Tag
Vụ học sinh lớp 1 đứng nắng ngoài cổng trường:

“Thức khuya mới biết đêm dài”

Giáo dục 07/06/2020 00:00
aa
Mấy chục năm trước, chúng tôi đi học muộn bị phê bình; đi học sớm được biểu dương. Đi học sớm 15 phút, thậm chí cả nửa tiếng đồng hồ thường là được thầy cô khen.
5620 hoc sinh dung cong 200521kxss 15
Hình ảnh cháu bé lớp 1 đi học sớm phải đứng cổng trường

Thầy cô khen là bởi đến lớp sớm thì có thời gian chuẩn bị tinh thần, sức khỏe, bài vở cho một buổi học tốt nhất. Hoặc là ngồi tĩnh tâm để vào tiết học mới. Hoặc là kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập. Hoặc là môn nào chưa thuộc bài, thì ôn lại. Hoặc là truy bài trong tổ... Chứ 1h30 chiều vào tiết học, mới mở cửa lớp cho học sinh ào vào rồi học ngay, thì sẽ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy và học. Đi học sớm được biểu dương, đi học muộn bị phê bình nên hầu như ai cũng học hành đến đầu đến đũa, và trưởng thành. Vì thế, tôi rất ngạc nhiên khi cô giáo chủ nhiệm lớp 1A1 Trường tiểu học Quang Trung (phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) phê bình, chụp ảnh 7 học sinh đi học sớm đưa lên zalo vì lý do... đi học sớm.

Câu chuyện không dừng ở đây, bởi môi trường sư phạm Trường tiểu học Quang Trung (phường Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) vốn chứa đầy mâu thuẫn, chỉ chờ giọt nước tràn ly để nổ ra xung đột. Phụ huynh và cô giáo trao đổi theo kiểu lời qua tiếng lại: “Trước đó, con tôi và nhiều cháu nữa đi sớm hơn quy định đã bị cô giáo yêu cầu lên bảng đứng và phê bình. Cô giáo còn chụp ảnh các cháu lại rồi gửi cho phụ huynh. Khi tôi và nhiều phụ huynh không đồng tình cách làm đó và mong cô cho các con được vào lớp tránh nắng, cô giáo đã không chấp nhận. Vì vậy, chúng tôi đã nói chọn giải pháp để trẻ lại sân trường, dặn con ngồi đỡ vào gốc cây”. Cô giáo bảo cô giáo không đuổi. Cô lấy lý do đi học sớm, mất trật tự sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa của các bạn nội trú. Chẳng biết đâu mà lần. Nhưng, chỉ cần căn cứ vào các điều nhận lỗi của mỗi người và logic câu chuyện cũng có thể biết ai đúng ai sai, sai đến mức nào.

Câu chuyện bị đẩy đi xa hơn. Khi phụ huynh thấy con mình và nhiều bạn khác đứng nắng ở cổng trường, “của đau con xót”, đưa câu chuyện này lên mạng xã hội. Dư luận phần đông đứng về cô bé học sinh đứng nắng và phụ huynh này. Cô giáo nhận được vô số “gạch đá”. Dư luận kết tội cô là ác, là vô cảm. Rồi oán trách, phê phán ban giám hiệu, phê cả nền giáo dục nước nhà. Tôi thì cho rằng cô giáo có phần nào vô cảm, chứ chưa phải là người ác. Chắc chắn giờ giấc do nhà trường quy định. Cô giáo quá máy móc, cứng nhắc chấp hành quy định giờ giấc một cách giáo điều, mệnh lệnh. Trường hợp này, cố giáo có thể báo cáo hiệu trưởng thay đổi quy định, linh hoạt thì sẽ không ra nông nỗi này.

