Chủ nhật 26/03/2023 10:36 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Thị trường dịp Tết Quý Mão 2023: Nguồn cung dồi dào, giá tương đối ổn định

Kinh tế -
In bài viết

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Tài chính, dịp Tết Quý Mão 2023, tình hình cung cầu giá cả thị trường cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát và diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá trong dịp trước Tết do Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về giá đề ra.

Những điểm bắn pháo hoa không thể bỏ qua dịp Tết Qúy Mão 2023 tại Thủ đô Không để thực phẩm “nhiều không” lọt vào bữa ăn ngày Tết Nhiều nét mới thu hút tại Lễ hội Đường sách Tết Quý Mão 2023 Sân bay Tân Sơn Nhất liên tục lập “đỉnh” trong những ngày Tết
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài chính, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 diễn ra vào thời điểm cuối tháng Một dương lịch (20-26/1/2023) và là tháng cao điểm cho chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động theo quy luật các dịp Tết.

Các hoạt động sản xuất, dự trữ nguồn hàng phục vụ Tết đã diễn ra nhộn nhịp trước từ Tết. Lượng hàng hóa dồi dào, chủng loại đa dạng, hình thức mẫu mã đẹp, hàng hóa được tổ chức lưu thông thông suốt trên địa bàn cả nước, nhất là các mặt hàng nông sản do tình hình sản xuất, thời tiết khá thuận lợi, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết của người dân.

Nhiều siêu thị đã triển khai kế hoạch mở cửa sớm và đóng cửa muộn trong tuần lễ mua sắm Tết cao điểm; một số chuỗi cửa hàng tiện ích, siêu thị mở cửa xuyên Tết khiến nguồn hàng cung cấp ra thị trường không bị gián đoạn; không có hiện tượng thiếu hàng sốt giá, đầu cơ tích trữ găm hàng trong dịp Tết.

Bộ Tài chính nhận định, theo quy luật hàng năm, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng bắt đầu tăng nhẹ từ sau Tết Dương lịch và đã tăng cao hơn vào ngày 23 tháng Chạp (Tết ông Công ông Táo) và sức mua tiếp tục tăng mạnh trong những ngày cận Tết do năm nay chỉ có 2 ngày nghỉ chuẩn bị trước Tết.

Tuy nhiên, sau thời gian dịch bệnh COVID-19 từ năm 2020-2022, nhiều người dân đã lựa chọn du lịch hoặc kết hợp nhiều hoạt động du Xuân trong dịp Tết nên việc mua sắm, chuẩn bị Tết không bị dồn vào một số thời điểm sát Tết.

Sang những ngày đầu năm mới, hầu hết các chợ, siêu thị đều đóng cửa vào ngày mùng 1 và mùng 2 Tết; bắt đầu từ ngày mùng 3 Tết, một số siêu thị, chợ truyền thống đã mở cửa đón khách trở lại, các cửa hàng nhỏ cũng dần mở cửa.

Vào mùng 4 và mùng 5 Tết, hoạt động mua bán hầu như trở về bình thường, nhu cầu tiêu dùng đầu năm không cao do phần lớn các gia đình đã chuẩn bị đủ, chủ yếu tập trung vào một số mặt hàng thiết yếu như nhóm thực phẩm tươi sống, thủy hải sản, rau củ quả tươi, hàng ăn và dịch vụ ăn uống, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí, dịch vụ trông giữ xe, dịch vụ vận tải hành khách...

Bộ Tài chính cho biết, tình hình cung cầu giá cả thị trường cơ bản bình ổn nằm trong kiểm soát và diễn biến theo đúng với kịch bản điều hành giá trong dịp trước Tết do Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chỉ đạo các Bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước về giá đề ra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tại các chợ truyền thống, giá các mặt hàng thiết yếu như rau củ quả, thịt tươi, đồ phục vụ cúng lễ chỉ tăng theo quy luật vào các ngày cận Tết, một vài ngày đầu năm mới và dự báo sẽ dần trở lại bình thường vào các ngày tới khi nguồn cung từ các chuỗi siêu thị, trung tâm thương mại ổn định cũng như nhu cầu người dân trở lại bình thường. Tại các siêu thị, trung tâm thương mại, mức giá cơ bản được giữ ổn định theo chính sách bán hàng và đảm bảo nguồn cung cho nhân dân.

