Tag

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ"

Văn học 04/03/2023 16:33
aa
TTTĐ - Phố Hàng Bột - một trong 36 phố phường Hà Nội nưa nay là con phố mang tên Tôn Đức Thắng - Chủ tịch nước thứ hai của Việt Nam. Là người gắn bó mật thiết với con phố này, tác giả Hồ Công Thiết đã viết nên cuốn sách thú vị, sinh động "Phố Hàng Bột, chuyện "tầm phào" mà nhớ". Sách do Chibooks phát hành và gửi tới đông đảo bạn đọc.
Lượng thông tin khổng lồ và giá trị của cuốn sách "Bản đồ thế giới cà phê"

Có lẽ nhiều người không lạ khi nghe đến cái tên Hồ Công Thiết. Tác giả Hồ Công Thiết sinh năm 1952 và mất vào ngày 22/1/2023 tại Hà Nội. Ông từng là cầu thủ bóng đá của đội Công an Hà Nội và Phó giám đốc Công ty Thương mại và Lữ hành Bắc Sơn (thuộc Bộ Công an). Ông cũng từng là “cây bút” lão thành xuất hiện thường xuyên trên các báo.

Tác giả Hồ Công Thiết
Tác giả Hồ Công Thiết

Đặc biệt, những tác phẩm đã xuất bản của ông ghi dấu ấn trong lòng bạn đọc bởi nhiều câu chuyện về đất và người Hà Nội một thời như: "Kim Sơn - Điệp viên lãng tử"; "Tản mạn bóng đá Hà thành"; "Chuyện người Hà Nội" - tập 1, 2, 3 (đồng tác giả); "Thăng Long văn Việt" (đồng tác giả); "Chuyện làng quê" - tập 1 (đồng tác giả)...

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách
Cuốn sách "Phố Hàng Bột, chuyện "tầm phào mà nhớ" của tác giả Hồ Công Thiết

Phải là người sống và gắn bó đồng thời chịu khó quan sát, thu lượm vào mắt tất cả những gì diễn ra trên con phố của mình, tác giả mới có nhiều kí ức thú vị đến như thế. Thú vị là bởi, đó là những chuyện "tầm phào" nhưng là chuyện của phố Hà Nội một thời, là kí ức của nhiều người một thời.

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Chẳng hạn trong bài “Khắc bút và bơm mực bút bi”, nếu ông không kể lại, chắc nhiều người đời sau sẽ không biết đến câu chuyện thú vị này: “Những ngày đầu thằng Nam mới có thêm nghề bơm mực bút bi, lũ chúng tôi thỉnh thoảng phải chạy ra, đứng hậu thuẫn đằng sau như bảo vệ để khách không… đánh nó. Vì thi thoảng, cũng có khách đến bắt đền, cầm theo chiếc bút chảy nhoe nhoét mực hoặc có khi còn mặc nguyên chiếc áo dính đầy mực.

Các tấm postcard do họa sĩ Hồ Minh Tuấn thực hiện
Các tấm postcard do họa sĩ Hồ Minh Tuấn thực hiện

Do mực bơm là mực in thải loại nên loãng toẹt, cứ chảy dần trong bút, thấm cả ra ngoài. Khi đấy, thằng Nam chưa có kinh nghiệm nên chưa biết cách bơm keo vào ống đựng mực của bút bi. Gọi là keo cho oai chứ thực ra, nó được mách nước là lấy bột nếp quấy thành hồ rồi bơm vào đít ống mực. Có loại keo đấy ngăn lại, mực hết chảy và uy tín của nó lại lên vù vù.”

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Hay trong “Tổ mì sợi ngõ Văn Chương - Hàng Bột”, tác giả không chỉ khiến người đọc cảm nhận không khí, cảnh sắc, câu chuyện của Hà Nội ngày ấy mà còn hòa nhịp vào những công việc của người lao động một thời.

“Tổ sản xuất mì sợi tọa lạc ở khoảng đất trống cuối ngõ Văn Chương. Gọi “tổ” cho oai, chứ nơi sản xuất chỉ là cái lán được dựng bằng tre nứa, chính giữa đặt chiếc máy cán mì sợi nhỏ tí. Bột mì được nhào rồi cán đi cán lại tới mỏng tang, sau đó, được xén thành những tấm dài, bề ngang vừa với khuôn khổ máy cắt.

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Mấy anh thanh niên làm thuê cho tổ cứ tuần tự người quay máy cắt, người đưa những miếng bột mì đã cán mỏng vào máy. Mẹ tôi thì đón những sợi mì tuôn ra từ máy cắt, tãi bông lên những chiếc mẹt tre đan thưa, rồi chuyển tới bếp lò than hừng hực lửa ở cuối lán. Từng mẹt mì được xếp chồng lên nhau, cho vào chiếc nồi hấp rất to đặt trên bếp lửa, úp lại bằng cái vỏ thùng phuy to tướng, và hơi nước nóng sẽ làm chín sợi mì.”

Còn đây là câu chuyện "Hàng Bột đệ nhất kéo", người thợ cắt tóc trong kí ức người phố Hàng Bột còn như một nghệ sĩ: “Dũi xong mấy đường cơ bản, ông dùng kéo tỉa tót, bấm tanh tách quanh vành tai rồi mấy chỗ tóc lờm xờm quanh đỉnh đầu khách.

