
Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình
TTTĐ - “Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và từ chối bất kỳ nỗ lực nào áp đặt suy nghĩ “chân lý thuộc về kẻ mạnh” ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn”. Đây là một phần nội dung trích trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ về “lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”.


Rạng rỡ vẻ đẹp của phụ nữ Thủ đô ngày đầu hưởng ứng “Tuần lễ Áo dài”

Hành động thanh niên cứu cháu bé 3 tuổi: Khen thưởng kịp thời để lan tỏa, nhân lên lòng tốt

Chuyên gia thương hiệu làm đẹp Ann Dan: "Để có bước tiến nhanh, tôi phải đánh đổi rất nhiều"!

Phát động phong trào thi đua “Người tốt - Việc tốt” trong thanh niên Thủ đô
![]() |
Ảnh minh họa
Theo đó, Mỹ bác bỏ gần hết các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông và khẳng định những tuyên bố của Trung Quốc đối với tài nguyên ngoài khơi trên hầu hết Biển Đông là “hoàn toàn bất hợp pháp”.
Trong tuyên bố này, Bộ Ngoại giao Mỹ hoàn toàn bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với cái gọi là "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đưa ra năm 2009; Bác bỏ mọi tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với các vùng biển xung quanh Bãi Tư Chính của Việt Nam. Mỹ cũng không chấp nhận các yêu sách của Trung Quốc đối với các vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý có được nhờ các đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Mỹ cũng khẳng định sẽ cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á bảo vệ quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.
Đây được đánh giá là một thay đổi cứng rắn hơn trong chính sách Biển Đông của Mỹ.
Dưới đây là trích một đoạn tuyên bố được đăng tải trên website của Bộ Ngoại giao Mỹ về lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông”:
"Mỹ đấu tranh cho một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Hôm nay, chúng tôi tăng cường chính sách của Mỹ tại một khu vực quan trọng, hay xung đột - Biển Đông. Chúng tôi tuyên bố rõ ràng: Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với những nguồn tài nguyên ở ngoài khơi tại phần lớn Biển Đông là hoàn toàn phi pháp, cũng như những chiến dịch bắt nạt của Trung Quốc nhằm kiểm soát các nguồn tài nguyên ấy.
Tại Biển Đông, chúng tôi nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định, đảm bảo sự tự do của các vùng biển theo hướng phù hợp với luật pháp quốc tế; Duy trì dòng chảy thương mại không bị cản trở và phản đối mọi âm mưu sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nhằm giải quyết các tranh chấp. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích sâu sắc và kiên định với các đối tác và đồng minh của Mỹ, những người lâu nay ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.
Trung Quốc không thể áp đặt yêu sách hàng hải hợp pháp - bao gồm bất kỳ yêu sách vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) nào bắt nguồn từ bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa; Liên quan tới Philippines trong các khu vực mà tòa trọng tài nhận thấy là EEZ hoặc trong vùng thềm lục địa của Philippines.
Bắc Kinh không thể đưa ra một yêu sách hàng hải hợp pháp, mạch lạc ở Biển Đông. Mỹ bác bỏ mọi yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển ngoài khu vực 12 hải lý tính từ các đảo mà họ tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa (không gây tổn hại đến các tuyên bố chủ quyền của những bên khác đối với các đảo này).
Do đó, Mỹ bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở những vùng nước xung quanh bãi Tư Chính (ngoài khơi Việt Nam), cụm bãi cạn Luconia (ngoài khơi Malaysia), vùng biển thuộc EEZ của Brunei và đảo Natuna Besar (ngoài khơi Indonesia). Bất kỳ hành động nào của Trung Quốc nhằm quấy rối việc đánh cá và phát triển dầu mỏ của các bên khác ở những vùng biển này hoặc đơn phương thực hiện các hành động ấy là phi pháp.
Trung Quốc không có tuyên bố lãnh thổ hay hàng hải hợp pháp đối với (hoặc xuất phát từ) bãi ngầm James, một thực thể chìm hoàn toàn chỉ cách Malaysia 50 hải lý và cách bờ biển Trung Quốc 1.000 hải lý. Bãi ngầm James thường được truyền thông tuyên truyền Trung Quốc đề cập như "phần lãnh thổ cực Nam của Trung Quốc".
Theo luật pháp quốc tế, một thực thể chìm dưới biển như bãi ngầm James không thể bị tuyên bố chủ quyền bởi bất kỳ nước nào và không có khả năng tạo ra các khu vực hàng hải. Bãi ngầm James (chìm khoảng 20m dưới mặt nước biển) không và không bao giờ là lãnh thổ của Trung Quốc, cũng không thể là nơi Bắc Kinh áp đặt bất kỳ quyền hàng hải hợp pháp nào từ nó.
Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình. Mỹ sẽ cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á bảo vệ quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên ở ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế. Chúng tôi sát cánh với cộng đồng quốc tế để bảo vệ tự do trên biển, tôn trọng chủ quyền và từ chối bất kỳ nỗ lực nào áp đặt suy nghĩ "chân lý thuộc về kẻ mạnh" ở Biển Đông hay khu vực rộng lớn hơn".
Bài liên quan

