Chủ nhật 26/03/2023 09:44 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ với các địa phương

Tin tức -
In bài viết

TTTĐ - Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023.

Thủ tướng mong muốn Tân Cảng Sài Gòn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh kết nối lưu thông hàng hóa Thủ tướng đôn đốc các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long Thủ tướng Chính phủ sẽ đối thoại với thanh niên vào dịp 26/3/2023 Thủ tướng dự hội nghị phối hợp Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động
Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023 - Ảnh: VGP/Trần Hải
Sáng 2/2, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 1/2023 - Ảnh: VGP/Trần Hải

Phiên họp được tổ chức trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 2; tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; chủ trương xây dựng Đề án Trung tâm dữ liệu quốc gia; đặc biệt, triển khai các nhiệm vụ sau Tết theo Chỉ thị 03 của Thủ tướng Chính phủ.

Dự phiên họp tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang; các bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư.

Dự họp tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, tháng 1/2023 có 2 kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán diễn ra trọn trong tháng, nên số ngày làm việc ít hơn, chỉ bằng 2/3 bình thường. Tình hình thế giới tháng 1 tiếp tục phức tạp, khó lường. Việc Trung Quốc mở cửa trở lại mang lại nhiều cơ hội, như khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức.

Ở trong nước, tháng vừa qua cũng diễn ra nhiều sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội và đối ngoại quan trọng. Trong đó, có các kỳ họp bất thường Trung ương, Quốc hội. Ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm, Chính phủ tổ chức triển khai các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và Nghị quyết của Chính phủ về phát triển kinh tế-xã hội năm 2023. Bên cạnh đó, tổ chức cho nhân dân đón Tết vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Nhiệm vụ của tháng 2 là rất lớn, Thủ tướng đề nghị các đại biểu phân tích, dự báo tình hình, nhất là những vấn đề mới nổi lên, các bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, từ đó đưa ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp sát tình hình thực tế, khả thi, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả cao để lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt kết quả tốt nhất. Đặc biệt, Thủ tướng mong muốn có các giải pháp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tạo công ăn việc làm, hạn chế tối đa những tác động tiêu cực từ bên ngoài, phát huy tối đa mặt mạnh, làm được của năm 2022 và tháng 1/2023, khắc phục khó khăn, thách thức, trên cơ sở đó thúc đẩy.

Bên cạnh đó, các đại biểu có những ý kiến đóng góp nhằm cổ vũ toàn hệ thống các cơ quan hành pháp và cả hệ thống chính trị tập trung phát triển kinh tế-xã hội với tinh thần phục hồi nhanh, phát triển bền vững ngay từ ngày đầu, tháng đầu của năm, giải quyết những vấn đề ách tắc, vướng mắc, tháo gỡ những vấn đề mà doanh nghiệp, nhân dân đang gặp khó khăn; đặt nền tảng cho phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 và những năm tiếp theo.

Dự họp tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố - Ảnh: VGP/Trần Hải
Dự họp tại đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có bí thư tỉnh ủy, thành ủy, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố - Ảnh: VGP/Trần Hải

Báo cáo tại phiên họp cho biết, trong tháng 1, các bộ, ngành, quyết liệt, tập trung triển khai các nhiệm vụ năm 2023 ngay từ những ngày đầu năm. Tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 tăng 0,52% so với tháng 12/2022 và tăng 4,89% so với cùng kỳ năm trước.

Thị trường tiền tệ bước đầu có mức tăng trưởng tích cực, đến ngày 17/1 tín dụng tăng 0,65% so với cuối năm trước; bảo đảm thanh khoản của hệ thống ngân hàng, đáp ứng nhu cầu thanh toán, rút tiền mặt của người dân, doanh nghiệp trước và trong dịp Tết Nguyên đán.

Thu ngân sách tháng 1 đạt 11,3% dự toán. Vốn FDI đăng ký mới đạt 1,2 tỷ USD, cao gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Tháng 1 ước xuất siêu 3,6 tỷ USD. Quốc phòng an ninh được bảo đảm, hoạt động đối ngoại được đẩy mạnh. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng nhờ sức cầu tiêu dùng lớn trong dịp Tết Nguyên đán.

Cùng với đó, an sinh xã hội được bảo đảm; cả nước đón Tết vui tươi, lành mạnh, đầm ấm, an ninh, an toàn, mọi nhà đều có Tết. Công tác phòng, chống dịch bệnh; khám, chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm trong dịp Tết bảo đảm. Tình hình an ninh được giữ vững, không có vụ việc phức tạp xảy ra; trật tự, an toàn xã hội tốt hơn so với dịp Tết Nhâm Dần 2022.

