chất lượng rừng thuộc dự án trồng cây sơn tra trong phân khu phục hồi sinh thái tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên từ năm 2014-2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai.

Sự đánh giá chưa đầy đủ sự tác động của những yếu tố ảnh hưởng tới dự án trồng cây Sơn tra của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã khiến cho nhiều diện tích rừng sơn tra bị ảnh hưởng.
Sự đánh giá chưa đầy đủ sự tác động của những yếu tố ảnh hưởng tới dự án trồng cây Sơn tra của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã khiến cho nhiều diện tích rừng sơn tra bị ảnh hưởng.

Về trồng rừng, đa số lô trồng rừng có tỷ lệ cây sống thấp, mật độ thiếu, cây chưa phân bố đều trên diện tích lô theo thiết kế. Có 21,62 ha không còn cây, trong đó, có 11,6 ha rừng trồng từ 3 năm tuối trở lên, đã hết thời gian kiến thiết cơ bản.

Chi cục Kiểm lâm kiểm tra phần lớn cây trồng sinh trưởng trung bình và kém, cây trồng trên lô sinh trưởng không đồng đều, do phải trồng dặm nhiều lần, đa số cây sơn tra có chiều cao và đường kính gốc chưa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Qua kiểm tra, hiện tượng sâu đục thân, nhiều cây đã bị chết trong khi chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả. Phần lớn diện tích lô trồng rừng sơn tra có diện tích nhỏ, phân tán với 254 ha/124 lô/34 khoảnh/12 tiểu khu thuộc 4 xã Bản Hồ, Tả Văn, Lao Chải, San Sả Hồ và có nhiều diện tích dưới 0,3 ha.

Về chăm sóc, bảo vệ rừng trồng chưa đúng với hồ sơ thiết kế được duyệt, chăm sóc rừng trồng không đủ lần, đúng thời gian, chưa đảm bảo kỹ thuật như không phát thực bì, rẫy cỏ, vun gốc cây dẫn đến nhiều lô thực bì rậm rạp, lấn át cây trồng, làm cho cây trồng chậm sinh trưởng hoặc bị chết.

Đa số các lô rừng trồng chưa được các bộ phận quản lý, bảo vệ chu đáo, dẫn đến tình trạng bị gia súc phá hoại. Nhiều lô các hộ nhận khoán tiếp tục sản xuất nương nhưng việc phát và đốt nương chưa đảm bảo kỹ thuật, gây hại đến cây trồng, thậm chí đốt cháy cả cây sơn tra.

Công tác quản lý yếu kém

Về công tác tổ chức thực hiện dự án trồng cây sơn tra của Ban Quản lý vườn Quốc gia Hoàng Liên, do chưa đánh giá đầy đủ tác động của các yếu tố khách quan như tình hình khí hậu thời tiết, thực trạng đất đai, tập quán sản xuất của người dân địa phương nên gặp khó khăn, ảnh hưởng bất lợi đến tiến độ, kết quả trồng rừng và hiệu quả của dự án.

Vườn Quốc gia Hoàng Liên chưa thực sự quyết liệt chỉ đạo hộ nhận khoán khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng được cơ quan chức năng kiểm tra hàng năm đã chỉ ra.

Không những vậy, cán bộ kiểm lâm địa bàn chưa thực hiện tốt trách nhiệm trong việc tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và nghiệm thu kết quả các hộ nhận khoán thực hiện trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng theo hợp đồng.

Công tác phối hợp của Vườn quốc gia với cấp ủy, chính quyền các xã để triển khai thực hiện dự án chưa được thường xuyên, chặt chẽ nên chưa phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc đôn đốc, giám sát các hộ nhận khoán thực hiện đầy đủ hợp đồng trồng rừng.

Ngoài ra, nhiều hộ dân tham gia chưa nhiệt tình thực hiện trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng sơn tra. Việc trồng rừng sơn tra chưa có mô hình ở địa phương nên gia đình người dân còn thụ động, thiếu kinh nghiệm khi tham gia dự án.

Trước đó, theo biên bản kiểm tra ngày 16/7/2018 của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lào Cai về kết quả trồng, chăm sóc rừng trồng thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác của Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Giai đoạn từ năm 2014 đến 2017, Vườn Quốc gia Hoàng Liên chưa có báo cáo khắc phục những tồn tại và cũng chưa tổ chức chăm sóc rừng trồng với lý do hết kinh phí đầu tư.

(Còn nữa…)

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm