Tag

Thông tin tiếp bài Dân phường Định Công “khóc” vì bị cắt nước sạch: Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu phải cấp nước đủ cho dân

Bạn đọc 08/04/2016 06:06
aa
Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô và một số cơ quan báo chí có bài phản ánh tình trạng các hộ dân ở phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội bị cắt nước sinh hoạt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị liên quan phải có ngay giải pháp “giải cơn khát” cho dân.

Thông tin tiếp bài Dân phường Định Công “khóc” vì bị cắt nước sạch: Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu phải cấp nước đủ cho dân

Sau khi báo Tuổi trẻ Thủ đô và một số cơ quan báo chí có bài phản ánh tình trạng các hộ dân ở phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội bị cắt nước sinh hoạt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp chỉ đạo các đơn vị liên quan phải có ngay giải pháp “giải cơn khát” cho dân.

Ngay sau đó, Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco (Cty Viwaco) đã điều các xe stec trở nước sạch hỗ trợ cho người dân. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp trước mắt. Đến bao giờ mới chấm dứt được tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như hiện nay vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ...

Lí do khách quan hay vô cảm

Báo TTTĐ số 1366 đã có bài phản ánh tình trạng người dân phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội bị cắt nước sạch hơn 10 ngày trong đợt nắng nóng 39 - 40oC khiến nhiều hộ gia đình khốn đốn, cuộc sống của người dân nơi đây bị đảo lộn, nguy cơ bùng phát dịch bệnh… Sau đó, PV báo TTTĐ đã đến làm việc với Cty Viwaco. Tại đây, đại diện Cty VIWACO lí giải vụ việc một cách vòng vo, thiếu trách nhiệm, đổ lỗi cho các nguyên nhân khách quan: “Phải chia sẻ nước cho những nơi khác, Nhà máy nước trên sông Đà bị mất điện, bơm mạnh thì sợ vỡ đường ống…”

Trước nhiều bức xúc của người dân, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp họp bàn với các cơ quan chức năng của TP Hà Nội tìm mọi giải pháp giải quyết những vấn đề nóng bỏng hiện nay, trong đó đặc biệt lưu ý vấn đề nước sạch.

Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thừa nhận và chỉ ra hàng loạt “điểm đen” thường xuyên mất nước ở Hà Nội, trong đó có: Phường Định Công Thượng, Định Công Hạ (quận Hoàng Mai) và 2 xã phía Bắc Thanh Trì; các khu vực ngõ từ 378 đến 530 Thụy Khuê, số nhà 909 Đê La Thành 1, 297 Đê La Thành 3 cùng khu vực ngoài đê Chương Dương... là những điểm cuối của nhà máy nước Sông Đà, nhà máy nước Vân Trì, Nam Dư.

Theo ông Dục: “Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều hộ dân Hà Nội mất nước dài ngày hiện nay là do nhu cầu sử dụng nước sạch tăng đột biến khi nắng nóng diễn ra. Nhu cầu nước hiện tại của toàn thành phố lên đến 8.800-9.000m3/ngày đêm (tăng 30%), trong khi các giếng nước ngầm khai thác đang bị suy kiệt rất nhanh (lượng nước ngầm hụt khoảng 6.000-6.500m3)”. Ông Dục cho biết: “Bình thường, tại điểm cuối tuyến ống truyền dẫn (Trung tâm hội nghị Quốc gia), áp lực đạt mức 3,5kg, phun cao được tới 35m (tương đương tầng 10 chung cư). Nhưng từ khi vào mùa hè, thực tế có sự sụt áp, áp lực nước điểm cuối chỉ còn 2kg, vì vậy đến các hộ sử dụng ở cuối nguồn, chắc chắn lượng nước sẽ không được đảm bảo, dẫn đến không có nước sinh hoạt”.

Những chỉ đạo kịp thời

Sau khi nghe Sở Xây dựng Hà Nội và đơn vị nước sạch báo cáo, Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng đã truy vấn nhiều vấn đề cốt yếu mà hàng vạn người dân cũng đang thắc mắc: “Ngoài nguyên nhân về nguồn nước sông Đà, còn lí do nào khác khiến nhiều hộ dân trên địa bàn Hà Nội bị mất nước những ngày qua? Đơn vị có đảm bảo đường ống sẽ an toàn, không tiếp tục vỡ? Việc vận hành có đảm bảo áp lực nước theo đúng thiết kế hay là vì sợ tiếp diễn sự cố vỡ ống nên đơn vị cung cấp nước đã chủ động giảm áp lực đi?...”.