Trước, trong và sau Tết, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và thông tin tuyên truyền được tổ chức đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, vui tươi, phấn khởi. Cả nước thực hiện tốt chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí của Đảng và Nhà nước, chỉ đạo của Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, khó khăn, thách thức đang ngày càng gia tăng cả từ bên ngoài và cả từ bên trong nền kinh tế. Sức ép điều hành tăng trưởng kinh tế, kiểm soát lạm phát và bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô tăng cao.

Về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, sau 1 năm thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP, đã giải ngân các chính sách hỗ trợ đến tháng 1 ước đạt 80,8 nghìn tỷ đồng; song việc triển khai hỗ trợ 2% lãi suất rất chậm, chưa đề xuất cụ thể phương án xử lý nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2021 để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động…

Đối với phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, theo Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước đến ngày 31/1/2023 đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ, nhưng số tuyệt đối cao hơn cùng kỳ năm 2021 khoảng 100 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 23%...

Đoàn Hương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Phát huy rõ nét vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong triển khai các nhiệm vụ chính trị của thành phố

Phát huy rõ nét vai trò của tuổi trẻ Thủ đô trong triển khai các nhiệm vụ chính trị của thành phố

TTTĐ - Với tinh thần nhiệt huyết và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh: “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, trong những năm qua, tuổi trẻ Thủ đô đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển, bảo vệ Thủ đô. Những đóng góp của tuổi trẻ đã được các cấp, ngành TP ghi nhận và tin tưởng giao phó nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Hà Nội nỗ lực phát huy giá trị các di sản với mục tiêu phát triển bền vững

Hà Nội nỗ lực phát huy giá trị các di sản với mục tiêu phát triển bền vững

TTTĐ - Chiều 24/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng tiếp ông Lazarre Eloundou, Giám đốc Trung tâm Di sản thế giới đến công tác tại Việt Nam tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Phát huy vai trò của Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới phục vụ phát triển bền vững tại Việt Nam".
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 chương trình mục tiêu quốc gia và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/3/2023 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy mạnh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023, thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Tin khác
[Xem thêm]
Thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học lý luận chính trị vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô

Thúc đẩy công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học lý luận chính trị vào phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô

TTTĐ - Trong Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phố Hà Nội luôn coi trọng việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội; Phấn đấu đến năm 2025, tổng đầu tư cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đạt trên 1% GRDP của Thủ đô.
Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chúc mừng 38 năm Báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội chúc mừng 38 năm Báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2023); 38 năm Ngày xuất bản số báo đầu tiên (26/3/1985 - 26/3/2023), chiều 22/3, thay mặt lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Giám đốc Sở đã tới thăm, chúc mừng Báo Tuổi trẻ Thủ đô.
TP Hà Nội luôn trân trọng những đóng góp, hi sinh của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày

TP Hà Nội luôn trân trọng những đóng góp, hi sinh của các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày

TTTĐ - Sáng 22/3, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt - Xô, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội trang trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm “50 năm chiến thắng trở về” của các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày tại trại giam tù binh cộng sản Phú Quốc (trại giam Phú Quốc) hiện đang sinh sống trên địa bàn thành phố Hà Nội.
HĐND TP Hà Nội ban hành hai nghị quyết quan trọng

HĐND TP Hà Nội ban hành hai nghị quyết quan trọng

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết số 07/NQ-HĐND về phê duyệt chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án sử dụng vốn đầu tư công của TP Hà Nội và Nghị quyết số 01/2023/NQ-HĐND về bãi bỏ quy định về lệ phí đăng ký cư trú tại TP Hà Nội thuộc thẩm quyền của HĐND TP.
Kế thừa, phát huy và tiếp nối hành trình phát triển

Kế thừa, phát huy và tiếp nối hành trình phát triển

TTTĐ - Được sự đồng ý của lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Ban Công tác đại biểu, đây là dịp để các thế hệ lãnh đạo Ban, công chức thuộc Vụ Công tác đại biểu và Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử qua các thời kỳ hội ngộ, cùng nhìn lại chặng đường 20 năm xây dựng và phát triển. Nhiều kỷ niệm, thành tựu được nhắc lại bằng những ngôn từ dung dị, chân thành sẽ là những hồi ức đẹp, nguồn tư liệu quý để tiếp nối hành trình phát triển.
Xem phiên bản di động