Tag

Thể hiện đúng tính ưu việt của Hà Nội trong công tác giáo dục

Tin tức 13/03/2024 12:40
aa
TTTĐ - Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên TP rất cần có những chính sách ưu việt hơn về giáo dục đào tạo so với các tỉnh, thành khác. Nếu TP chưa có chính sách hỗ trợ chung thì nên có sự hỗ trợ cho từng vùng, từng đối tượng…
Công đoàn Giáo dục Thủ đô tích cực chăm lo đời sống nữ giáo viên Tăng cường công tác giáo dục định hướng nghề nghiệp trong trường THPT Định hướng nghề nghiệp - chủ động tương lai

Đó là một trong các ý kiến được đưa ra tại Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND TP quy định danh mục các khoản thu và mức thu, cơ chế quản lý thu đối với các dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo tại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP Hà Nội, do Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức sáng nay (13/3).

Thể hiện đúng tính ưu việt của Hà Nội trong công tác giáo dục
Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

Tăng khoản thu dịch vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập

Theo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, từ năm 2013 các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập của TP Hà Nội triển khai thực hiện các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục (thu khác) theo quy định tại Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND.

Đến nay, Chính phủ đã ban hành văn bản quy định về thẩm quyền danh mục, mức thu đối với khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc HĐND cấp tỉnh. Tuy nhiên, do chưa có văn bản thay thế Quyết định số 51/2013/QĐ-UBND nên gặp khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nên có sự điều chỉnh cho phù hợp.

Ngoài ra, mức thu các khoản thu khác theo Quyết định số 51/2013/QĐ- UBND được thực hiện từ năm 2013 (đến nay đã hơn 10 năm), Nhà nước đã điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,150 triệu đồng/hệ số lên 1,800 triệu đồng/hệ số với tỷ lệ tăng khoảng 56,5%; mặt khác tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng năm 2023 so với năm gốc 2013 của TP Hà Nội là 33,44%. Trong khi mức thu các khoản thu khác (dịch vụ hỗ trợ giáo dục) đến nay của TP Hà Nội vẫn giữ nguyên nên các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện dịch vụ hỗ trợ giáo dục.

Thể hiện đúng tính ưu việt của Hà Nội trong công tác giáo dục
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị

Tại dự thảo quy định mức trần các khoản thu dịch vụ tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập TP quy định: Dịch vụ bán trú: Tiền ăn của học sinh 35 nghìn đồng/ học sinh/ngày đối với bữa trưa, 20 nghìn đồng/học sinh/ ngày đối với bữa sáng; Dịch vụ chăm sóc bán trú 235 nghìn đồng/ học sinh/tháng; Trang thiết bị bán trú: 200 nghìn đồng/học sinh mầm non/năm học, 133 nghìn đồng/học sinh tiểu học, THCS/năm học.

Dịch vụ học 2 buổi/ ngày đối với cấp THCS là 235 nghìn đồng/ học sinh; nước uống 16 nghìn đồng/học sinh/tháng. Ngoài ra còn có các quy định dịch vụ giáo dục ngoài giờ. Trong đó, chăm sóc trước và sau giờ học là 12 nghìn đồng/học sinh/giờ; trông giữ trong ngày nghỉ là 96 nghìn đồng/học sinh/ngày; dịch vụ đưa đón trẻ, học sinh 10 nghìn đồng/học sinh/1km; tiền ở của học sinh nội trú tại một số trường có khu nội trú là 400 nghìn đồng/tháng.

Có chính sách hỗ trợ cho từng vùng, từng đối tượng

Góp ý vào dự thảo, ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật của Uỷ ban MTTQ TP đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét và làm rõ hơn tiền dịch vụ bán trú 235.000 đồng/học sinh/tháng sẽ được tính toán sử dụng như thế nào cho phù hợp với mỗi cơ sở giáo dục. Theo quy định, người phục vụ ăn bán trú, trông non học sinh bán trú… phục vụ được bao nhiêu học sinh? Từ đó tính ra mức thu đối với mỗi cơ sở giáo dục có đủ chi hay không và thiếu, đủ ra sao.

“Cơ quan soạn thảo phải phân tích, làm rõ hơn nhu cầu thực tế để quy định mức thu hợp lý, vì tất cả các khoản thu này đều đặt lên vai của phụ huynh học sinh và gia đình họ”- ông Thảo ý kiến.

Ông Vũ Thành Vĩnh, nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ quận Hoàn Kiếm cho rằng, tổng hợp tất cả các mức tăng của học sinh khi sử dụng các dịch vụ, hỗ trợ hàng tháng và trong năm học là số tiền lớn. Do vậy, cần xem xét kỹ lưỡng thêm và quan tâm chế độ miễn giảm đối với học sinh thuộc diện chính sách, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Bên cạnh đó, cần chú trọng đến nguyên tắc dân chủ trong việc thỏa thuận tự nguyện giữa cơ sở giáo dục với cha mẹ học sinh cũng như làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, công khai, minh bạch trong quản lý thu, chi để từ đó tạo sự đồng thuận xã hội trong tổ chức thực hiện.

Thể hiện đúng tính ưu việt của Hà Nội trong công tác giáo dục
Ông Phạm Ngọc Thảo, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn dân chủ pháp luật góp ý vào dự thảo

Đưa ra những nội dung cần cân nhắc thêm trong dự thảo nghị quyết, bà Đặng Thị Hồng Thái, Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn phân tích dư luận xã hội của Uỷ ban MTTQ TP cho rằng: Hà Nội là Thủ đô của cả nước nên TP rất cần có những chính sách ưu việt hơn về giáo dục đào tạo so với các tỉnh, thành khác. Nếu TP chưa có chính sách hỗ trợ chung thì nên có sự hỗ trợ cho từng vùng, từng đối tượng…

“Theo tôi, ngân sách TP nên cấp bù chênh lệch giữa mức cũ và mức mới khi thực hiện Nghị quyết này thay vì bắt phụ huynh đóng góp. Vì hiện nay, đời sống của bộ phận Nhân dân Thủ đô còn khó khăn nên tăng khoản thu này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân.

Bên cạnh đó, mức thu tiền ăn trưa 35 nghìn/học sinh/ngày cần xem xét đến các vùng khác nhau như nội thành và ngoại thành. Với nội thành là bình thường thì với ngoại thành mức thu này lại khá cao”- bà Thái góp ý.

Kết luận hội nghị, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP Nguyễn Lan Hương ghi nhận các ý kiến góp ý phong phú, nhiều chiều cùng sự trao đổi của các chuyên gia tại hội nghị.

Cơ bản các ý kiến đều tán thành với việc ban hành Nghị quyết với mục tiêu đảm bảo tính công khai, dân chủ trong thực hiện các quy định dịch vụ giáo dục. Tuy nhiên, các ý kiến đề nghị quan tâm đến việc quản lý thu-chi theo đúng quy định; bổ sung báo cáo đánh giá tác động của nghị quyết đối với việc nâng cao chất lượng dạy và học; xem xét mức trần tối đa của 1 học sinh… đảm bảo tính ưu việt, nhân văn của nghị quyết; có quy chế khuyến khích mức đóng góp của phụ huynh theo tinh thần xã hội hoá đối với nhóm đối tượng khó khăn cần hỗ trợ.

Chủ tịch Uỷ ban MTTQ TP đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm làm tốt công tác truyền thông, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân; đặc biệt là nâng cao trách nhiệm của phụ huynh học sinh trong thực hiện nghi quyết. Quá trình thực hiện nghị quyết cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ đảm bảo tính ưu việt của một nghị quyết.

Đọc thêm

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia Tin tức

Đoàn công tác TP Hà Nội thăm, làm việc tại Australia

TTTĐ - Tiếp tục chương trình công tác từ ngày 31/3 đến ngày 3/4, Đoàn đại biểu thành phố (TP) Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND TP làm trưởng đoàn đã thăm và làm việc tại Australia.
Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy Tin tức

Hà Nội giao ban sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy

TTTĐ - Chiều 3/4, Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND TP Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban quý I/2025 với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã về thực hiện Kết luận 127, 128; công tác quản lý đất đai và "số hóa" tài liệu.
Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới Tin tức

Nghiên cứu bố trí trụ sở cho cấp chính quyền cơ sở mới

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 1221/UBND-KT về việc triển khai thực hiện Kết luận số 127-KL/TƯ ngày 28/2/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh Tin tức

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh

TTTĐ - Ngày 2/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về thúc đẩy kinh tế.
Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương Tin tức

Đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách dâng hương Quốc tổ Hùng Vương

TTTĐ - Chiều 2/4, bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng, làm Trưởng đoàn Ủy ban Công tác đại biểu và Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành trong cả nước đã đến dâng hương Quốc tổ Hùng Vương, nhân chuyến công tác tại TP Cần Thơ.
Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều Thời sự

Thường trực Ban Bí thư: Thời gian từ nay đến Đại hội XIV không còn nhiều

Phát biểu tại phiên họp của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng, sáng 2/4, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Trưởng Tiểu ban đề nghị, các cơ quan, đơn vị phải bám sát chức năng, nhiệm vụ đã được phân công, thực hiện đúng tiến độ, không bỏ sót nhiệm vụ được giao.
Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính Tin tức

Tư duy đổi mới tạo bước đi đột phá trong cải cách hành chính

TTTĐ - Hà Nội thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính theo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy khóa XVII khi lĩnh vực này được coi là khâu đột phá, đã có nền nếp từ những năm trước. Dù vậy, bằng tư duy khoa học, đổi mới và phong cách hành động, dám nghĩ, dám làm, đến nay, thành phố (TP) đã tạo nên những bước đi đột phá trong cải cách hành chính.
Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển Tin tức

Tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển

TTTĐ - Các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã cần tập trung giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp về an ninh trật tự ngay từ khi mới phát sinh theo phương châm “4 tại chỗ”; nhất là trong thời gian sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; tạo môi trường thuận lợi cho Thủ đô phát triển...
Phát triển khoa học công nghệ là 'con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển' Thời sự

Phát triển khoa học công nghệ là 'con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển'

TTTĐ - Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng việc giải quyết đơn thư Tin tức

Xử lý nghiêm người đứng đầu buông lỏng việc giải quyết đơn thư

TTTĐ - Hà Nội tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện thiếu sót, sai phạm; xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu buông lỏng về xử lý đơn, thư, tiếp công dân giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Xem thêm