Tag

Thụy Điển: Tỷ lệ dân số hình thành kháng thể chống Covid-19 thấp hơn dự kiến

Nhìn ra thế giới 24/05/2020 13:18
aa
TTTĐ - Thụy Điển đã tiết lộ rằng mặc dù áp dụng các biện pháp chống dịch đi ngược lại thế giới nhưng chỉ có 7,3% người dân ở Stockholm tự phát triển các kháng thể cần thiết để đối phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Thụy Điển: Tỷ lệ dân số hình thành kháng thể chống Covid-19 thấp hơn dự kiến

Người dân Thụy Điển vẫn được phép ra ngoài và cửa hàng quán ăn đông khách trong đại dịch (Ảnh: CNN)

Bài liên quan

Chiến thắng của cậu bé mắc căn bệnh lạ liên quan đến Covid-19

Phương pháp chống dịch khác lạ của Thuỵ Điển

Hơn 100 triệu dân Trung Quốc bị phong tỏa trở lại

Một người Việt dương tính với SARS-CoV-2 từ ổ dịch Itaewon (Hàn Quốc)

Chọn hướng đi khác

Số liệu này được Cơ quan Y tế cộng đồng của Thụy Điển xác nhận với CNN. Theo đó, tỷ lệ này là ngang ngửa với các nước khác và vẫn còn thấp hơn mục tiêu 70 - 90% để tạo thành “miễn dịch bầy đàn” trong dân số.

Thụy Điển là quốc gia duy nhất ở Châu Âu không áp dụng biện pháp phong tỏa mạnh tay để ngăn dịch. Quốc gia này đi theo một chiến lược hoàn toàn khác biệt. Đó là quyết định đặt niềm tin vào ý thức người dân.

Thuỵ Điển chỉ đóng cửa các trường học cho học sinh từ 16 tuổi trở lên và cấm tụ tập quá 50 người nhưng đề nghị mọi người hạn chế các hoạt động đi lại không cần thiết, làm việc tại nhà và ở trong nhà nếu là người cao tuổi hay đang bị ốm. Các cửa hàng, nhà hàng và phòng tập thể dục vẫn được mở cửa.

Người dân đi lại trên một cây cầu ở trung tâm Stockholm (Thụy Điển) ngày 11/5 (Ảnh: CNN)
Người dân đi lại trên một cây cầu ở trung tâm Stockholm (Thụy Điển) ngày 11/5 (Ảnh: CNN)

Anders Tegnell, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu của Thụy Điển cho rằng “tỷ lệ 7,3% dân số thấp hơn một chút so với dự đoán nhưng không đến mức quá thấp”.

Ngay từ đầu, chiến lược chống dịch này bị nhiều nhà nghiên cứu Thụy Điển chỉ trích. Họ cho rằng tạo “miễn dịch bầy đàn” nhận được rất ít ủng hộ trên thế giới. Tuy nhiên, giới chức Thụy Điển bác bỏ quan điểm mục tiêu của họ là tạo “miễn dịch bầy đàn”.

Ông Tegnell cho rằng mục đích của Thụy Điển là làm giảm tốc độ lây lan của virus xuống mức mà các cơ quan y tế nước này có thể đối phó được. Thụy Điển luôn có ít nhất 20% số giường chăm sóc đặc biệt trống và có thể chăm sóc bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Bên cạnh đó, ông cũng cho rằng các nước áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt có thể dễ bị tổn thương hơn khi làn sóng lây nhiễm thứ hai xuất hiện. Bởi chỉ có một bộ phận nhỏ dân số của các quốc gia này đã phát triển được miễn dịch.

Sự tính toán nguy hiểm

Nghiên cứu của Cơ quan Y tế cộng đồng Thụy Điển được thực hiện nhằm xác định mức độ “miễn dịch bầy đàn” trong dân số. Họ đã thực hiện 1.118 xét nghiệm trong một tuần, lặp lại sau chu kỳ bảy ngày và duy trì trong giai đoạn tám tuần. Kết quả từ các vùng khác sẽ được công bố sau.

“Miễn dịch bầy đàn” đạt được khi phần lớn người dân, từ 70 - 90% có khả năng miễn dịch trước căn bệnh nào đó, thông qua tiêm chủng hoặc cơ thể tự chống chọi được sau khi mắc bệnh. Nếu xảy ra bệnh sẽ ít khả năng lây lan sang những người không miễn dịch, bởi không có đủ người mang mầm bệnh để lây nhiễm cho họ.

Tuy nhiên, Michael Mina, trợ lý giáo sư dịch tễ học tại Trường Y Harvard cho biết, trên thực tế chưa có nước nào đạt được điều này và vắc-xin sẽ giúp con người đạt “miễn dịch bầy đàn” nhanh hơn.

Ảnh chân dung của nhà dich tễ học Anders Tegnell dán tại một nhà hàng ở Stockholm kêu gọi người dân rửa tay trong mùa dịch (Ảnh: AFP)
Ảnh chân dung của nhà dich tễ học Anders Tegnell dán tại một nhà hàng ở Stockholm kêu gọi người dân rửa tay trong mùa dịch (Ảnh: AFP)

Tỷ lệ người dân Thuỵ Điển hình thành kháng thể Covid-19 không vượt xa so với các nước áp dụng nghiêm ngặt lệnh phong tỏa và cách ly xã hội. Theo đánh giá sơ bộ của Chính phủ Tây Ban Nha, tính đến giữa tháng 5,5% dân số nước này có kháng thể với Covid-19.

Tại Mỹ, ông Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Chính sách tại Đại học Minnesota, ước tính khoảng 5 - 15% người dân Mỹ đã nhiễm virus.

Ông cho rằng virus sẽ tiếp tục lây lan trong cộng đồng cho đến khi khoảng 60 - 70% dân số bị nhiễm và sau đó sự lây lan sẽ chậm lại.

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo rằng nước Mỹ còn “một chặng đường dài” để đạt được miễn dịch cộng đồng. Ước tính, quá trình này có thể kéo dài từ 18 đến 24 tháng.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng cảnh báo việc đặt hy vọng vào miễn dịch cộng đồng như một cách để kiềm chế virus. Theo các kết quả nghiên cứu được tổ chức này công bố tuần qua, chỉ có 1 - 10% dân số thế giới có kháng thể chống virus.

Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nói rằng, khái niệm “miễn dịch bầy đàn” là một “tính toán nguy hiểm”.

Trong khi tỷ lệ tử vong trên 1 triệu dân ở Thụy Điển (376) là thấp hơn so với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề ở Châu Âu như Italy (535), Tây Ban Nha (597) và Anh (538). Ngược lại, con số này vượt xa các nước láng giềng như Na Uy (44), Đan Mạch (96) và Phần Lan (55) - những quốc gia có hệ thống phúc lợi và đặc tính nhân khẩu học tương tự nhưng áp dụng phong tỏa chặt chẽ.

Hồi tháng 4, các quan chức Thụy Điển ước tính đến đầu tháng 5, một phần ba dân số tại Stockholm sẽ hình thành kháng thể với virus Corona và cho rằng thủ đô này có thể đạt miễn dịch cộng đồng ở mức 40 - 60% vào giữa tháng 6.

Đến nay, Chính phủ Thụy Điển đã thừa nhận những thất bại nghiêm trọng trong phòng chống dịch tại các viện dưỡng lão và tuyên bố sẽ phân bổ thêm một khoản viện trợ lớn cho khu vực này. Tuy nhiên, Thụy Điển vẫn kiên quyết cho rằng tỷ lệ tử vong trên đầu người tương đối cao không phải là hậu quả của việc không áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt.

Đọc thêm

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới Nhìn ra thế giới

Top 9 tỷ phú tự thân trẻ có sức ảnh hưởng trên thế giới

TTTĐ - Theo chuyên trang đánh giá và xếp hạng hàng đầu của Anh London Reviews xếp hạng Top 9 tỷ phú tự thân trẻ nhất có sức ảnh hưởng trên thế giới.
7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa Nhìn ra thế giới

7 địa điểm xem pháo hoa tại Singapore đêm Giao thừa

TTTĐ - Trong thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, bầu trời đêm Singapore sẽ trở thành một sân khấu hoành tráng cho các màn trình diễn pháo hoa đầy màu sắc.
Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Nhìn ra thế giới

Bài học từ Singapore cho chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn

TTTĐ - Bài học từ Singapore có thể được áp dụng trong chiến lược phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia Nhìn ra thế giới

Nguyên nhân tăng viêm phổi ở trẻ em tại nhiều quốc gia

TTTĐ - Ngoài Trung Quốc, một loạt các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Hà Lan và gần đây nhất là Mỹ đều ghi nhận ghi nhận số ca viêm phổi liên quan đến vi khuẩn có tên gọi Mycoplasma gia tăng.
38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày Nhìn ra thế giới

38% người Châu Âu không đủ 3 bữa ăn một ngày

TTTĐ - Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy giá cả tăng cao đã đẩy gần 1/3 người dân Châu Âu vào tình trạng tài chính “bấp bênh”. Hơn một nửa người tại Châu Âu cho biết ngân sách của họ đã bị thắt chặt trong 3 năm qua.
Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023? Nhìn ra thế giới

Thành phố nào có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất năm 2023?

TTTĐ - Theo bảng xếp hạng Economist Intelligence Unit (EIU, trụ sở ở Anh), Singapore và và Zurich (Thụy Sĩ) cùng đứng đầu danh sách thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2023.
Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới Nhìn ra thế giới

Hoạt động công đoàn của một số quốc gia trên thế giới

TTTĐ - Công đoàn quốc gia Singapore (NTUC) là cơ quan duy nhất nắm giữ vai trò lãnh đạo tổ chức này với 98% thành viên thuộc các công đoàn trực thuộc. NTUC là một tổ chức góp phần quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Singapore.
Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ Nhìn ra thế giới

Singapore phạt nặng xe lắp biển số siêu nhỏ

TTTĐ - Những người vi phạm lần đầu không tuân thủ các thông số bắt buộc của biển số xe tại đảo quốc sư tử có thể bị phạt tới 1.000 đô la Singapore, phạt tù 3 tháng hoặc cả hai.
Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma” Nhìn ra thế giới

Bất chấp cảnh báo, du khách vẫn đổ về “thị trấn ma”

TTTĐ - Thị trấn độc hại nhất thế giới được mệnh danh là Chernobyl của Australia cuối cùng đã bị xóa khỏi bản đồ vì người dân chỉ cần hít thở không khí cũng có thể tử vong.
Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ Nhìn ra thế giới

Cuộc sống của con tin ở Gaza trong 50 ngày bị giam giữ

TTTĐ - Thông tin ban đầu về điều kiện giam giữ của họ được Israel kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, một số người thân và con tin được thả đã chia sẻ về những gì họ đã trải qua.
Xem thêm