Tag

Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020

Sức khỏe 21/09/2020 16:28
aa
TTTĐ - Ngày 21/9, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020, tại điểm cầu Bộ Y tế và điểm cầu tại 62 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc.
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu Tổ chức tiêm chủng đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu Bộ Y tế triển khai chiến dịch tiêm chủng trên diện rộng để ngăn chặn bệnh bạch hầu tại 4 tỉnh Tây Nguyên Chương Mỹ, Hà Nội: Có thêm điểm tiêm chủng dịch vụ tại khu vực Xuân Mai

Sốt xuất huyết có thể phức tạp trong mùa mưa sắp tới

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhận định, đại dịch Covid-19 đã lây lan rộng đến 215 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế xã hội của mỗi quốc gia và toàn cầu, tác động tiêu cực đến tâm lý và đời sống người nhân và còn tiếp tục kéo dài, chưa thể đánh giá hết mức độ ảnh hưởng nguy hại của dịch.

Bên cạnh đó, các bệnh dịch lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi vẫn ghi nhận số mắc cao, gây tăng gánh nặng trong phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm ở khu vực Đông Nam Á, Tây Thái Bình Dương và Châu Mỹ La Tinh.

Trên toàn cầu, kiểm soát dịch bệnh sốt xuất huyết đến nay vẫn là vấn đề nan giải vì chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020.
Hội nghị trực tuyến tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020.

Số mắc sốt xuất huyết trên thế giới có xu hướng gia tăng cả về số mắc và phạm vi địa lý, khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nặng nề với số mắc và tử vong hàng đầu trong nhóm bệnh truyền nhiễm lưu hành.

Việt Nam đã từng bước kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh truyền nhiễm. Công tác phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19 được thực hiện hiệu quả.

Năm 2020, các bệnh sốt xuất huyết, bệnh tay chân miệng, bệnh sởi, bệnh sốt rét giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Nhiều bệnh truyền nhiễm khác diễn biến ổn định, không ghi nhận các ổ dịch lớn tại cộng đồng, không ghi nhận bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A khác.

Tuy nhiên, bệnh sốt xuất huyết vẫn có số mắc cao, tăng cục bộ tại một số địa phương; ghi nhận nhiều ca bệnh bạch hầu tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên và miền Trung, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng có hiệu quả, nhưng còn có hạn chế cần được giải quyết.

Dự báo trong cuối năm 2020 và đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, các bệnh dịch lưu hành trong nước có nguy cơ bùng phát thành dịch do thời tiết mùa đông xuân rất thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.

Ngoài nguy cơ và ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, một số bệnh dịch vẫn có nguy cơ gia tăng số mắc và tử vong nếu không có các biện pháp phòng chống hiệu quả như: Cúm, nhiễm trùng đường hô hấp, sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, bệnh dại, sốt rét, và các bệnh dịch lây truyền từ động vật sang người, đặc biệt là các bệnh có vắc xin phòng bệnh như bệnh bạch hầu, bệnh ho gà có thể ghi nhận thêm nhiều ca mắc.

Bên cạnh đó, chúng ta đang phải đối mặt với nhiều yếu tố bất lợi như thay đổi bất thường về khí hậu, thiên tai, quá trình đô thị hoá, toàn cầu hóa nhanh, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, hành vi, lối sống và tập quán người dân vẫn còn nhiều hạn chế; Nguồn lực đầu tư cho phòng chống dịch bệnh còn nhiều khó khăn ở cả Trung ương và địa phương.

Để tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hướng dẫn kỹ thuật các tuyến về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh bạch hầu.

Bệnh bạch hầu đã có vắc xin phòng bệnh, tiêm phòng bệnh bạch hầu đúng lịch là biện pháp quan trọng, đặc hiệu để phòng bệnh bạch hầu, tuy nhiên cần lựa chọn đúng vắc xin bạch hầu về liều lượng và thời điểm tiêm chủng.

Đồng thời, cần áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp cách ly, bệnh nhân, ca bệnh nghi ngờ, người tiếp xúc gần, xử lý ổ dịch, điều trị ca bệnh và điều trị dự phòng để hạn chế tối đa lây nhiễm.

