Tag

Thảm họa nhiệt độ toàn cầu tăng: Hãy hành động trước khi quá muộn

Nhìn ra thế giới 14/10/2018 16:36
aa
TTTĐ - Thế giới cần sự thay đổi nhanh chóng và sâu rộng trong mọi khía cạnh xã hội để ngăn hiện tượng ấm lên toàn cầu đạt đến mức độ thảm họa vào năm 2030, các nhà khoa học kêu gọi.

Thảm họa nhiệt độ toàn cầu tăng: Hãy hành động trước khi quá muộn

Sóng cao do bão Jebi gây ra được nhìn thấy tại một cảng cá ở miền tây Nhật Bản (Ảnh: Reuters)

Theo báo cáo mới nhất vừa được IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) công bố hôm 8/10, với tốc độ nóng lên như hiện tại, nhiệt độ của thế giới có thể đạt 1,5 độ C trong khoảng thời gian từ năm 2030 - 2052. Vượt qua ngưỡng nhiệt này, nhân loại sẽ đứng trước hàng loạt hiện tượng khí hậu cực đoan như hạn hán, cháy rừng, lũ lụt. Hàng trăm triệu người có thể rơi vào cảnh thiếu lương thực.

Tính đến thời điểm này, nhân loại đã đi gần 2/3 chặng đường đến giới hạn đỏ. Nhiệt độ trái đất giờ đây đã cao hơn giai đoạn tiền công nghiệp gần 1 độ C. Các nhà khoa học cảnh báo thế giới chỉ còn 12 năm để thay đổi và kìm hãm hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Nhiệt độ trái đất giờ đây đã cao hơn giai đoạn tiền công nghiệp gần 1 độ C
Nhiệt độ trái đất giờ đây đã cao hơn giai đoạn tiền công nghiệp gần 1 độ C

12 năm trước thảm họa

Tháng 12/2015, Hiệp định Paris về phòng chống biến đổi khí hậu đã được ký kết, với mục tiêu chung của các quốc gia là giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp và dưới 2 độ C tính đến cuối thế kỷ này.

Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của IPCC, mọi thứ đang đi chệch hướng. Mức độ tăng mà cả thế giới đang phải hướng đến là 3 độ C - con số được đánh giá là thảm họa. Bi kịch hơn, với xu hướng như hiện tại, con số 1,5 độ C sẽ bị vượt qua vào năm 2030.

Khi đó, thời tiết mùa hè sẽ nóng thêm 3 độ C, tương tự như những gì đã diễn ra tại châu Âu thời gian qua. Các đợt hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Những siêu bão với mức tàn phá như Harvey hay Florence tại Mỹ sẽ trở thành hình ảnh quen thuộc. 70 đến 90% rạn san hô toàn cầu sẽ chết, Bắc Băng Dương sẽ trải qua những ngày hè không có băng…

Thảm họa nhiệt độ toàn cầu tăng: Hãy hành động trước khi quá muộn

Ngay cả những đô thị hiện đại nhất cũng phải chịu tác động nặng nề bởi thảm họa thiên nhiên. Nghiên cứu cho thấy những cơn bão ở Thái Bình Dương đang ngày càng mạnh hơn, đe dọa đến các siêu đô thị ở châu Á thường xuyên hơn. Tăng trưởng kinh tế khi ấy sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Cũng theo tính toán của các nhà khoa học, sự khác biệt về tác động môi trường giữa ngưỡng 1,5 độ C và 2 độ C cao hơn kỷ nguyên tiền công nghiệp là vô cùng lớn. Nếu nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2 độ C, sinh mạng hàng trăm triệu người sẽ bị đe dọa, hàng trăm triệu người khác sẽ thiếu nước sạch, nạn đói ở vùng Sahara, vùng châu Phi cận Sahara, Địa Trung Hải, Trung Âu và vùng Amazon tại Nam Mỹ sẽ trở nên trầm trọng hơn. Những bệnh lây lan nhờ nhiệt độ cao sẽ bùng phát. Năng suất ngô, gạo và lúa mì sẽ giảm một nửa và thậm chí sẽ giảm cả giá trị dinh dưỡng.

Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các cơn bão ngày càng mạnh hơn, gây thiệt hại nặng nề cho các quốc gia
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân khiến các cơn bão ngày càng mạnh hơn, gây thiệt hại nặng nề cho các quốc gia

Chúng ta sẽ chỉ có 12 năm để ngăn mọi thứ rơi vào viễn cảnh tồi tệ trên. Để đạt được mục tiêu đó, thay đổi về mọi mặt cần phải được thực hiện ngay bây giờ, đòi hỏi nỗ lực của Chính phủ các nước và từng cá nhân.

Lượng ô nhiễm khí thải CO2 toàn cầu vào năm 2030 cần được cắt giảm 45% so với lượng khí thải năm 2010 và phải bằng 0 vào năm 2050. 70 đến 85% điện năng toàn cầu phải được sản xuất bằng năng lượng tái tạo. Về mặt kỹ thuật, điều này hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, nó đòi hỏi sự thay đổi quy mô lớn trong tất cả các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp, xây dựng, giao thông và đô thị.

Mỗi cá nhân đều phải hành động

Ngoài những thay đổi trong lĩnh vực sản xuất, việc tiêu thụ thực phẩm, năng lượng và lựa chọn lối sống của mỗi cá nhân cũng đóng vai trò rất quan trọng, theo báo cáo của IPCC. Mỗi người dân cần giảm nhu cầu năng lượng, giảm lãng phí thực phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất thức ăn, lựa chọn thực phẩm và hàng hóa có mức phát thải thấp và giảm nhu cầu sử dụng đất…

Dựa trên những nghiên cứu khoa học, các chuyên gia khẳng định rằng, mỗi người cần thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình vì một mục tiêu xa hơn. Chẳng hạn như việc giảm tiêu thụ thịt và các chế phẩm từ sữa cũng là biện pháp để ngăn biến đổi khí hậu.

Thảm họa nhiệt độ toàn cầu tăng: Hãy hành động trước khi quá muộn

Ước tính trung bình một người cần giảm tiêu thụ thịt bò tới 75%, thịt lợn 90%, cắt giảm 50% số trứng, trong khi đó cần tiêu thụ các loại hạt, đậu, đỗ nhiều gấp bốn lần so với hiện tại. Điều này có thể giúp nhân loại giảm một nửa lượng phát thải từ chăn nuôi.

Bên cạnh đó, mỗi cá nhân đều có thể tăng cường sử dụng các phương tiện chạy điện thay cho nhiên liệu hóa thạch; ưu tiên dùng xe đạp hoặc đi bộ khi di chuyển gần; đi tàu điện hoặc xe buýt thay vì máy bay; họp từ xa nếu có thể, thay vì các chuyến công tác… Đây đều là những đóng góp thiết thực cho quá trình giảm biến đổi khí hậu trên toàn cầu.

Việt Nam chủ động ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam là quốc gia đầu tiên trên thế giới được IPCC chọn để công bố báo cáo ngay sau cuộc họp tại Hàn Quốc. Phát biểu tại Hội nghị đối thoại cấp cao về biến đổi khí hậu tổ chức tại Hà Nội ngày 10/10, Chủ tịch IPCC Hoesung Lee cho biết, việc trái đất tăng 1,5 độ C là nguy hiểm đối với các nước đang phát triển, chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu và dễ bị tổn thương như Việt Nam. Ông Hoesung Lee đề nghị Việt Nam có chính sách thúc đẩy sự tham gia của khối doanh nghiệp vào ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu. Vì thế, Việt Nam luôn chủ động và tích cực thực hiện những cam kết quốc tế và nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với việc phê duyệt Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam đã đề ra 68 nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ban, ngành, địa phương cùng vào cuộc thực hiện Thỏa thuận. Việt Nam cam kết với cộng đồng quốc tế đến năm 2030 sẽ cắt giảm phát thải khí nhà kính xuống mức 8% và lên đến 25% nếu có sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.

Còn theo GS.TS Trần Thục, Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn của Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Việt Nam dù đối mặt với nhiều thách thức lớn song có nhiều thuận lợi để ứng phó biến đổi khí hậu, trong đó phải kể đến ý chí của lãnh đạo các cấp, sự hỗ trợ từ các đối tác, kinh nghiệm phòng chống thiên tai và hệ thống giáo dục, y tế góp phần nâng cao nhận thức người dân. Hiện tại, 48/63 tỉnh thành đã ban hành kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm