Thứ ba 19/03/2024 18:13 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Tiến sĩ dân tộc K’ho Cil Duin tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”

Phóng sự -
In bài viết

TTTĐ - Với niềm say mê tri thức, chàng thanh niên Cil Durin đã nỗ lực hết mình để mở ra một chân trời mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Lạc Dương. Anh là tiến sĩ đầu tiên của dân tộc K’ho, trở thành niềm tự hào của buôn làng.

Chuỗi hoạt động “Chợ quê- Ký ức tuổi thơ” tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam Khẩn trương triển khai kế hoạch cụ thể Chương trình Mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số Hà Nội chuẩn bị tổ chức biểu dương các gia đình dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi

Nỗ lực theo đuổi con chữ

Anh Cil Duin là người dân tộc K’ho, sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo có 9 người con tại xã Lát, dưới chân núi Lang Biang, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Thời anh còn nhỏ, nhận thức của người dân nơi đây còn hạn hẹp, chuyện học hành vốn không được đề cao. Con trẻ đều trốn sách vở, bảng đen theo mẹ cha vào rừng, lên rẫy. Cil Duin thuở nhỏ cũng không ngoại lệ.

Anh Cil Duin - Tiến sĩ người dân tộc K’ho đầu tiên
Anh Cil Duin - Tiến sĩ đầu tiên người dân tộc K’ho

Năm 11 tuổi, Cil Duin vào lớp 1. Khi đó, cậu học trò nhỏ vẫn chỉ có suy nghĩ đi học cho có, bố mẹ bảo đi học thì phải đi. Mò mẫm mãi mới tích lũy được ít ỏi chút vốn tiếng phổ thông, đến cuối cấp tiểu học mà Duin cũng chỉ viết được những đoạn văn ngắn. Anh từng suýt bỏ học hồi giữa lớp 5 vì quá chán nản.

Sống cả đời trong nghèo khó nhưng cha mẹ Cil Duin là người dân tộc thiểu số hiếm hoi ở xã Lát có tư tưởng tiến bộ. Chính họ đã gieo vào tâm hồn đứa con trai bé nhỏ của mình niềm tin với con chữ. Bởi vậy, khi biết tin con nghỉ học, cha Duin không la mắng mà dắt tay cậu đến lớp, gửi lại cô giáo.

“Nếu không học thì cuộc đời con cũng sẽ giống như cuộc đời cha”, câu nói giản dị của cha như một lời nhắc nhở, làm thay đổi suy nghĩ của Duin. Anh quyết tâm theo con đường học hành để không phải suốt đời sống trong nghèo khó, chẳng bao giờ biết đến những chân trời mới giống như cha mình.

Từ khi hạ quyết tâm, kết quả học tập của Duin tiến bộ rõ rệt. Học hết cấp phổ thông ở trường Dân tộc nội trú tỉnh Lâm Đồng, anh thi đỗ vào Khoa Lịch sử tại Đại học Sư phạm Huế. Sau khi tốt nghiệp, Duin trở về Lạc Dương làm giáo viên Trường THPT Lang Bian, chính thức bắt đầu hành trình “gieo” ánh sáng tri thức cho quê hương nghèo.

Tấm gương sáng của buôn làng

Trong quá trình giảng dạy, chàng cử nhân Duin vẫn mong muốn học lên cao hơn nữa. Năm 2005, anh thi đậu cao học ngành Lịch sử Việt Nam của trường Đại học Đà Lạt. Dù hiểu rất mơ hồ về trình độ bậc học nhưng người cha già vẫn động viên con học tới khi nào “hết chữ” thì nghỉ. Cả huyện nghèo Lạc Dương thời ấy chỉ duy nhất Cil Duin lên tới cao học.

Nhận bằng thạc sĩ, Duin được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lang Bian. Niềm khát khao tri thức trong anh vẫn không dừng lại. Năm 2012, Cil Duin trúng tuyển học bổng đi làm nghiên cứu sinh tiến sĩ ở nước ngoài, chuyên ngành Quản lý kinh tế giáo dục.

Anh hoàn thành chương trình với học vị Tiến sĩ tại Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2015. Cil Duin là người dân tộc K’ho đầu tiên làm được điều này. Trở về quê nhà, Tiến sĩ Duin được tín nhiệm giao trọng trách Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lạc Dương.

Tiến sĩ Cil Duin đến tận các gia đình đồng bào vận động con em đến trường
Tiến sĩ Cil Duin đến tận các gia đình đồng bào vận động con em đến trường

Với trọng trách được giao phó, anh đã và đang nỗ lực hết mình để góp phần thúc đẩy việc học ở quê hương. Từ một “vùng trũng” về giáo dục với rất nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục, đào tạo huyện Lạc Dương đã có bước phát triển vượt bậc. Toàn huyện có tổng số 6.860 học sinh, trong đó có 4.668 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 68%. 16/20 trường thuộc bốn cấp học đạt chuẩn quốc gia.

Câu chuyện về hành trình đeo đuổi con chữ tới cùng của Tiến sĩ Duin luôn được mọi người nhắc tới như tấm gương sáng khi giáo dục con cái. Phụ huynh cũng dành nhiều thời gian chăm lo, quan tâm việc học của con trẻ với mong muốn thế hệ sau tiếp cận được văn minh tiên tiến trên thế giới như anh Duin. Ngay cả khi không còn dạy học mà chuyển sang công tác quản lý giáo dục, người trong buôn làng vẫn kính trọng gọi anh là thầy.

Bước ra khỏi tư duy buôn làng, học vì tương lai của chính mình, Tiến sĩ Cil Duin đã thay đổi nhận thức của cả cộng đồng. Tiến sĩ đầu tiên, niềm tự hào của người dân tộc K’ho Duin đã, đang góp sức cùng mọi người “tìm lại tấm da trâu bị mất”.

Ánh Dương
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

Những chuyện cảm động ở điểm cấp căn cước công dân

TTTĐ - Qua 2 năm triển khai thực hiện Đề án 06 của Chính phủ, cán bộ, chiến sĩ Công an quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) luôn nỗ lực vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc các chiến dịch xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; cấp căn cước công dân (CCCD) gắn chíp… theo lộ trình đề ra. Đón Tết Giáp Thìn năm nay, người dân, doanh nghiệp có thêm niềm vui khi các thủ tục hành chính được đơn giản hóa, tiết kiệm thời gian, chi phí.
Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

Thăng trầm làng đúc đồng trăm tuổi

TTTĐ - Nghề đúc lư đồng xuất hiện ở Sài Gòn từ thế kỷ thứ XVIII, do hai nghệ nhân sau khi học nghề ở phủ Thừa Thiên đã đem về truyền dạy tại Phú Lâm, rồi chuyển tới làng An Hội (Gò Vấp). Một thời vàng son đã qua, giờ đây chỉ còn lại 4 hộ vẫn tiếp nối truyền thống, bền bỉ giữ lửa trao truyền cho con cháu.
Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

Thực trạng chốn "ăn chơi" bậc nhất TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Tuy được mệnh danh là chốn ăn chơi bậc nhất "Sài thành" nhưng thực tế nhiều mô hình nhà hàng, bar, pub lounge, karaoke… tại Quận 1, TP Hồ Chí Minh lại đang ẩn khuất nhiều vấn đề và bất cập. Thậm chí, nhiều địa điểm đã nhận quyết định xử phạt nhưng có vẻ như “muỗi đốt inox”.
Tin khác
[Xem thêm]
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 3: Thủ đô tiên phong

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xử lý nghiêm khi phát hiện trồng và sử dụng cây thuốc phiện

Xử lý nghiêm khi phát hiện trồng và sử dụng cây thuốc phiện

TTTĐ - Tình hình trồng trái phép cây có chứa chất ma túy có diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi “lách luật”. Nếu không được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời sẽ có nguy cơ lan rộng. Do đó, tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản chỉ đạo về việc tăng cường phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi trồng cây thuốc phiện, cây có chứa chất ma túy trái phép trên địa bàn.