Hướng dẫn kỹ thuật các tuyến về công tác giám sát, xử lý và phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur Hồ Chí Minh cho biết, bệnh sốt xuất huyết được WHO phân loại là vấn đề y tế công cộng gây quan ngại toàn cầu. Tại Việt Nam, công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết được đẩy mạnh, có sự tham gia của toàn bộ hệ thống chính trị và ban ngành đoàn thể, của mỗi người dân nên đã có những kết quả nhất định, cần tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới.

GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cập nhật phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết ở người (Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22/8/2019 của Bộ Y tế); cập nhật phác đồ điều trị bệnh bạch hầu (Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ Y tế).

Tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương báo cáo về Quy trình tiêm chủng an toàn và quy định giám sát tai biến sau tiêm chủng, nhấn mạnh việc tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo đối với công tác tiêm chủng: Đề nghị ngay sau Hội nghị này, Sở Y tế báo cáo UBND xây dựng và triển khai tiêm chủng đầy đủ, an toàn theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại 4 kế hoạch tiêm chủng vắc (Kế hoạch uống bổ sung OPV, Kế hoạch tiêm vắc xin MR, Kế hoạch đảm bảo dây chuyền lạnh cho vx, Kế hoạch tiêm vắc xin Td cho trẻ em 7 tuổi).

TThứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị.ăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2020
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại hội nghị

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo các Sở Y tế đẩy mạnh các hoạt động: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường các hoạt động phòng chống dịch, lồng ghép trong phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19 theo các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế; Có kế hoạch cụ thể triển khai ngay các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn sự phát sinh và bùng phát của dịch bệnh; Lưu ý đặc biệt đối với các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với nguy cơ cao về dịch bệnh, có hạn chế về tiếp cận dịch vụ y tế và biến động dân cư cao.

Các địa phương tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, truyền thông đến người dân các thông điệp, khuyến cáo tới người dân về các biện pháp phòng chống dịch bệnh thường gặp trong mùa đông xuân; Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng nước sạch và bảo đảm an toàn thực phẩm; Tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín; tự giác thực hiện diệt lăng quăng, bọ gậy; Tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức như họp tổ dân phố, họp dân, tập huấn, hướng dẫn tại chỗ, tờ rơi, loa đài, phát thanh, báo chí, truyền hình; Tuyên truyền về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh và đưa trẻ đi tiêm chủng.

Đồng thời, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo để triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục ngay từ đầu năm học 2020 - 2021; Thực hiện vệ sinh lớp học thường xuyên, bố trí đủ xà phòng, nước sạch và các phương tiện rửa tay cho học sinh; Hướng dẫn học sinh và người chăm sóc trẻ em cách rửa tay bằng xà phòng, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.

Các trường học huy động học sinh tham gia các hoạt động vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, hướng dẫn các hoạt động nhằm loại bỏ lăng quăng, bọ gậy tại các vật dụng chứa nước trong nhà và khu vực xung quanh; Tham gia truyền thông cho gia đình và cộng động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

UBND các tỉnh chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; Tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; Củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết; Tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chỉ đạo tăng cường chỉ đạo triển khai hoạt động tiêm chủng tại các tỉnh trên địa bàn phụ trách, đảm bảo tỷ lệ tiêm chủng đạt 95% trên quy mô xã, phường. Đặc biệt tại các tỉnh có ghi nhận các trường hợp bạch hầu khu vực Tây Nguyên, tiếp tục triển khai Quyết định số 3054 /QĐ-BYT ngày 15/7/2020 của Bộ Y tế về việc phê duyệt kế hoạch tiêm vắc xin phòng chống dịch bạch hầu; Đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Td năm 2020-2021 theo quyết định 2155/QĐ-BYT ngày 25/5/2020 của Bộ Y tế; Thực hiện tiêm chủng an toàn trong bối cảnh dịch Covid-19, xử lý kịp thời các phản ứng sau tiêm chủng, truyền thông an toàn tiêm chủng trên địa bàn; Tăng cường giám sát, đôn đốc các đơn vị, địa phương thực hiện các quy định hiện hành đảm bảo chất lượng tiêm chủng.

