Tag

Tài xế giảng đạo

Xã hội 14/12/2020 11:34
aa
TTTĐ - Bây giờ, dường như điều người ta dạy trẻ con nhiều nhất, mong muốn ở trẻ nhiều nhất là phải học thật giỏi, bằng mọi giá, học thêm học nếm, học nhồi học nhét sao cũng được miễn là học giỏi.
Thứ văn hóa tích lũy từ sự giáo dục chẳng phải trên ghế nhà trường
Thứ văn hóa tích lũy từ sự giáo dục chẳng phải trên ghế nhà trường
Tài xế và khách hàng của ứng dụng gọi xe Be góp 300 triệu đồng “Vì miền Trung yêu thương”

Có lẽ hiếm ở quốc gia nào mà những nghề cao quý như giáo viên, bác sĩ, công an bị lôi ra phê phán nhiều như ở xứ mình. Sau mỗi trận bão mạng thì lại thấy thầy chả ra thầy, trò chả ra trò, phụ huynh chả ra phụ huynh, bác sĩ chả ra bác sĩ, bệnh nhân chả ra bệnh nhân. Thế rồi người dân khắp cả nước tự mở “phiên tòa” bằng cách nhiếc móc, mỗi người đóng góp vô một tập hợp từ cay nghiệt, độc địa, nguyền rủa, tục tĩu.

Chiêm ngưỡng cách hành xử của các “quan tòa” và “công tố viên” ấy (trong đó có rất nhiều trí thức), thấy cũng thiếu nhân văn chẳng kém gì kẻ “tội đồ” đang bị ném đá giữa các diễn đàn. Những người khách quan hơn thì bỏ công ra cắt nghĩa về sự loạn trào, suy đồi của xã hội. Thực ra nguyên nhân cũng đơn giản lắm.

Tôi có thói quen hay chu du tùy hứng một mình. Kiểu như đi Đông Hà (Quảng Trị) mà thấy vui thì sang tiếp Lào, đi họp ở Kuala Lumpur (Malaysia) hứng chí lại mua vé đi thêm Ấn Độ. Người nhà lắm khi chỉ biết có kế hoạch ban đầu, nên nhiều lúc tôi chạnh nghĩ, mình mà cứ lang bang ở các ngã ba biên giới rồi ngã tọt xuống đâu mất tích thì cảnh sát bốn nước vào cuộc cũng không biết đâu mà tìm. Mẹ tôi vì thế hay lo, nhất là cái đoạn tôi thường một mình đi cùng lái xe trên đường thiên lý. Lần nào đi đâu bà cũng nhắc và càm ràm rất lâu. Thấy trước khi lên đường bà toàn nói gở nên tôi hay gạt đi.

Hồi năm ngoái, tôi từ trại viết Kiên Giang về Sài Gòn, trên đường đến sát ngã ba Đồng Tháp-An Giang thì nhìn thấy cột mốc Long Xuyên. Nghĩ bụng cả miền Tây còn mỗi Long Xuyên, Châu Đốc là chưa đi, mới báo trưởng trại là mọi người cứ về Sài Gòn trước, thả tôi luôn ở đây để vào Long Xuyên mấy hôm. Tôi ở lại Long Xuyên nửa ngày thì hay rằng Châu Đốc cách đó có 60 cây nên sáng sau tôi bắt xe đi tiếp Châu Đốc.

Sau khi chọn được một phòng ưng ý ở Châu Đốc, tôi mới để ý trước cổng khách sạn có chục người lái xe ôm, ai nào cũng đen đúa, băm bổ kinh khiếp như nhau. Thấy tôi xuất hiện, họ đồng loạt lao vào chào mời. Tôi đành thuê bừa một gã. Xế xe ôm chở tôi đi sâu vào rừng tràm Trà Sư, rồi lên Núi Cấm, rong ruổi qua bao đường đất dễ đến trăm cây. Mới đầu thỏa thuận lịch trình, thù lao có thế thôi, xong biết gần đó có cửa khẩu Campuchia, tôi bảo gã chở tiếp ra biên giới lúc trời đã chạng vạng chiều, rồi tối nhọ mặt người mới về đến khách sạn. Gã tài xế trông mặt mũi bặm trợn là thế nhưng suốt chuyến đi 10 tiếng ứng xử đều rất nền nã.

Thứ nhất là mặc cả qua loa rồi về sau phát sinh thêm mấy điểm nữa thì gã bảo muốn trả bao nhiêu thì trả.

Thứ hai là kiên nhẫn chờ đợi vài tiếng đồng hồ và tấp ngang tấp dọc theo ý muốn rất tức thời của khách.

Thứ ba là không bình luận và dò hỏi bất cứ thông tin cá nhân nào, đặc biệt là điều mà ai cũng ngứa miệng muốn hỏi: “Ủa sao chị lại đi từ Hà Nội đến biên giới Tây Nam một mình, bạn bè chị đâu, chồng con chị đâu?”.

