Thứ ba 19/03/2024 12:08 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật của thành phố phát triển trong bối cảnh mới

Tin tức -
In bài viết

TTTĐ - Ngày 26/2, đồng chí Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, đã tới thăm và làm việc với 3 đơn vị nghệ thuật thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, gồm: Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long (số 31 Lương Văn Can, quận Hoàn Kiếm), Nhà hát Kịch Hà Nội (số 42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm), Nhà hát Chèo Hà Nội (Rạp Đại Nam, số 89 phố Huế, quận Hai Bà Trưng).

Đón giao thừa cùng những giá trị văn hóa tinh thần trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Cảm hứng bất tận" Những gương mặt thủ lĩnh xuất sắc trong đào tạo nghệ thuật trẻ em Rực rỡ chương trình nghệ thuật “Đảng cho ta mùa xuân”

Báo cáo với đoàn công tác của thành phố, Nghệ sỹ ưu tú Tấn Minh, Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long cho biết, năm 2020, đơn vị đã cố gắng trong các hoạt động chuyên môn, hoàn thành tốt các buổi biểu diễn phục vụ chính trị, phục vụ Nhân dân, phục vụ đối ngoại được giao.

Nhà hát cũng tích cực biểu diễn các chương trình có doanh thu để đảm bảo nguồn thu sự nghiệp nhưng do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 nên từ đầu năm 2020 đến nay, các hợp đồng biểu diễn doanh thu đều bị hủy, dẫn đến doanh thu rất thấp. Trong năm 2020, Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long tổ chức được 36 buổi biểu diễn cho khoảng 160 nghìn lượt người xem, tổng doanh thu được 1 tỷ đồng.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc với Nhà hát Chèo Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc với Nhà hát Chèo Hà Nội

Theo Nghệ sỹ ưu tú Tấn Minh, ngoài khó khăn do cơ sở vật chất, rạp biểu diễn, phương tiện vận tải, thiết bị phục vụ biểu diễn... của Nhà hát còn thiếu nên chưa chủ động được trong việc tăng cường phát triển nguồn thu và do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thì một bất cập nữa hiện nay đó là Nhà hát chưa có rạp để chủ động phát triển nguồn thu biểu diễn tại chỗ, chủ yếu nguồn thu biểu diễn mới chỉ là hợp đồng với các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước khác nên kinh phí thu được chỉ đủ bồi dưỡng cho diễn viên trực tiếp tham gia tập luyện, biểu diễn và thanh toán cho các chi phí trực tiếp phục vụ cho buổi biểu diễn, lợi nhuận ít, chưa đủ để bù đắp chi phí hành chính....

Còn theo Nghệ sĩ nhân dân Quốc Anh, Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội, năm 2020 và từ đầu năm đến nay, mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19 nhưng Nhà hát Chèo Hà Nội vẫn nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao; Đồng thời bảo đảm đời sống vật chất cho các nghệ sĩ, diễn viên. NSND Quốc Anh đề nghị thành phố tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cơ chế tuyển dụng các nghệ sĩ, diễn viên để phát triển nghệ thuật truyền thống chèo không bị mai một.

Nghệ sĩ Nhân dân Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội đề nghị, trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19, các sở, ngành liên quan của thành phố quan tâm, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn về biên chế, cơ chế tự chủ cũng như đầu tư trang thiết bị phục vụ hoạt động biểu diễn cho nhà hát.

Tại buổi làm việc, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị các sở, ngành liên quan của thành phố quan tâm để các đơn vị nghệ thuật phát triển hơn nữa trong bối cảnh khó khăn hiện nay.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc với Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu tại buổi làm việc với Nhà hát ca múa nhạc Thăng Long

Trong đó, cần đưa nội dung nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa, hoạt động của các đơn vị nghệ thuật vào Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2020-2025”.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong đề nghị lãnh đạo Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long tập trung nghiên cứu cơ chế, chính sách liên quan đến tự chủ hoạt động; Đồng thời đề xuất với thành phố để sản xuất các chương trình nghệ thuật chất lượng phục vụ mục đích chính trị, văn hóa...