Cô giáo nói rằng cô không đuổi học sinh ra cổng trường. Vâng! Có thể cô không đuổi thực. Nhưng, học sinh chơi ở sân trường, bị đội sao đỏ nhắc nhở, thì học sinh nào dám vào lớp bởi trước đó cô đã phê bình đi học sớm, và chụp ảnh bêu trên zalo? Giải pháp ra cổng trường đứng nắng trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp với tâm lý lứa tuổi lớp 1.

Giá như, nhà trường cô giáo và phụ huynh gặp gỡ trao đổi, rút kinh nghiệm, ai gây lỗi gì nhận lỗi ấy và khắc phục, sửa chữa sai lầm, thì mọi chuyện có thể thu xếp đơn giản, gọn nhẹ. Nhưng, thay vì cuộc gặp mặt nhỏ nhẹ ấy bằng một cuộc gặp của ông Chủ tịch thành phố Hải Phòng. Ông Chủ tịch đi thì Giám đốc Sở phải đi, một số cơ quan và cấp quận đi theo. Sâu sát quá! Quan tâm quá. Giải quyết kịp thời quá. Mục đích làm thì tốt, nhưng kết quả lại chẳng được như mong muốn. Chả khác nào đem dao bầu mổ chim sẻ. Tính hiệu quả không cao, mà còn chọc tức dư luận bằng một kết luận không thỏa đáng, khiến cho dư luận bùng lên hai lần dư luận. Trong Thông báo Kết luận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Văn Tùng tại buổi làm việc với Trường Tiểu học Quang Trung, quận Ngô Quyền về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2019-2020 và việc học sinh đứng ở cổng trường giữa trưa nắng, đối với phụ huynh học sinh Mai Tuấn Thiên Thanh:...có đoạn viết: “Nóng vội đưa thông tin lên mạng xã hội Facebook, làm ảnh hưởng không tốt đến nhà trường, ngành giáo dục và đào tạo thành phố”.

5505 06afd83d807e6920306f
Cô giáo Lê Thị Kim Lan bị kiểm điểm

Về tình thì có thể không nên chuyện bé xé thành to, để dư luận quan tâm bàn luận. Về lý phụ huynh của học sinh đứng nắng có thể sai ở mục 3 điều 91, Luật Giáo dục ban hành 2019: “Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định”. Chỉ trao đổi với cô giáo, mà chưa phối hợp với nhà trường để “giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con”. Nhưng, nếu phụ huynh này không đưa câu chuyện con mình đứng nắng lên mạng, và dưới áp lực của dư luận, thì tình hình ở trường tiểu học Quang Trung này có được cải thiện không? Ông chủ tịch thành phố có trực tiếp xuống giải quyết không?

Tuy nhiên, kết luận việc phụ huynh đưa thông tin lên mạng “làm ảnh hưởng không tốt đến nhà trường, ngành giáo dục và đào tạo thành phố” là không thỏa đáng. Phụ huynh này, đâu có đặt điều nói xấu nhà trường và ngành giáo dục thành phố. Bà chỉ phản ánh một thực trạng và con bà cùng 6 học sinh khác đi học sớm, bị phê bình, bắt đứng chụp ảnh đưa lên zalo. Chuyện này, cô giáo cũng đã công nhận và nhận lỗi. Chuyện con bà bị đứng nắng, và diễn biến thì mọi người cũng đã rõ. Cô giáo không đuổi ra cổng trường đứng nắng, nhưng một học sinh nhỏ bé lớp một chơi ở sân thì đội sao đỏ nhắc nhở, còn vào lớp sẽ bị phê bình, chụp ảnh đưa lên mạng..., thì đi đâu về đâu?

