Thứ hai 27/03/2023 17:14 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh

Xã hội -
In bài viết

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Hà Nội phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô.

Tuổi trẻ Thủ đô hưởng ứng “Ngày cao điểm tình nguyện chung tay xây dựng Nông thôn mới” Hành động quyết liệt, sắt son một lòng, xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, hiện đại Sửa đổi Luật Thủ đô, xây dựng thể chế vượt trội cho sự phát triển Huyện Mê Linh sắp chi trả hơn 1.000 tỷ đồng GPMB phục vụ đường Vành đai 4

Sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập

Thực hiện Kế hoạch số 52/KH-UBND của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường thông tin, tuyên truyền dự thảo chính sách đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), ngày 17/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học Góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải cho biết, Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XIII ban hành năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013. Qua hơn 9 năm thực hiện, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và Nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô. Các chính sách, cơ chế quy định trong Luật đã góp phần giúp thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, mặt khác cũng đã bộc lộ một số tồn tại và yêu cầu mới trong bối cảnh mới. Do đó, việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô là việc hết sức cần thiết.

Để kịp thời thể chế hóa các quan điểm, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị, việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) hướng tới mục tiêu nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý; Xây dựng cơ chế đặc thù, vượt trội; Khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập phát sinh trong quá trình thi hành Luật để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và giao dịch quốc tế; Phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển.

Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải phát biểu khai mạc hội thảo

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Minh Hải cho biết, cơ quan xây dựng Dự thảo đã rà soát, tổng hợp, hoàn thiện và kết cấu lại thành 9 nhóm chính sách lớn trong hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Quan điểm và nguyên tắc là bảo đảm không trái Hiến pháp, đặc biệt là khắc phục những tồn tại và vướng mắc của Luật năm 2012, đó là tính đặc thù vượt trội, ưu tiên áp dụng và vấn đề liên kết vùng; bảo đảm đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng; Chỉ lựa chọn và chọn những nội dung đặc thù, vượt trội với pháp luật hiện hành hoặc chưa có quy định để lựa chọn đưa vào luật; Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho Hà Nội…

Tập trung vào những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao cho rằng, Luật Thủ đô (sửa đổi) nên tập trung vào những cơ chế, chính sách đặc thù vượt trội và có trọng tâm, trọng điểm. Ví dụ như chính sách cơ chế thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đi sâu tập trung vào một số lĩnh vực cần nhân lực chuyên môn sâu, cao như lĩnh vực quy hoạch quản lý đô thị, giao thông đô thị và quản lý xử lý môi trường, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ…

“Hà Nội nên thành lập những trung tâm, viện nghiên cứu trực thuộc UBND thành phố để nghiên cứu đưa ra những giải pháp giúp lãnh đạo thành phố quyết định những chương trình, dự án khả thi tiếp cận thực tế và tiếp cận công nghệ hiện đại của các nước phát triển. Nguồn nhân lực chất lượng cao có thể là những chuyên gia, nhà khoa học ở những nước tiên tiến, những người có kinh nghiệm làm việc chuyên môn có thực tế về làm giám đốc trung tâm hoặc viện trưởng để họ có thể chủ động thực hiện những chương trình, kế hoạch của mình đáp ứng đặt hàng của thành phố”, ông Rao nhấn mạnh.

Đề cập đến chính sách liên kết, phát triển vùng, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, đây là chính sách có tính đặc thù với Thủ đô Hà Nội, tạo điều kiện để thực hiện vị thế Hà Nội và cả nước vì Hà Nội, đặc biệt trong bối cảnh giai đoạn tới rất cần có chính sách, kế hoạch đặc thù của Thủ đô không chỉ với Vùng Thủ đô (10 tỉnh, thành), mà còn với vùng đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh), vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (gồm 7 tỉnh, thành phố). Theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030, để phát triển tổng thể, hữu cơ thành một thể thống nhất các vùng nêu trên, cần xác lập vai trò Thủ đô trong quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, liên kết các tỉnh trong vùng và điều phối phát triển kinh tế, kết cấu hạ tầng, quản lý phân bổ dân cư, phát triển đô thị bền vững...

Góp ý về Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Tiến sĩ Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, môi trường Thủ đô phải coi là một điểm nhấn trong Luật sửa đổi lần này để giải quyết các vấn đề cụ thể: Nước, không khí, chất thải rắn… Tuy nhiên, trong 9 chính sách được nhấn mạnh trong xây dựng luật, không có chính sách riêng nào cho vấn đề môi trường Thủ đô, mà nằm rải rác, mờ nhạt hoặc chung chung ở các chính sách khác, thậm chí thiếu vắng trong nhiều đề xuất cơ chế đặc thù.

Ông Tùng đề nghị, nên đánh giá cụ thể vướng mắc về mặt chính sách, thể chế liên quan đến môi trường nước, không khí, chất thải rắn trên cơ sở nghiên cứu kỹ Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định 08/2022 và một số văn bản liên quan khác, đồng thời đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể đặc thù để giải quyết các vấn đề ở mức Luật và các văn bản dưới luật.

Kết thúc hội nghị, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Lê Xuân Rao hoan nghênh các đề xuất, kiến nghị tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm của các chuyên gia, nhà khoa học với thành phố và cho biết, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội sẽ tổng hợp để gửi tới các cơ quan hữu quan nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trình Trung ương xem xét.

Diệu Linh
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng đất

Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 804/UBND-TNMT thực hiện Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 17/3/2023 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TƯ ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”.
Đề xuất tăng thêm hơn 7.400 cán bộ, công chức cấp xã

Đề xuất tăng thêm hơn 7.400 cán bộ, công chức cấp xã

TTTĐ - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Nghị định quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố. Vừa qua, Bộ Nội vụ tổ chức Hội thảo góp ý kiến về nội dung nghị định này.
Bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

Bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính

TTTĐ - Trên cơ sở rà soát các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp giai đoạn 2023-2025 theo Kết luận số 48-KL/TƯ của Bộ Chính trị, UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã dự kiến phương án bố trí đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã dôi dư sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Tin khác
[Xem thêm]
Hành trình cuộc sống và Ngày hội xanh hướng tới phát triển bền vững

Hành trình cuộc sống và Ngày hội xanh hướng tới phát triển bền vững

TTTĐ - Vừa qua, tại Nghệ An, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN) phối hợp với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA (Việt Nam) (“AIA Việt Nam”) đã tổ chức Ngày hội xanh gồm chuỗi các hoạt động tương tác, vận động đa dạng, sáng tạo… nhằm nâng cao ý thức, hướng tới thay đổi hành và vi thói quen, góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững bên cạnh việc trao tặng xe đạp và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trị giá 420 triệu đồng tới trẻ em khó khăn trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng Công an quận Bắc Từ Liêm thành đơn vị kiểu mẫu vào năm 2025

Xây dựng Công an quận Bắc Từ Liêm thành đơn vị kiểu mẫu vào năm 2025

TTTĐ - Chỉ huy Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội vừa cho biết, chiều 24/3, Quận ủy Bắc Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết 22 của Quận ủy: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về xây dựng lực lượng Công an quận Bắc Từ Liêm trở thành đơn vị kiểu mẫu trong công tác công an vào năm 2025.
EVN và các đơn vị tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2023

EVN và các đơn vị tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ trái đất 2023

Năm 2023 - đánh dấu năm thứ 15 Việt Nam tham gia hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất tại Việt Nam do Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam, Bộ Công thương đồng chủ trì đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của 63 tỉnh thành phố cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân, trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là một trong những đơn vị điển hình luôn quan tâm và tích cực phối hợp để thực hiện tốt chương trình.
Xem phiên bản di động