Tag

“Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”

Xã hội 12/08/2019 13:24
aa
Phát biểu tại Hội thảo chính sách “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau” diễn ra sáng nay, 12/8, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai khẳng định, chính sách về dân tộc là chính sách đầu bảng trong toàn bộ chính sách xã hội của đất nước.

“Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”

Trưởng ban Dân vận Trương Thị Mai (thứ 4 từ trái sang), Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà (thứ 2 từ trái sang); ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam trò chuyện cùng các đại biểu người DTTS

Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Hội nghị
Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai phát biểu chỉ đạo Hội nghị

Hội thảo chính sách “Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức.

Hội thảo đã tổng quan lại những kết quả đạt được của chính sách và hoạch định chính sách vùng dân tộc thiểu số; Giới thiệu và thảo luận các kết quả nghiên cứu về chính sách đối với phụ nữ DTTS; Phân tích các chính sách hiện hành, đề xuất sửa đổi những bất cập của chính sách ở vùng DTTS nói chung và chính sách đối với phụ nữ DTTS nói riêng; Đưa ra những đề xuất, kiến nghị với Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 24 - NQ/TW của Đảng về công tác dân tộc để điều chỉnh chính sách vùng DTTS có trách nhiệm giới và đảm bảo bình đẳng giới đối phụ nữ DTTS…

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, dẫn ra những “con số biết nói” để cho thấy người phụ nữ DTTS đang phải chịu bất bình đẳng kép cả về dân tộc và về giới; khoảng cách giữa phụ nữ DTTS và phụ nữ Kinh… Điều này ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận, tham gia và thụ hưởng từ các chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

"Để đảm bảo được sự công bằng, các chính sách cần hướng tới những cải cách thể chế và tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ DTTS, nhất là những nhóm phụ nữ DTTS nghèo nhất, ở những vùng xa xôi, cách trở nhất”, Chủ tịch Hội LHPN việt Nam nói.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai chia sẻ câu chuyện: "Khi làm báo cáo giảm nghèo lần đầu tiên trình ra để Quốc hội giám sát tối cao, tôi gặp 2 nhóm người dân, 1 nhóm ở quận 6, TPHCM. Tôi hỏi: Bà con muốn vay bao nhiêu để thoát nghèo? 20-30 hộ nghèo hôm đó nói chỉ cần vay 10 triệu đồng/hộ. Tôi ngạc nhiên vì sao họ lại vay ít vậy? Bà con nói chỉ cần 1 xe bánh mì, gánh chè là thoát nghèo. Cũng năm 2012 khi đi Tây Nguyên, gặp gỡ 50 hộ nghèo. Bà con ở đây nói muốn vay 50 triệu, nếu không vay 50 triệu thì không trồng cà phê được".

Từ câu chuyện trên, Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai nhấn mạnh: "Đó là thực tiễn rất sôi động để chúng ta phải nói rằng chính sách phải xuất phát từ thực tiễn, không thể từ bàn giấy. Đời sống của đồng bào DTTS tuy còn rất nhiều vấn đề phải lo lắng nhưng 15 năm qua đã có nhiều bước cải thiện, nâng cao.”

Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai nêu rõ: “Nghị quyết 24-NQ/TW về công tác dân tộc của Đảng nêu lên 5 quan điểm: Xem vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách; Các dân tộc phải bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển và đấu tranh với các âm mưu chia rẽ; Phát triển toàn diện vùng dân tộc, vùng miền núi; Ưu tiên vào đầu tư phát triển KT-XH (giao thông, cơ sở hạ tầng, xóa đói giảm nghèo…) phát huy được tiềm năng thế mạnh, nội lực…; Công tác dân tộc là của toàn Đảng, toàn quân, toàn hệ thống chính trị. Ai cũng có trách nhiệm, tổ chức thực hiện thế nào cho hiệu quả.

Theo bà Mai, trong 15 năm thực hiện Nghị quyết 24 - NQ/TW, có rất nhiều kết quả đã đạt được. Ghi nhận đầu tiên là công tác thể chế. Chúng ta đã xây dựng được nhiều quy định cụ thể để chính sách đi vào cuộc sống như trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong đó có đồng bào DTTS và chính sách về BHYT. Đối với người nghèo, người DTTS đặc biệt khó khăn được miễn 100% khi mua BHYT. Luật BHYT sửa đổi cũng đưa ra một chính sách nữa, đó là đến năm 2020, người nghèo, người DTTS được tiếp cận luôn tuyến y tế TƯ, được thanh toán 100% viện phí.