Theo nhận định của Bộ Tài chính, hầu hết các địa phương trong cả nước đã có kế hoạch dự trữ hàng hóa chuẩn bị Tết Nguyên đán Quý Mão 2023; trong đó, mặt hàng gạo luôn được chú trọng và được các hộ kinh doanh, doanh nghiệp tích cực chuẩn bị, bảo đảm lượng dự trữ và cung ứng cho thị trường.

Trước Tết từ đầu tháng 1/2023 đến ngày ông Công ông Táo giá gạo chất lượng cao, gạo nếp tăng nhẹ từ 3-5% so với ngày thường, giá gạo tẻ thường ổn định. Tại miền Bắc, giá gạo tẻ thường ở mức 12.000-14.000 đồng/kg; gạo tám thơm Điện Biên từ 18.000-22.000; gạo nếp từ 20.000-30.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá bán lẻ trên thị trường gạo trắng thường 25% tấm ở mức 14.000-16.000đồng/kg...

So với hàng năm, Bộ Tài chính cho biết giá thực phẩm tươi sống ổn định trước Tết do nguồn cung dồi dào và mức giá tương đối ổn định trong dịp Tết, chỉ tăng nhẹ so với ngày thường do nhu cầu không có đột biến.

So với ngày thường, giá thịt bò tăng khoảng 10.000-20.000 đồng/kg tùy từng thị trường địa phương do nhu cầu tăng; giá gà sống tăng khoảng 10.000-30.000 đồng/kg; giá lợn hơi ổn định so giai đoạn trước Tết kéo theo giá thịt lợn thành phẩm cũng không có biến động lớn. Giá thực phẩm tại các điểm bán hàng bình ổn vẫn ổn định và thấp hơn so với giá thị trường.

Bên cạnh đó, giá bán các mặt hàng rau củ, trái cây hầu hết tại các địa phương cơ bản ổn định do thời tiết thuận lợi cho việc trồng rau quả nên nguồn cung khá dồi dào và ổn định, giá chỉ tăng cục bộ trong các ngày nghỉ lễ Tết mùng 1 đến mùng 5 tại một số chợ dân sinh thành phố lớn do người bán không nhiều và nhu cầu tiêu thụ rau, củ của người dân tăng.

Tuy nhiên nhìn chung giá rau, củ quả vẫn ổn định hoặc sẽ nhanh chóng trở lại bình thường sau những ngày đầu Tết do thời tiết thuận lợi cho canh tác trồng rau xanh. Giá các loại hoa quả tăng nhẹ từ 5-10% tùy từng loại so với ngày thường do nhu cầu cúng Tết cũng như phục vụ quà tặng, chúc Tết.

Giá dịch vụ vận tải cơ bản được kiểm soát tốt tại các địa phương; các đơn vị kinh doanh vận tải cơ bản chấp hành tốt việc kê khai giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết.

Theo báo cáo của các địa phương, về cơ bản giá cước vận tải các tuyến cố định trong thời gian qua không tăng hoặc tăng ít; bên cạnh đó, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách tăng cao vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán, một số đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện kê khai tăng giá phụ thu chiều rỗng một chiều.

Giá dịch vụ giữ xe về cơ bản ổn định, ở tại các siêu thị, trung tâm thương mại giá dịch vụ giữ xe thực hiện tốt theo đúng quy định, một số chợ truyền thống, các điểm trông xe tự phát quanh các địa điểm tâm linh có biến động tăng, nhất là trong các ngày đầu năm và tại một số thành phố có nhiều điểm du lịch, đền chùa..

Bộ Tài chính cho rằng, sau Tết bắt đầu là thời điểm của lễ hội diễn ra trên cả nước, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình, đồ mua sắm phục vụ lễ hội đầu năm có khả năng sẽ có xu hướng tăng.

Để tiếp tục bình ổn thị trường tháng sau Tết, quý 1/2023 và cả năm 2023, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 22/CT-TTg, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá tại Thông báo số 04/TB-VPCP ngày 5/1/2023.

Theo đó, tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu thị trường, giá cả các hàng hóa, dịch vụ thiết yết, thực hiện kiểm soát chặt chẽ và bình ổn giá cả đối với mặt hàng dịch vụ vui chơi, giải trí, ăn uống, đi lại phục vụ dịp lễ, Tết; quản lý, kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về giá gắn với kiểm tra chấp hành pháp luật về thuế, phí.