Thứ tư là không về hùa nói xấu bất cứ ai mỗi khi khách hàng buột miệng đưa ra lời bình luận. Mãi đến chặng cuối từ biên giới về, gã mới tiết lộ gã theo đạo Cao Đài, ngày nào cũng ngồi cầu nguyện, bảo em có cái CD nghe giảng đạo thích lắm, cứ chiều chiều chạy xe ôm về là em lên sân thượng bật đĩa lên nghe. Gã đang kỳ ăn chay, sẽ phải nhịn ăn trong 10 ngày nên tôi mời gì gã cũng nhất định không.

Suốt 30 cây số còn lại, tôi phải nghe gã “giảng đạo”, chủ yếu là những lý thuyết mà đạo nào cũng có về thiện ác, nhân quả, rồi kiếp trước kiếp sau, rằng: “Nhiều lúc em thấy sao mình cực quá mà nhiều người sướng quá vậy, thầy bảo là vì kiếp trước họ sống tốt nên kiếp này được hưởng”…

Những lời “giảng đạo” của gã ngây thơ và giản đơn nhưng có sao đâu vì gã tin vào điều đó để sống tốt, để không đố kỵ, không tham sân si. Tôi là người đang được hưởng cái tốt đẹp và nhã nhặn mà tôn giáo của gã đem lại.

Tôi cũng đi công việc các tỉnh nhiều, nên thường thuê luôn một anh tài xế, đi lâu thành quen. Cũng là thuê bừa cả thôi. Chẳng biết sao gã tài này làm tôi yên tâm. Đi rừng rú tôi toàn sử dụng chiếc ghế xe Innova của gã ngủ tì tì. Thức dậy thì thấy đã gần về tới nhà.

Đến chuyến thứ hai thì biết gã cũng sùng đạo, là đạo Phật. Mỗi lần đến bữa, mời gã ngồi cùng bàn, tất cả mâm cao cỗ đầy ê hề thì gã chỉ ăn đậu phụ. Vừa ăn gã cũng vừa… giảng đạo cho mọi người. Khổ thế. Mẹ tôi lo rõ thừa, vì tôi toàn gặp phải tài xế ăn chay thôi.

Hồi đầu tôi về Đường Lâm, thấy nhà nào cũng đua nhau làm dịch vụ, là phục vụ bữa trưa cho khách, ai nấy đều nhiệt tình chào mời. Sau tôi vào bừa nhà bác Thể, rồi chục lần sau đều vào nhà bác ấy, vì bác tốt bụng, chân thật và ứng xử nền nã. Chuyện tiền bạc và dịch vụ thì công minh, chính trực.

Nhìn ảnh Đức Mẹ trên tường mới biết bác theo đạo Thiên chúa. Có lúc vãn khách, vui chuyện bác kể hết chuyện nọ tới chuyện kia, cả chuyện có bận đi chơi xa, tất cả bạn bè hôm ấy được tự do nên rủ rê bác “vui chơi” một đêm, mình bác không. Lúc kể lại bác vẫn còn tỏ thái độ không hài lòng, rằng: “Tôi thấy cứ thế nào ấy, nên tôi về trước”.

Người theo đạo họ thế. Nhiều lần về xứ đạo Ninh Bình, Nam Định, thấy trẻ con xứ người cứ liên tục: “Con chào cô!” với kẻ lạ là tôi, mới ngạc nhiên quá đi thôi. Giữa lúc nhà nhà người người lo đi du lịch bị chặt chém, bị lừa đảo thì thế nào tôi lại toàn gặp người tử tế đến thế.

Ấy là còn chưa kể về Hội An thì có thể còn gặp được cả trăm người tốt. Những người bán quà rong sẵn sàng chỉ cho bạn một tiệm ăn khác hợp khẩu vị hơn, lát sau gặp khách đi qua còn tươi rói hỏi thăm khách ăn có ngon miệng không. Những bà chị tốt bụng sẵn sàng đi bộ cùng khách đến gần cây số chỉ để dẫn khách tới một ngôi chùa cho khỏi lạc đường rồi lại đi bộ về.

Một anh họa sĩ vẽ tranh đường phố sau khi bán xong bức tranh rẻ tiền thì tình nguyện chở khách về tận khách sạn vì sợ đêm đã khuya, chưa kể còn vòng lẹ đi mua chai dầu gió rồi quay lại đưa vội do thấy khách có vẻ cảm nắng, sau đó lặng lẽ phóng vụt đi không kịp nhận một lời cảm ơn, trước sự ngỡ ngàng của hai cô khách.

Những người không hề quen biết tôi gặp trên đường đi và đường đời ấy, chẳng được học cao hiểu rộng gì hết, cũng không cao sang hay quyền cao chức trọng, nhưng họ nhân cách, tinh tế, nhã nhặn và nền nã. Thứ văn hóa tích lũy từ sự giáo dục chẳng phải trên ghế nhà trường. Còn cái xã hội đang loạn trào, với vô số người học lắm hiểu nhiều, người sang người đẹp, nhưng ứng xử như luật rừng, tất cả là vì ở cái tờ khai lý lịch, ai cũng đánh dấu “không” vào phần tôn giáo, trong khi vẫn coi những vái lấy vái để nơi chùa chiền để cầu tài cầu lộc chính là tôn giáo.