Nhiều người muốn cho nhẹ đầu còn nhờ ông tỉa tóc thật mỏng. Lúc đấy, ông dùng chiếc kéo như hai cái lược bắt chéo nhau để tỉa ngắn tóc cho đều. Thường khách đến cắt tóc không dặn ông cắt kiểu gì. Ông nhìn khuôn mặt, dáng tóc cũ là biết phải cắt như thế nào.

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

… Có mấy ông, nhà ở làng pháo Bình Đà cũng hay đến. Chưa tới kỳ cắt tóc thì nhờ bấm tỉa. Họ khoái nhất là lúc được cạo mặt và lấy ráy tai. Nhúng chiếc chổi lông tròn xoe vào cái bát nhựa nông thành trôn rộng, ông quét nước xà phòng loãng lên mặt, lên vành tai khách rồi cạo. Những nhát dao khoáng đạt, dứt khoát. Trông thấy ghê mà chưa có ai bị sứt sát vành tai.

Bây giờ, ra hiệu cắt tóc, thợ không dùng dao cạo loại cũ mà bẻ đôi lưỡi dao lam, gài vào thành dao cạo. Lưỡi dao mới sắc và cạo rất êm nhưng động tác cẩn thận, chậm rãi của họ khiến tôi càng thán phục những động tác xưa của ông Bảo Toàn - rất nhanh, dứt khoát và vô cùng êm ái. Ông cạo mà như múa trên khuôn mặt người khách.”

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Chả thế mà, khi đọc cuốn sách này, nhà văn Châu La Việt đã dành những lời trân trọng: "Phố Hàng Bột, chuyện “tầm phào” mà nhớ đưa ta khám phá lược sử Hàng Bột; Món ngon Hàng Bột (Hà Nội); con người Hàng Bột với một thời bao cấp muôn nghề mưu sinh; Trò chơi của con trẻ xưa ở phố Hàng Bột. Tức là, những gì đặc trưng nhất của Hàng Bột đều có trong tập sách, từ dư địa chí, phong tục tập quán, tầng tầng lớp lớp người với người, người với cảnh và người với việc.

Tác giả Hồ Công Thiết gắn bó suốt từ tuổi thơ với Hàng Bột, yêu con phố ấy đến mê man từng nóc nhà, từng ngõ hẻm để viết nên tập sách này. Anh hiểu về Hà Nội rất chi tiết, kỹ càng, và viết ra cũng chi tiết, kỹ càng, cuốn hút, ăm ắp những điều ai cũng yêu thích, cũng tò mò mà chưa mấy người viết ra"…

Thú vị kí ức về Hà Nội một thời trong cuốn sách

Thú vị hơn nữa, độc giả khi đến với cuốn sách này còn được tặng kèm 1 bộ postcard 6 tấm về Hà Nội xưa do họa sĩ Hồ Minh Tuấn thực hiện để cảm nhận rõ hơn một thời chưa xa của mảnh đất này.

Đọc thêm

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay Văn học

Đà Nẵng khai xuân đọc sách, học vạn điều hay

TTTĐ - Với chủ đề "Khai Xuân đọc sách - Học vạn điều hay", Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng 2024 thu hút hơn 1.000 đầu sách mới thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Tản mạn tháng Ba Văn học

Tản mạn tháng Ba

TTTĐ - Tháng Ba - mùa lễ hội, mùa của yêu thương và hy vọng. Những cuộc gặp gỡ giữa những con người, đã từ lạ thành quen. Những cuộc tâm tình nối dài tơ sen vương vấn, thắp lửa tin yêu... “Đến bây giờ mới thấy đây / Mà lòng đã chắc những ngày một hai” - như câu thơ Nguyễn Du nói thay tâm trạng bao người, nhất là các bạn trẻ đang bước vào ngưỡng cửa yêu đương.
Sâu lắng "Bản hòa âm đất nước" trong Đêm thơ Nguyên tiêu Văn học

Sâu lắng "Bản hòa âm đất nước" trong Đêm thơ Nguyên tiêu

TTTĐ - Tối 24/2 (ngày Rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024), Đêm thơ Nguyên tiêu đã diễn ra trang trọng, sâu lắng tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội). Đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22, do Hội Nhà văn Việt Nam chủ trì, phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức.
Hải Phòng kỷ niệm 1.086 năm chiến thắng Bạch Đằng Văn hóa

Hải Phòng kỷ niệm 1.086 năm chiến thắng Bạch Đằng

TTTĐ - Sáng 24/2, tại Khu Di tích Quốc gia Từ Lương Xâm, quận Hải An, Hải Phòng, long trọng tổ chức Lễ hội Từ Lương Xâm - Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia kỷ niệm 1.086 năm chiến thắng Bạch Đằng và 1.080 năm Ngày mất của Đức Vương Ngô Quyền.
“GÓC XUÂN” dệt hình hài Tổ quốc Văn học

“GÓC XUÂN” dệt hình hài Tổ quốc

TTTĐ - Bài thơ "Góc Xuân" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh mở đầu bằng hình ảnh mơn mởn của chồi non, cây xanh và ánh nắng xuân lung linh, như một lời mời gọi đầy hấp dẫn.
Xem thêm