Cùng với đó, quản lý chặt việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các mặt hàng có nhu cầu tăng cao sau Tết; tăng cường kiểm tra, giám sát việc kê khai giá, niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải trong dịp sau Tết, xử lý nghiêm các tình trạng lợi dụng tăng giá bất hợp lý.

Đối với mặt hàng xăng dầu, trong giai đoạn sau Tết là thời điểm nhu cầu đi lại tăng cao của nhân dân, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công thương chủ động bám sát tình hình thực tế để chủ động các giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu, không để xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước trong mọi tình huống.

Bộ Tài chính cũng cho rằng, với các mặt hàng nhà nước định giá, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường, các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai việc tính toán, đánh giá tác động, chuẩn bị phương án để bảo đảm ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Minh Quang
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
VSIP Group ký biên bản ghi nhớ về phát triển KCN thông minh và bền vững với 9 tỉnh thành

VSIP Group ký biên bản ghi nhớ về phát triển KCN thông minh và bền vững với 9 tỉnh thành

TTTĐ - Ngày 25/3/2023, tại Bình Dương, diễn ra lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP Group) với đại diện lãnh đạo chín 9 tỉnh thành Việt Nam. Buổi lễ này nằm trong chuỗi các hoạt động Bình Dương: Khởi động - kết nối - phát triển mới.
Hoàng Gia Pearl ký kết với đối tác Nhật Bản

Hoàng Gia Pearl ký kết với đối tác Nhật Bản

TTTĐ - Công ty Cổ phần ngọc trai Hoàng Gia và Công ty Tanabe Pearl Farm vừa ký kết thỏa thuận nhằm ứng dụng phương pháp tạo hoa văn tự nhiên trên ngọc trai nuôi cấy, nâng cao thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Becamex IDC phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư Vương quốc Bỉ

Becamex IDC phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư Vương quốc Bỉ

TTTĐ - Ngày 24/3/2023, UBND tỉnh Bình Định phối hợp với Tổng công ty Becamex IDC và Công ty CP Becamex Bình Định tổ chức Hội thảo trực tuyến xúc tiến đầu tư với các doanh nghiệp Bỉ. Nhằm giới thiệu tiềm năng, lợi thế để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp (DN) Bỉ đến đầu tư và triển khai thực hiện dự án tại tỉnh Bình Định. Hội thảo được tổ chức bằng hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến tại Hội trường UBND tỉnh Bình Định.
Tin khác
[Xem thêm]
Doanh nghiệp Việt nỗ lực vượt khó vươn ra biển lớn

Doanh nghiệp Việt nỗ lực vượt khó vươn ra biển lớn

TTTĐ - Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập toàn cầu mạnh mẽ, doanh nghiệp Việt đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần mang lại sức sống cho nền kinh tế, phát triển cộng đồng và xây dựng đất nước. Chính trong thời điểm khó khăn, các doanh nghiệp đang phải đương đầu với nhiều thách thức, thì bản lĩnh của doanh nhân càng cần được khẳng định và ghi nhận. Họ không chỉ chèo lái để giúp doanh nghiệp tồn tại mà còn tìm cơ hội để đưa doanh nghiệp Việt Nam đột phá, tạo ra được những lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam cung cấp bổ sung kết quả Xếp hạng tín dụng vào báo cáo thông tin doanh nghiệp

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam cung cấp bổ sung kết quả Xếp hạng tín dụng vào báo cáo thông tin doanh nghiệp

TTTĐ - Một năm sau khi Đề án phát triển CIC đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt (ngày 10/3/2022) và đưa vào triển khai, CIC đã luôn tích cực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hoàn thành các mục tiêu được đặt ra, đặc biệt là không ngừng cải tiến sản phẩm, kịp thời đáp ứng nhu cầu của đơn vị, tổ chức sử dụng thông tin. Trong đó có thể kể đến việc CIC đã tiến hành bổ sung kết quả Xếp hạng tín dụng (XHTD) vào báo cáo thông tin doanh nghiệp từ đầu tháng 3/2023.
SABECO 4.0: Chuyển đổi số để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh

SABECO 4.0: Chuyển đổi số để tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh

TTTĐ - Dù đang ở vị thế dẫn đầu thị trường, Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát (SABECO) vẫn không ngừng cải tiến chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, sản phẩm, dịch vụ, tiếp tục tạo đà cho hành trình chuyển đổi số thông qua dự án SABECO 4.0 nhằm gia tăng hơn nữa sức mạnh của thương hiệu Bia Saigon.
Xem phiên bản di động