Trưởng ban Dân vận TƯ Trương Thị Mai phân tích: Hiện tại chỉ có 4 dân tộc chưa có đại biểu trong Quốc hội và mục tiêu đến khóa XV chúng ta sẽ có đủ 53 dân tộc trong Quốc hội. Chúng ta đã xây dựng và ban hành 118 chính sách về công tác dân tộc. Đây là con số rất lớn về thể chế, chính sách. "Nguồn lực để thực hiện có thể bố trí chưa đủ nhưng có thể nói đây là chính sách đầu bảng trong toàn bộ chính sách xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi qua một giai đoạn, đến thời điểm này cũng bắt buộc phải rà soát, xem xét để hoàn thiện, sắp xếp tập trung hơn, điều phối tốt hơn”- bà Mai nhấn mạnh. Theo bà Mai, cơ hội bình đẳng đối với đồng bào DTTS rất quan trọng, như họ phải được đến trường đúng độ tuổi, được chăm sóc sức khỏe, được khám thai... Những chính sách phải làm thế nào để thúc đẩy sự tham gia của đồng bào DTTS vào quá trình phát triển một cách chủ động. Qua quá trình đó để họ vươn lên.

Một nội dung khác cũng được Trưởng ban Dân vận Trung ương lưu ý là trong các chương trình phát triển vùng DTTS phải gắn với phát triển bền vững. Đây là chương trình mục tiêu của Liên hợp quốc và cũng là mục tiêu chung của Việt Nam.

Bà Mai cũng đề nghị Hội LHPN Việt Nam phải quan tâm đến hai nhóm người DTTS: Nhóm phụ nữ khó khăn nhất trong đồng bào DTTS là ai, đang ở đâu? Có phải nhóm xa nhất, nghèo nhất? Nhóm thứ hai rất quan trọng là nhóm dẫn dắt, giỏi nhất trong đồng bào DTTS- là nguồn động viên lớn không phải chỉ cho phụ nữ Việt Nam mà còn cho cộng đồng DTTS nhìn vào để có sự động viên, thúc đẩy để thay đổi.

Trưởng ban Dân vận cũng đánh giá cao việc chuẩn bị cho Hội thảo toàn thể sáng nay khi biết trước đó Hội LHPN VN đã tổ chức 3 phiên kỹ thuật, bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến phụ nữ DTTS và đưa ra các khuyến nghị cũng như các phát biểu xây dựng.

Hội thảo thu hút gần 100 đại biểu là đại diện cho các tổ chức quốc tế, cơ sở nghiên cứu, các cơ quan phát triển, các cơ quan ban ngành đoàn thể, các nhà khoa học, quản lý và nhiều đại diện đến từ các địa phương, phụ nữ dân tộc thiểu số ở cộng đồng. Tại đây, rất nhiều khuyến nghị đã được các đại biểu đưa ra với mong muốn phụ nữ DTTS sẽ được “trao quyền” nhiều hơn trong tương lai.

Empty

Đến từ Quảng Trị, bà Hồ Thị Kim Cúc, người dân tộc Pa cô, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Đăkrông cho rằng: Trong thời gian tới, cần nghiên cứu để tích hợp tất cả các chính sách dân tộc hiện hành trong một “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng DTTS, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn” và đảm bảo thực hiện lồng ghép giới đầy đủ và hiệu quả trong chương trình này; Tăng cường cơ hội cho các nhóm nữ DTTS yếu thế được tiếp cận và thụ hưởng các chính sách và dịch vụ hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề nghiệp nhằm thúc đẩy nâng cao chât lượng nguồn nhân lực nữ DTTS; Tăng cường tuyền truyền, giáo dục cho các nhóm nữ DTTS yếu thế về bình đẳng giới và quyền cho phụ nữ trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, phát triển sinh kế, cải thiện việc làm và thu nhập; Tăng cường năng lực quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương về xây dựng, thực hiện và giám sát các chính sách, chương trình, dự án về thúc đẩy bình đẳng giới và quyền cho phụ nữ DTTS trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển sinh kế và cải thiện việc làm, thu nhập.