Thông tin tiếp bài Dân phường Định Công “khóc” vì bị cắt nước sạch: Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu phải cấp nước đủ cho dân

Sống giữa Thủ đô mà phải khổ sở tranh giành nhau từng xô nước

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo: “Trước mắt, yêu cầu phải làm sao khắc phục ngay, để khu dân cư ở Định Công và những nơi khác có nước trở lại. Trường hợp chưa khắc phục được sự cố phải chủ động tăng cường xe stec đáp ứng ngay nước sinh hoạt cho dân. Còn về lâu dài, làm sao phải đảm bảo sự ổn định và an toàn cấp nước cho người dân, nhất là trong những ngày cao điểm, để không hộ gia đình nào không có nước sinh hoạt trong mùa hè. Người đứng đầu ngành xây dựng chỉ đạo các đơn vị chủ động nắm thông tin để xử lí kịp thời các sự cố, xác định những “điểm đen” như khu vực cuối nguồn, vị trí có đường ống phân phối nước cũ hỏng, không đảm bảo, những công trình cao tầng, những khu địa hình cao… Sở Xây dựng phải phối hợp với ngành điện lực để đảm bảo ổn định, an toàn điện cho cấp nước”.

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay sau khi Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng có ý kiến chỉ đạo, trên địa bàn phường Định Công đã xuất hiện một số xe stec chở nước sạch đến tiếp ứng tạm thời cung cấp nước cho người dân lấy nước uống và đun nấu. Tuy nhiên, do số lượng xe chuyên chở nước sạch hạn chế, mà số lượng người dân bị mất nước quá lớn nên đã dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh cướp nhau dữ dội. Tâm lí ai cũng muốn mình có được nước trước, “cướp” được nhiều nước càng tốt vì còn tích trữ cho những ngày tới nên xảy ra tình trạng thiếu đẹp mắt nói trên.

Nhiều người dân Định Công cho rằng, việc làm này của đơn vị nước sạch chỉ là “chữa cháy” tạm thời. Nếu lượng nước dùng để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các gia đình như tắm rửa, giặt giũ thì lượng nước chở stec không thấm vào đâu với con số 45.000 người có nhu cầu sử dụng. Trước tình trạng trên, nhiều người dân chấp nhận tính tới việc thuê thợ về khoan giếng để có thể chủ động nguồn nước đối phó với tình trạng mất nước tiếp tục kéo dài trong thời gian tới đây.

Trước thực trạng này, lãnh đạo UBND phường Định Công hết sức lo ngại vì nguồn nước ngầm của thành phố hiện nay đang ô nhiễm nghiêm trọng, chứa nhiều chất độc hại cho sức khỏe, người dân trở lại thời kì sử dụng nước giếng khoan như ngày trước thì nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh ung thư… là điều rất dễ xảy ra.

Vinh Quang

Tin liên quan

Đọc thêm

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng Bảo vệ người tiêu dùng

Sản phẩm của Cty CP Nông dược HAI bị phát hiện kém chất lượng

TTTĐ - Năm 2023, ngành chức năng phát hiện Công ty Cổ phần Nông dược HAI có sản phẩm vi phạm về chất lượng nhưng vừa qua lại bất ngờ đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn do Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức.
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm Đường dây nóng

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo? Đường dây nóng

Long An: Tự dưng mất đất vì hồ sơ công chứng giả mạo?

TTTĐ - Vụ tranh chấp đất ở Long An đang được dư luận quan tâm khi người mua thực hiện đúng pháp luật nhưng bị giả mạo lấy đất cất nhà; kiện ra tòa thì bị TAND huyện Đức Hòa xử sơ thẩm bác đơn.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất Đường dây nóng

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc Đường dây nóng

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác Bảo vệ người tiêu dùng

An Giang: Tạm giữ 65 tấn phân bón vi phạm nhãn mác

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh An Giang vừa lập biên bản tạm giữ để tiếp tục thẩm tra, xác minh làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật đối với 65 tấn phân bón vi phạm nhãn của Công ty TNHH MTV TM XNK Chính Ph.
Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn? Bảo vệ người tiêu dùng

Gửi tiết kiệm qua app fintech: Lãi suất hấp dẫn kèm rủi ro lớn?

TTTĐ - Bằng nhiều tên gọi khác nhau, các app fintech đang quảng cáo các gói tích lũy cùng mức lãi suất hấp dẫn, thậm chí cao hơn cả ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế việc các nhà đầu tư gửi tiền vào các app này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và khung pháp lý cũng chưa rõ ràng.
Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép Đường dây nóng

Hải Phòng: Chính quyền "loay hoay" tìm chủ công trình xây dựng không phép

TTTĐ - Tại xã Hoa Động (huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng), 7 công trình 3 tầng được xây dựng từ năm 2022 nhưng đến nay vẫn chưa có giấy phép xây dựng. Hơn 1 năm trôi qua, vi phạm này vẫn chưa bị xử lý do chính quyền địa phương còn đang loay hoay… tìm chủ công trình.
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ Đường dây nóng

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ Đường dây nóng

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Xem thêm