Tag

Tai nạn giao thông - những giọt nước mắt chảy ngược

Phóng sự 10/05/2018 15:00
aa
TTTĐ - Lạng lách, đánh võng khi tham gia giao thông, uống rượu bia rồi phóng xe điên cuồng để thể hiện bản thân… là việc không ít thanh niên vẫn làm mỗi ngày. Sự cẩu thả, coi thường mạng sống đó đã gây ra nhiều nỗi đau cho chính bản thân họ, người thân và ám ảnh cho gia đình, xã hội.
Tai nạn giao thông - Những giọt nước mắt chảy ngược


Từ số báo này, báo Tuổi trẻ Thủ đô giới thiệu loạt bài viết “Tai nạn giao thông: Những giọt nước mắt chảy ngược” nói về sự mất mát, ám ảnh, đau khổ của những người trẻ và gia đình họ khi bị tai nạn giao thông. Chúng tôi hy vọng, loạt bài viết này phần nào giúp người trẻ thức tỉnh và có ý thức hơn mỗi khi tham gia giao thông…


Bài 1: Bàng hoàng tại hành lang phòng cấp cứu

Đầu tháng 5/2018, cái nắng đầu hè khiến ai cũng ngột ngạt. Tuy nhiên, cái nắng, nóng ấy có lẽ đã tăng gấp nhiều lần khi đặt chân đến cổng Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Phải mất tới hơn 30 phút, chúng tôi mới tìm được một chỗ gửi xe bởi áp lực giao thông và lượng xe ra vào bệnh viện quá lớn. Những chiếc xe cấp cứu liên tục hú còi chở bệnh nhân bê bết máu nhập viện.

Ở hành lang, những ông bố, bà mẹ gương mặt khắc khoải âu lo, ôm chặt chiếc túi mà trong đó có lẽ là cả gia tài của mình với hy vọng cứu được đứa con bị tai nạn giao thông thoát khỏi khỏi lưỡi hái tử thần.

Bao giờ gương mặt con lành lại?

Vừa tỉnh lại sau hai lần mổ cấp cứu liên tiếp, Nguyễn Văn Thành (28 tuổi, quê Văn Giang, Hưng Yên) vẫn tái nhợt vì mất máu. Ánh mắt Thành chậm rãi lướt nhìn một lượt bố mẹ, bạn bè đang đứng cạnh rồi lại khép lại. Đôi môi khô chỉ khẽ nhếch lên đầy mệt mỏi. Đứng cạnh con, bà Lan (mẹ Thành) thi thoảng lại nắn bóp chân con, chấm chiếc khăn ướt lên cho miệng Thành đỡ khô. Gương mặt người mẹ khắc khổ trĩu xuống vì âu lo, mệt mỏi, mất ngủ. Suốt từ đêm qua, 5 người thân trong gia đình đều không được một phút nghỉ ngơi.

Tai nạn giao thông - những giọt nước mắt chảy ngược
Gia đình, người thân túc trực bên một nam thanh niên trẻ vừa trải qua phẫu thuật sau tai nạn giao thông

Túc trực bên cạnh Thành từ khi bạn vừa nhập viện cấp cứu, Bá Ninh (Tây Hồ, Hà Nội) kể: “Thành bị tai nạn giao thông ở trên Sơn La chứ không phải ở Hà Nội. Tuy nhiên, vì chấn thương quá nặng nên sau khi được sơ cứu tại bệnh viện huyện, Thành được chuyển gấp về Bệnh viện hữu nghị Việt - Đức trong đêm”. Theo lời kể của Ninh, Thành mới rời quê lên Sơn La làm từ dịp Tết Nguyên đán. Anh làm công nhân xây dựng cho một công trình ở huyện Phù Yên. Tối cuối tuần 6/5, nhóm công nhân của Thành tổ chức liên hoan ở thị trấn. Rượu say, trên đường về, Thành tự đâm xe vào cột mốc bên đường và bất tỉnh. May có người bạn đi sau phát hiện, đưa Thành đi cấp cứu và liên hệ với người thân của anh ở quê.

Không đội mũ bảo hiểm, Thành bị chấn thương khá nặng ở vùng đầu với chẩn đoán rạn hộp sọ, tụ máu não, đa chấn thương vùng mặt, gãy xương chậu. May mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng không biết đến khi nào, cơ thể anh mới hồi phục. Từ một chàng trai to cao, khỏe mạnh, Thành nằm bất động trên giường với những ống truyền cắm đầy người. Tay chân anh đầy những vết xước chằng chéo do bị mài xuống đường lúc ngã. Những đoạn bông trắng xóa mới được các y tá thay, băng bó lại cẩn thận. Người thân trong gia đình anh phải túc trực hết ở đây để thay rửa vệ sinh cho con, đi mua cơm, lo các thủ tục giấy tờ theo chỉ định của bác sỹ.