Empty

TS. Nguyễn Thị Mai Hoa, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cũng chỉ ra các chính sách với vùng DTTS chưa được xây dựng theo quan điểm lồng ghép yếu tố giới và đặc thù cho đối tượng là phụ nữ DTTS; còn bất cập trong tổ chức thực hiện chính sách; chính sách chưa được xây dựng và tiếp cận dựa trên “quyền” của phụ nữ DTTS, chủ yếu là “ưu tiên”. Đồng thời đưa ra 5 khuyến nghị: Tiếp tục quan tâm hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách cho đồg bào DTTS và cho phụ nữ DTTS; coi công tác dân tộc là vấn đề bình đẳng, đoàn kết, đảm bảo quyền con người, quyền công dân là 1 trọng tâm ưu tiên trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước; Các chính sách về DTTS cần được xây dựng dựa trên phương pháp tiếp cận dựa trên quyền, đảm bảo lồng ghép giới trong xây dựng và thực hiện chính sách; Tăng cường sự tham gia của phụ nữ DTTS trong xây dựng và thực hiện chính sách; Hỗ trợ phụ nữ DTTS thay đổi thái độ, nâng cao trình độ; từng bước khẳng định vị thế, tăng cường năng lực của phụ nữ DTTS; Cần có chính sách bảo đảm sự tham gia của phụ nữ DTTS trong xây dựng và thực hiện chính sách thúc đẩy BĐG.

Nữ cán bộ, công chức là người DTTS chỉ chiếm 23,79% tổng số cán bộ, công chức các xã vùng DTTS. Điều đáng quan tâm, ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội càng thấp và càng đông đồng bào DTTS sinh sống thì tỷ lệ nữ trong tổng số cán bộ, công chức là người DTTS càng thấp.

Empty

PGS.TS Đặng Thị Hoa, Viện nghiên cứu gia đình và giới: Rà soát các chính sách hỗ trợ dân tộc thiểu số về giáo dục cho thấy, chưa có chính sách ưu tiên cho học sinh nữ con em dân tộc thiểu số trong thu hút học sinh ở trường DTNT và các trường dự bị đại học, trung học chuyên nghiệp trở lên; Chưa có chính sách ưu tiên đối với giáo viên là người dân tộc thiểu số, giáo viên biết tiếng dân tộc thiểu số và có kinh nghiệm công tác ở vùng dân tộc thiểu số (chưa có trong đề án tổng thể). “Cần xây dựng chính sách dân tộc trên nguyên tắc bình đẳng, cùng phát triển. Chính phủ sớm phê duyệt xây dựng chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng chính sách dựa vào cộng đồng và phát huy thế mạnh của tộc người. Xác định các lựa chọn ưu tiên trong chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số, trong đó coi trọng phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục cùng với nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực”.

“Thách thức và giải pháp để phụ nữ dân tộc thiểu số không bị bỏ lại phía sau”

Bà Đinh Thị Phương Lan, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội: Hiện nay, hiệu lực trong từng văn bản, chính sách liên quan đến lồng ghép giới, chính sách dân tộc khá chung chung dẫn đến hiệu quả chưa cao. Bản thân là người DTTS, bà Lan cũng đề nghị xây dựng chính sách với phụ nữ DTTS cần tiếp cận dựa trên quyền hơn là nhóm yếu thế. “Cần xem lại việc xác định khu vực tuyển sinh bởi giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng với vùng DTTS nhưng hiện tại vùng đặc biệt khó khăn đang bị thu hẹp.

Empty

Ông Hoàng Xuân Lương, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc: Có một số nội dung liên quan đến phụ nữ DTTS cần đưa vào chính sách. Thí dụ như cô đỡ thôn bản phải là người DTTS ngay tại bản đó. Bên cạnh đó là chính sách để phụ nữ DTTS được khám thai định kỳ, được đỡ đẻ tại trạm y tế. Theo tôi, toàn bộ vấn đề bức xúc khó khăn của phụ nữ đều tập trung tại thôn bản, nên chăng có chính sách chi hội phụ nữ thôn bản vùng DTTS. Chi hội này sẽ giúp giải quyết được tình trạng trẻ em mù chữ, nâng cao kiến thức hiểu biết cho phụ nữ.

Empty

Chị Hà Thị Thắm, dân tộc Tày (Đà Bắc, Hòa Bình): Mong tình trạng kết hôn sớm sẽ giảm, chính quyền tạo điều kiện để học sinh nhận được các tờ rơi hoặc được giao lưu với bạn bè cùng trang lứa để thay đổi suy nghĩ, lập gia đình sớm không còn là lựa chọn duy nhất với họ. Các hỗ trợ sinh kế tại địa phương, hỗ trợ chăn nuôi. Đưa dịch vụ y tế đến gần với bà con hơn. Mở những lớp dạy nghề tại địa phương, để phụ nữ có công việc ổn định ngay tại nhà…

Phát biểu tổng kết, Chủ tịch Hội LHPN VN Nguyễn Thị Thu Hà cho biết sẽ tiếp thu nghiêm túc tất cả các ý kiến chỉ đạo. Bà cũng chia sẻ, trong 3 phiên Hội thảo chuyên đề đã có 240 đại biểu tham gia ý kiến, hôm nay có khoảng 100 đại biểu có mặt để nêu ý kiến, phát biểu, thảo luận; có 33 tham luận chuyên sâu, nhiều ý kiến đề cập đến thực trạng, các vấn đề đặt ra và các khuyến nghị chính sách, giải pháp cho đối tượng phụ nữ DTTS trong thời gian tới.