Tôn giáo chỉ đơn giản là hướng con người vào việc ứng xử nhã nhặn để đừng làm nhau tổn thương. Mà không tôn giáo cũng chẳng sao, người ta có thể tiếp thu những điều tinh tế ấy từ lời răn dạy của gia đình, nhưng bây giờ, dường như điều người ta dạy trẻ con nhiều nhất, mong muốn ở trẻ nhiều nhất là phải học thật giỏi, bằng mọi giá, học thêm học nếm, học nhồi học nhét sao cũng được miễn là học giỏi. Để sau này có một chỗ đứng trong xã hội. Để có thật nhiều tiền cho bố mẹ được mở mày mở mặt. Đi chùa người ta cũng chẳng bao giờ cầu thiên hạ thái bình (mặc dù thiên hạ có thái bình thì mình và gia đạo mới bình yên được), chỉ cầu tài cầu lộc cho mình mà thôi.

Người ta không lấy thiện làm trọng mà chỉ lấy tài làm chính thì trách sao những đứa trẻ rất có giáo dục ấy lớn lên chả bắt trẻ bé hơn uống nước giẻ lau bảng, hoặc văng tục ra với người đang học chữ mình. Và vì sao mà trên mạng người ta rùng rùng quăng vào mặt nhau những thứ bẩn hơn cả giẻ lau bảng để thanh trừng miệng lẫn nhau.

Tôi lại nhớ một câu của đạo diễn, NSND Trần Văn Thủy: “Hãy quên đi những vấn đề tài năng, GDP hay là kinh tế, cái chúng ta đang thiếu nhất ở đây là nhân cách”. Còn nhà phê bình Bùi Việt Thắng thì nói rằng “Chưa cần đến thông minh hay tài giỏi, chỉ cần mỗi người trong chúng ta đều tử tế thôi thì đất nước này cũng đã khác lắm rồi”.

Đọc thêm

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ Muôn mặt cuộc sống

Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ

TTTĐ - Ngày 28/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng chính sách xã hội năm 2024 cho các cán bộ hội.
Kéo dài thời hạn giải ngân kế hoạch đầu tư công 270 dự án Muôn mặt cuộc sống

Kéo dài thời hạn giải ngân kế hoạch đầu tư công 270 dự án

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1650/QĐ-UBND về việc kéo dài thời hạn thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024.
Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X

TTTĐ - Ngày 28/3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Công tác thông tin đối ngoại, Ban Tuyên giáo Trung ương, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X.
Tăng cường kiểm tra, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây Môi trường

Tăng cường kiểm tra, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây

TTTĐ - Thành phố Hà Nội kiên quyết không cấp phép đầu tư, cấp phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, cơ sở không có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra sông Cầu Bây.
Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương Xã hội

Ông Nguyễn Văn Minh giữ chức Tổng Biên tập Báo Công Thương

TTTĐ - Ngày 28/3, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Minh - Phó Tổng biên tập phụ trách giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Công Thương.
Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não Muôn mặt cuộc sống

Báo Tuổi trẻ Thủ đô hỗ trợ gia đình nam sinh bị đánh chấn thương sọ não

TTTĐ - Cảm thương với hoàn cảnh nam sinh lớp 8 bị đánh chết não, Báo Tuổi trẻ Thủ đô và bạn đọc đã chung tay giúp đỡ, ủng hộ gia đình nạn nhân 50 triệu đồng.
Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen Muôn mặt cuộc sống

Một công dân được Giám đốc Công an TP Đà Nẵng tặng Giấy khen

TTTĐ - Một nam thanh niên tại TP Đà Nẵng vừa được Công an TP khen thưởng do có thành tích phối hợp bắt giữ đối tượng "Chống thi hành công vụ".
Thừa Thiên - Huế: Chuẩn bị đấu giá mỏ đất hơn 7,8 triệu m3 Môi trường

Thừa Thiên - Huế: Chuẩn bị đấu giá mỏ đất hơn 7,8 triệu m3

TTTĐ - Mỏ đất tại núi Cảnh Dương, xã Lộc Thủy và xã Lộc Vĩnh (huyện Phú Lộc) có trữ lượng phê duyệt hơn 7,8 triệu m3 cùng 130,6 ngàn m3 đá tảng.
Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Muôn mặt cuộc sống

Sẵn sàng giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới

TTTĐ - Trong 2 ngày 26 - 27/3, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) do Đại tá Dương Thế Võ, Phó Tham mưu trưởng BĐBP làm trưởng đoàn đã đến kiểm tra, rà soát công tác chuẩn bị các hoạt động diễn ra trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8 tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Xem thêm