CNN giới thiệu 20 món soup ngon nhất thế giới, trong đó có phở bò Việt Nam
Thế giới 24h 01/03/2021 14:13

Tin tức thế giới 1/3: Anh sẽ sử dụng xăng sinh học mới thân thiện với môi trường
Thế giới 24h 01/03/2021 06:00

Tin tức thế giới 28/2: Anh sẽ ưu tiên tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 theo độ tuổi
Thế giới 24h 28/02/2021 06:00

Tin tức thế giới 27/2: Hiệp hội Báo chí Ấn Độ yêu cầu Google phải chia sẻ 85% doanh thu quảng cáo
Thế giới 24h 27/02/2021 06:00

Việt Nam là quốc gia duy nhất tại ASEAN nâng hạng quyền lực mềm toàn cầu
Thế giới 24h 26/02/2021 18:21

Phát hiện khoảng 4.000 trường hợp tái nhiễm Covid-19 tại Nam Phi
Thế giới 24h 26/02/2021 11:58

Tin tức thế giới 26/2: Israel: Người tiêm đủ 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19 sẽ được cấp thẻ xanh
Thế giới 24h 26/02/2021 07:04

Tin tức thế giới 25/2: Thái Lan thúc đẩy du lịch bằng chương trình “cách ly sân biệt thự” và “cách ly sân golf”
Thế giới 24h 25/02/2021 06:00

Tin tức thế giới 24/2: Phát hiện cá nhiễm phóng xạ tại tỉnh Fukushima
Thế giới 24h 24/02/2021 07:04

Tin tức thế giới 23/2: Hàng triệu người tại Texas vẫn thiếu nước sạch do bão tuyết
Thế giới 24h 23/02/2021 07:04

Australia bắt đầu tiêm chủng vắc-xin diện rộng, Campuchia trải qua đợt lây nhiễm trong cộng đồng lần thứ ba
Thế giới 24h 22/02/2021 13:52
Đọc nhiều
-
Quảng Ninh: Điều tra làm rõ vụ thi thể bé trai sơ sinh bị bỏ rơi bên suối cạn
-
Quảng Nam: Hàng trăm hộ dân Điện Ngọc "nhắm mắt" xài nước bẩn
-
Đà Nẵng: Đoàn xe ben cùng nhóm người gây rối trước bãi rác Khánh Sơn?
-
Hải Phòng: Thông tin bán thực phẩm giá cao cho dân bị phong tỏa là sai sự thật
-
Vĩnh Phúc: Bắt giữ đối tượng bị truy nã sau 22 năm lẩn trốn
Đáng chú ý
Rao vặt

Cơ hội trúng ngay vàng 9999 khi mua Nước Trái cây Pushmax

Hải Phòng: Khai trương cửa hàng nhân sâm Tuấn Tú 74 Văn Cao

Lý do bất động sản Nam Phú Quốc hot nhất thị trường địa ốc 2020?

Hòa Bình trúng thầu 4 dự án mới trị giá hơn 1.000 tỷ đồng

Melinh PLAZA Yên Bái: Cơ hội đầu tư sinh lời tại thành phố Yên Bái