Đọc thêm

Khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Sức khỏe

Khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
Cảnh báo các dịch bệnh mới nổi lây truyền từ động vật sang người Tin Y tế

Cảnh báo các dịch bệnh mới nổi lây truyền từ động vật sang người

TTTĐ - Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức "Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024". Hội nghị kết nối 63 tỉnh, TP tại các điểm cầu trên khắp cả nước.
Phẫu thuật thành công ung thư đại tràng cho cụ bà 95 tuổi Tin Y tế

Phẫu thuật thành công ung thư đại tràng cho cụ bà 95 tuổi

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện K, bệnh viện đã phẫu thuật thành công cho cụ bà 95 tuổi (Nam Định) được phát hiện u đại tràng sigma.
Bác bỏ thông tin “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe” Tin Y tế

Bác bỏ thông tin “bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe”

TTTĐ - Chiều 26/3, Bộ Y tế đã có thông tin lý giải về việc nhiều người cho rằng việc khi đi thi hay đổi bằng lái xe không cần khám sức khỏe.
Đông trùng hạ thảo Đà Lạt Dalanewfarm: Sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe Dinh dưỡng

Đông trùng hạ thảo Đà Lạt Dalanewfarm: Sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe

TTTĐ - Đông trùng hạ thảo là loại thảo dược quý hiếm có nhiều tác dụng tuyệt vời. Và đông trùng hạ thảo Đà Lạt Dalanewfarm - Sự lựa chọn hoàn hảo cho sức khỏe. Để hiểu rõ hơn cùng theo dõi ngay bài viết bên dưới đây.
Góp sức trẻ “đấu tranh” với thực phẩm “bẩn” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Góp sức trẻ “đấu tranh” với thực phẩm “bẩn”

TTTĐ - Trong những năm qua, Chi đoàn Thanh niên Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tích cực phối hợp trong công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân về an toàn thực phẩm cũng như tham gia các hoạt động thiện nguyện hiến máu nhân đạo, thăm hỏi, tặng quà thương binh liệt sĩ, các gia đình có công.
Thu hồi thực phẩm chức năng có nguy cơ làm tổn thương thận Chung tay vì an toàn thực phẩm

Thu hồi thực phẩm chức năng có nguy cơ làm tổn thương thận

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) thông tin về việc Công ty Dược phẩm Kobayashi (Nhật Bản) thu hồi sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ có nguy cơ làm tổn thương thận.
Lý do nào giúp Hito Canxi chinh phục được thị trường Mỹ khó tính? Dinh dưỡng

Lý do nào giúp Hito Canxi chinh phục được thị trường Mỹ khó tính?

TTTĐ - Hito Canxi là một trong những thương hiệu Việt nổi tiếng được thị trường Mỹ vô cùng yêu thích khi cách đây không lâu, Công ty NIKA GLOBAL (Mỹ) đã chính thức ký kết nhập khẩu và phân phối độc quyền. Trước hàng trăm, hàng nghìn sản phẩm hỗ trợ tăng chiều cao tự nhiên trên thị trường nhưng Hito Canxi không hề bị lép vế, thậm chí còn được yêu thích hơn nhờ vào những lý do đặc biệt. Vậy, đâu là lý do giúp Hito Canxi chinh phục được thị trường Mỹ khó tính?
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao Sức khỏe

Tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg ngày 25/3/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh Lao.
Phẫu thuật phụ khoa trên bệnh nhân cứng khớp thái dương hàm hiếm gặp Tin Y tế

Phẫu thuật phụ khoa trên bệnh nhân cứng khớp thái dương hàm hiếm gặp

TTTĐ - Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội tiếp nhận bệnh nhân V.T.L (33 tuổi, Ninh Bình) bị xuất huyết âm đạo. Đáng chú ý, bệnh nhân có tình trạng đường thở khó do tiền sử chấn thương hàm mặt từ nhỏ nhưng không được điều trị.
Xem thêm