Ghi nhận, đánh giá cao những thành tích của Nhà hát Kịch Hà Nội thời gian qua, đặc biệt trong việc không ngừng xây dựng nhà hát phát triển mạnh, tiêu biểu về kịch nói không chỉ ở Hà Nội mà với cả nước, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, việc đẩy mạnh tự chủ không có nghĩa thành phố để đơn vị tự hoạt động ngoài thị trường mà vẫn luôn tạo điều kiện về mọi mặt để đơn vị phát triển hơn nữa. Cùng với đó, thành phố có thể đặt hàng sản xuất các chương trình nghệ thuật, vở diễn chất lượng cao để phục vụ mục đích chính trị cũng như đáp ứng nhu cầu của thưởng thức nghệ thuật của khán giả Thủ đô.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu với các nghệ sỹ Nhà hát Kịch Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu với các nghệ sỹ Nhà hát Kịch Hà Nội

Đối với Nhà hát Chèo Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, để đẩy mạnh phát triển các đơn vị nghệ thuật của thành phố, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống, Nhà hát Chèo Hà Nội cần hướng đến việc tự chủ hoạt động theo lộ trình. Điều này giúp các nghệ sĩ, diễn viên cũng như lãnh đạo nhà hát chủ động hơn trong tổ chức bộ máy cũng như nâng cao chất lượng các chương trình biểu diễn nghệ thuật.

“Thành phố luôn tạo mọi điều kiện, cơ chế chính sách để các đơn vị nghệ thuật phát triển. Tuy nhiên, bản thân các đơn vị nghệ thuật cần chủ động hơn nữa để vừa phục vụ mục đích chính trị của thành phố, vừa phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của khán giả. Đồng thời, đẩy mạnh việc giáo dục, quảng bá nghệ thuật truyền thống trong hệ thống các trường học của Hà Nội” - đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.

Nhân dịp này, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cũng yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan đầu mối của thành phố cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp các kiến nghị về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách về tuyển dụng và sử dụng nhân sự, việc tự chủ theo lộ trình… để tạo thuận lợi cho các đơn vị nghệ thuật của thành phố phát triển, các nghệ sĩ, diễn viên có thể sống được bằng nghề.

Lan Chi
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Tin khác
[Xem thêm]
Nghiêm cấm cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, lôi kéo khách

Nghiêm cấm cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, lôi kéo khách

TTTĐ - Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về tình trạng chèo kéo, tranh giành khách quá mức làm méo mó thị trường bảo hiểm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định, chèo kéo trong bán bảo hiểm là hành vi của các nhân viên bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Luật đã nghiêm cấm việc cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm.
Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024

Bế mạc Hội Báo toàn quốc 2024

TTTĐ - Sáng 17/3, trên đường Lê Lợi (Quận 1, TP HCM), Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức bế mạc Hội Báo toàn quốc năm 2024 và trao các giải thưởng báo chí, chính thức khép lại 3 ngày diễn ra hội báo quy mô nhất từ trước đến nay.
Phát huy tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo

Phát huy tâm huyết tinh thần trách nhiệm cao nhất, chủ động, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 16/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến, kết nối từ trụ sở Chính phủ tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Cùng dự có Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, lãnh đạo các bộ, ngành, các chuyên gia, các tổ chức tài chính, ngân hàng, hiệp hội bất động sản.
Bản lĩnh tạo đột phá

Bản lĩnh tạo đột phá

TTTĐ - Tròn 94 mùa Xuân, với trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần chủ động, sáng tạo, đoàn kết, gắn bó với Nhân dân, Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân Thủ đô đạt được nhiều thành tựu to lớn. Dấu ấn lãnh đạo của cấp uỷ ngày càng thể hiện rõ nét trên các mặt công tác, tác động sâu rộng trên nhiều lĩnh vực.