Chiều nay (12/8), Hội LHPNVN cũng chủ trì cùng một số chuyên gia đầu ngành tổ chức Hội thảo chuyên sâu “Tham vấn chuyên gia vào Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi và vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn 2030”. “Hội LHPNVN sẽ tổng hợp kết quả của hội thảo này cho 3 mục tiêu trước mắt: Tổng kết Nghị quyết 24 về công tác DTTS, đóng góp và phản biện đề án phát triển tổng thể về kinh tế - xã hội mà Ủy ban Dân tộc đang trình Chính phủ", Chủ tịch Hội LHPNVN Nguyễn Thị thu Hà khẳng định.

Trưởng ban Dân vận Trương Thị Mai (thứ 4 từ trái sang), Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà (thứ 2 từ trái sang); ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam trò chuyện cùng các đại biểu người DTTS
Trưởng ban Dân vận Trương Thị Mai (thứ 4 từ trái sang), Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà (thứ 2 từ trái sang); ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam trò chuyện cùng các đại biểu người DTTS

Theo bà Thu Hà, Hội LHPNVN rất quan tâm đến đối tượng phụ nữ DTTS. Trong thời gian tới chắc chắn sẽ quan tâm hơn, sẽ đưa ra thêm một số chỉ đạo, một số hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho đối tượng phụ nữ DTTS trong thời gian tới. Về lâu dài, các ý kiến hôm nay là căn cứ quý giá cho Hội LHPNVN, Ủy ban Dân tộc… sau này có ý kiến tiếp theo trong quá trình hoạch định chính sách cũng như tổ chức thực hiện chính sách. Hội LHPNVN cũng kiến nghị Bộ Chính trị có văn bản chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh công tác DTTS trong thời gian tới như: Rà soát lại khung luật pháp, chính sách, đặc biệt làm sao để các chính sách tổ chức thực hiện tốt hơn; Đảm bảo lồng ghép giới trong các chính sách và thực hiện chính sách; Có những biện pháp mang tính thúc đẩy vùng DTTS cũng như các chỉ tiêu bình đẳng giới, sự vươn lên của phụ nữ DTTS…

Đọc thêm

Công an TP HCM và Cảnh sát Úc thắt chặt tình hữu nghị Muôn mặt cuộc sống

Công an TP HCM và Cảnh sát Úc thắt chặt tình hữu nghị

TTTĐ - Lãnh đạo Công an TP HCM khẳng định luôn trân quý mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống tội phạm giữa lực lượng an ninh 2 nước, trên cơ sở 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Úc.
Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ mưa to Môi trường

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện khu vực Bắc Bộ, Bắc và Bắc Trung Bộ đã có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to.
Phó Thủ tướng yêu cầu xác định rõ sản phẩm đầu ra Xã hội

Phó Thủ tướng yêu cầu xác định rõ sản phẩm đầu ra

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Đề án).
Hà Nội giao Công an TP vào cuộc vụ cây sao đen chết khô Xã hội

Hà Nội giao Công an TP vào cuộc vụ cây sao đen chết khô

TTTĐ - Liên quan đến việc 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Công an TP vào cuộc xác minh.
Sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc Muôn mặt cuộc sống

Sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 27/CĐ-TTg ngày 28/3/2024 về việc khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc và báo cáo kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh.
Các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao Muôn mặt cuộc sống

Các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao

TTTĐ - Trước tình hình diễn biến của loại tội phạm công nghệ cao trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa xã hội, Công an TP Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao sử dụng nhằm cảnh báo đến người dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Lắp thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3 Đô thị

Lắp thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

TTTĐ - Công an TP Hà Nội sẽ báo cáo UBND TP, Bộ Công an lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Thiết kế cầu Thượng Cát không đạo ý tưởng Muôn mặt cuộc sống

Thiết kế cầu Thượng Cát không đạo ý tưởng

TTTĐ - Lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH&KT) Hà Nội bác bỏ nhận định cho rằng thiết kế cầu Thượng Cát ở Hà Nội đạo thiết kế cầu Thạch Hãn 1 ở tỉnh Quảng Trị.
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ Muôn mặt cuộc sống

Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ

TTTĐ - Ngày 28/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng chính sách xã hội năm 2024 cho các cán bộ hội.
Xem thêm