Có nhiều lý do để xảy ra sự việc đáng tiếc, đáng buồn này, trong đó có chất lượng đầu vào ngành sư phạm thấp kéo dài nhiều năm. Gần nửa thế kỉ trước học sinh chọn nghề đã lựa chọn: “Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm”. Bây giờ thì sự chọn nghề còn quyết liệt hơn, và giáo viên là lựa chọn cuối cùng: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”. Thanh niên thời đại cách mạng khoa học công nghệ 4.0, người giỏi thường chọn: ngoại giao, thương mại, ngân hàng, tài chính, y, dược, tin học, quản trị kinh doanh, chứ người tài mấy ai nộp hồ sơ đi học sư phạm? Có nghĩa là trừ một số sinh viên với tình yêu và đam mê nghề giáo, còn lại... không vào được trường đào tạo nghề tốp cao mới vào sư phạm. Những năm gần đây, nhiều trường cao đẳng sư phạm tuyển sinh điểm rất thấp. Có trường cao đẳng lấy 3 điểm mỗi moon, còn đại học thì cũng chỉ 5 điểm mỗi môn. Học sinh kém và học sinh trung bình vào sư phạm thành cô giáo trung bình thì dạy làm sao ra học sinh giỏi thực chất?

Điều 67. Tiêu chuẩn của nhà giáo ghi trong Luật Giáo dục năm 2019 ghi rằng: “1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt. 2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm. 3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp”. Cô giáo trong trường hợp này đã đáp ứng được tiêu chuẩn nào? Nhìn những video clip nước ngoài, các cô giáo vui vẻ đón học sinh vào lớp thân ái, niềm nở, gần gũi chân thành bao nhiêu, thì tôi càng xót xa với cái cách thầy cô đón học trò mình bấy nhiêu.

Chúng ta đang sống và làm việc cần một môi trường an toàn. Nói dại, nếu các học trò đứng nắng 39 – 40 độ C trong những ngày hè đổ lửa, không máy các cháu bị cảm nắng, hay lang thang bị mẹ mìn nó dụ dỗ, nó bắt đi bán, thì số phận các bé sẽ ra sao? Môi trường sư phạm lại càng cần an toàn hơn để các bé đến đó “trú ẩn”. Câu chuyện đi học sớm bị phê bình như một bằng chứng về sự bất an toàn, rất khó được đồng cảm với số đông phụ huynh và dư luận. Khi học trò lớp một bị bêu ảnh lên zalo vì đi học muộn thì còn khủng khiếp gấp nhiều lần phê bình đi học sớm.

Nói về tâm lý lứa tuổi thì càng trẻ càng dễ bị tổn thương, càng ám ảnh, càng tránh xa môi trường đang học đang vui chơi. Hãy kéo bọn trẻ xích lại gần, và người làm việc đó là thầy cô. Chúng ta cứ nghĩ ngợi chút ít mà xem, bị phê bình đứng trước bảng, trước cờ, hay bị kiểm điểm thời học trò bao giờ cũng tổn thương danh dự ám ảnh nhất. Ám ảnh đến mức có người khi đã vào đời, thành đạt rồi mà không đủ bao dung, vẫn giận thầy cô mình. Thế mới thấy an toàn, an lành trong những năm đầu đời cần thiết biết bao nhiêu!

Người xưa đã nói: “Thức khuya mới biết đêm dài’, và “ăn mặn mới biết thương mèo”. Nếu là con cháu mình trong những ngày nắng nóng 39 - 40 độ C này, thì mới cảm thông và thương học sinh đến lớp sớm.

Đọc thêm

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10 Giáo dục

Hà Nội thông tin thêm về việc tuyển sinh vào lớp 10

TTTĐ - Ngày 28/3, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà ký ban hành Kế hoạch số 93/KH-UBND về công tác tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông năm học 2024-2025.
Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập Giáo dục

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10 THPT công lập

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập của Hà Nội năm nay gồm ba môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, không có môn thứ tư.
Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên Giáo dục

Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập với ba môn gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công Giáo dục

Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công

TTTĐ - Nghệ An tăng số lượng học sinh thi vào lớp 10 song chỉ tiêu vào các trường công lập vẫn "ít ỏi". Phụ huynh và học sinh chật vật “tìm đường” vào trường công.
3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo Giáo dục

3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 27/3, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm học 2023 - 2024.
Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Xem thêm