Cứ nhắc đến con, bà Lan lại giàn giụa nước mắt: “Khổ không để đâu cho hết. Mới năm ngoái nó bị ngã ở công trường, chân còn chưa kịp hồi phục hoàn toàn thì bây giờ lại nằm bất động ở đây. Xót tiền một thì xót con mười. Mặt mũi như thế này, bao giờ lành trở lại. Tôi chẳng mong gì, chỉ mong có phép màu đến với con tôi…”.

Mẹ ơi con xin chừa!

Nằm cách Thành hai giường bệnh trong phòng Hồi sức cấp cứu, Đức Long (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đang rên xiết do từng cơn đau vết mổ hành hạ. May mắn không bị chấn thương sọ não như Thành nhưng tai nạn giao thông bất ngờ xảy đến khiến chân trái của Long bị gãy. Anh vừa phải trải qua một cuộc phẫu thuật đêm qua, đang được tiếp tục theo dõi và đợi mổ lần 2.

Nhớ lại vụ tai nạn kinh hoàng xảy đến với mình từ đêm ngày 5/5, Long vẫn chưa hết bàng hoàng. Tai nạn xảy ra vào khoảng 9h tối, khi anh cùng với một người bạn đi dự sinh nhật về. Theo Long chia sẻ, tiệc sinh nhật được tổ chức ở một nhà hàng lớn, khá đông vui. Lâu không gặp lại những người bạn cũ nên hết chén nọ đến chén kia “chào” nhau, chàng thanh niên chuếnh choáng trong hơi men từ lúc nào. Nghĩ đi sinh nhật mà để bạn phải chở về thì “xấu hổ”, “mất hết thể diện” nên Long gắng gượng điều khiển xe lúc mắt đã hoa và đầu óc không còn tỉnh táo. Tai nạn xảy ra chỉ cách nơi tổ chức tiệc chưa đầy 3km. “Em chỉ nhớ rầm một cái, người đổ ụp xuống. Sau đó tỉnh lại đã thấy mình trong bệnh viện. Nghe bạn bè em kể lại một người bạn đi ngay sau phát hiện em bị ngã xe và gọi cấp cứu. Em tự ngã chứ không phải bị ai đâm vào”, Long kể.

Có mình Long là con trai duy nhất nên từ khi anh bị tai nạn, bố mẹ Long đứng ngồi không yên, bỏ hết công việc, vườn tược ở quê (Ứng Hòa, Hà Nội) túc trực ở bệnh viện chăm sóc con. Mấy chục triệu tiền bán gà, bán vịt ông bà tích cóp chuẩn bị cho kế hoạch sửa nhà cho con lấy vợ đều đã hết nhẵn nhụi vào tiền thuốc men, chi phí phẫu thuật, mà ngày Long được xuất viện vẫn còn xa vời vợi. “Hôm qua, tôi đã phải gọi điện cho dì nó ở quê gửi tài khoản ra cho vay thêm chục triệu đồng nữa để phòng. Đi bệnh viện tốn kém không kể sao cho hết. Nào tiền ăn uống, tiền thuốc men… Đấy là vợ chồng tôi còn không dám thuê phòng để nghỉ ngơi. Lúc bố nó vào chăm thì tôi tranh thủ ra hành lang, ghế đá rải chiếu nằm nghỉ và ngược lại”, mẹ Long nước mắt ngắn dài tâm sự.

Nhìn bố mẹ hốc hác sau hai ngày đêm thức trắng lo lắng cho mình, Long càng thêm xót xa, ân hận dẫu đã quá muộn màng. “Bây giờ có hối hận cũng đã quá muộn rồi. Chỉ vì một phút ham vui, bốc đồng, em đã khiến cả gia đình vì mình mà điêu đứng, tốn kém tiền bạc. Ra trường còn chưa đỡ đần được gì cho bố mẹ lại để bố mẹ vì mình mà nặng lòng…”, những giọt nước mắt chảy tràn nơi khóe mắt, cắt ngang tiếng thổn thức của chàng trai 26 tuổi. Có lẽ nỗi đau thể xác còn theo cậu một thời gian dài sau hai lần phẫu thuật nhưng nỗi ám ảnh khi nhìn gương mặt mệt mỏi của bố, sự tất tả, âu lo của mẹ sẽ còn theo Long suốt đời… Nắm chặt bàn tay con không rời, mẹ Long vừa lau những giọt mồ hôi rịn ra trên trán con vừa động viên cậu bé: “Cố lên con, tiền bạc sau này mình lại kiếm ra được. Còn người là còn của, con cứ yên tâm nghỉ ngơi cho nhanh khỏi. Đừng suy nghĩ, lo lắng mà lại đau thêm. Mẹ chỉ cần con khỏe lại, khó khăn đến đâu, bố mẹ cũng chịu được”. Nghe mẹ nói, nước mắt lại giàn giụa gương mặt Long: “Con xin lỗi mẹ! Mẹ ơi, lần sau con xin chừa!”.

(Còn nữa)

Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm