Tag

Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực

Thời sự 21/10/2019 19:50
aa
TTTĐ- Chiều 21/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025.

Tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến trình bày Đề án

Tăng thu nhập cho người dân

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến cho biết, việc xây dựng và ban hành Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; hầu hết các bộ, ngành, địa phương và đồng bào các dân tộc thiểu số đồng tình, ủng hộ. Đề án sẽ tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhanh, bền vững; giải quyết căn cơ một số yêu cầu bức thiết về đời sống của đồng bào các dân tộc; góp phần tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại; xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; thu hẹp dần khoảng cách với vùng phát triển; xây dựng vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bên cạnh mục tiêu tổng quát, Đề án đề ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và năm 2030. Trong đó, các mục tiêu cụ thể đến năm 2025 như: thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 2,0 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm từ 3 - 5%; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, theo tiêu chuẩn quy định của Bộ Giao thông Vận tải, 70% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa, 80% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; sắp xếp ổn định 70% số hộ di cư tự phát, số hộ đang sinh sống trong rừng đặc dụng, khu vực xung yếu nguy hiểm; hỗ trợ giải quyết 70% số hộ thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, còn ở nhà tạm so với cuối năm 2020...

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các mục tiêu cụ thể đến năm 2030 như: Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng gấp 2,5 lần so với năm 2026; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95% dân số dân tộc thiểu số; 95% người dân tộc thiểu số biết nói tiếng dân tộc của mình trong giao tiếp; 80% xã, thôn, bản có đội văn hóa, văn nghệ, câu lạc bộ truyền thống; không còn hộ đói; giảm 80% hộ nghèo so với năm 2020; phấn đấu 80% hộ gia đình có mức sống bằng với mức sống dân cư trong khu vực...

Đề án cũng nêu ra 11 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn như: Xây dựng và ban hành tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; Rà soát, sửa đổi, bổ sung và tích hợp hệ thống chính sách dân tộc thành Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong giai đoạn 2021- 2030 (gồm 8 dự án thành phần, đã được nêu cụ thể trong Đề án); Ban hành cơ chế, chính sách đặc thù trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số...

Bước ngoặt mới, đột phá cho công tác dân tộc

Trình bày Báo cáo thẩm tra Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi và vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho biết, Hội đồng Dân tộc tán thành với sự cần thiết xây dựng Đề án như lý do cơ quan soạn thảo đã nêu và cho rằng, việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc trong những năm qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được nâng cao, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã thay đổi rõ rệt. Nhưng hiện nay, đây vẫn là vùng khó khăn nhất, khoảng cách phát triển, mức thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung cả nước chưa được thu hẹp mà có xu hướng ngày càng doãng ra.

Mặt khác, vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện có 118 văn bản chính sách còn hiệu lực, do nhiều cơ quan chủ trì xây dựng, quản lý, tổ chức thực hiện nên nguồn lực bị phân tán, dàn trải, khó lồng ghép, hiệu quả không cao, khó xác định rõ trách nhiệm...

Từ việc xem xét, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 74/2018/QH14, giao Chính phủ xây dựng Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn, trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp thứ 8 để thực hiện từ năm 2021. Điều đó thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với công cuộc xây dựng, phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thể chế hóa quy định tại Điều 5 Hiến pháp năm 2013: Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển. Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước. Đây cũng là nội dung được Việt Nam cam kết trước cộng đồng quốc tế: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Việc Quốc hội phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là cụ thể hóa việc thực hiện khoản 5, Điều 70 Hiến pháp năm 2013, tạo bước ngoặt mới, đột phá cho công tác dân tộc và chính sách dân tộc.

Hội đồng Dân tộc đề nghị, Quốc hội xem xét phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn tại kỳ họp này. Trên cơ sở Đề án được phê duyệt, Quốc hội giao cho Chính phủ tiếp tục xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trình Quốc hội xem xét, quyết định trong năm 2020, để thực hiện từ năm 2021.

Bài liên quan

Các dân tộc tỉnh Tuyên Quang đoàn kết phát huy nội lực, hội nhập và phát triển

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Khánh Hòa lần thứ III

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Yên lần thứ III: Khởi sắc vùng đồng bào DTTS và miền núi

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Bình lần thứ III, năm 2019

Đọc thêm

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản Tin tức

Việt Nam rất coi trọng hoạt động của các nhà đầu tư Nhật Bản

TTTĐ - Chiều 28/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp và có cuộc làm việc với ông Fujimoto Masayoshi và ông Hyodo Masayuki, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt của Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu của Nhật Bản là thành viên của KEIDANREN sang Việt Nam tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1 của Sáng kiến chung Việt Nam-Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030 Tin tức

Xem xét thông qua Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 - 2030

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 15 diễn ra hôm nay (29/3), HĐND TP Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 sẽ xem xét, thông qua các nội dung Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam Tin tức

WB đồng hành, hỗ trợ thiết thực quá trình đổi mới của Việt Nam

TTTĐ - Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ Tin tức

Tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn tuyên truyền kỉ niệm 70 năm Ngày kí Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).
Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Chỉnh lý quy định về cải tạo đô thị trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Tiếp thu các ý kiến góp ý vào Luật Thủ đô (sửa đổi), TP đã chỉnh lý nhiều quy định quan trọng về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, phát triển theo định hướng giao thông công cộng; các quy định về thử nghiệm có kiểm soát, thí điểm các mô hình mới.
TP HCM đầy tiềm năng để người tài khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Khởi nghiệp sáng tạo

TP HCM đầy tiềm năng để người tài khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, TP HCM chính là nơi lý tưởng để khởi nghiệp. Chính quyền thành phố luôn chú trọng xây dựng, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 quy hoạch lớn

TTTĐ - Quý I/2024, TP Hà Nội tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 Quy hoạch lớn để tạo cơ sở pháp lý quan trọng thúc đẩy sự phát triển của TP trong thời gian tới.
Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển Tin tức

Phát huy các nguồn lực, động lực mới để phát triển

TTTĐ - Trong bối cảnh mới với quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội đã đề xuất, kiến nghị quan điểm, nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra, góp phần phát triển Thủ đô nhanh, bền vững. Trong đó, huy động và phát huy các nguồn lực, động lực phát triển mới, nhất là nguồn lực con người, nguồn lực văn hóa…
Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới Tin tức

Hà Nội thu được nhiều thắng lợi quan trọng từ công cuộc đổi mới

TTTĐ - Sáng 28/3, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn về công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong 40 năm qua trên địa bàn Thủ đô.
Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ Tin tức

Hà Nội "vươn mình" hợp tác với nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ

TTTĐ - Từ vị trí phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với chủ yếu là thủ đô của các nước xã hội chủ nghĩa, Hà Nội đã ký thỏa thuận hợp tác với 61 thủ đô, thành phố các nước; có quan hệ kinh tế thương mại với gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ và là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế có uy tín trên thế giới…
Xem thêm