Thứ ba 28/03/2023 05:48 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn
Ủy ban Dân tộc

Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội

Tuổi trẻ học và làm theo Bác -
In bài viết

TTTĐ - Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc ngày càng cải thiện rõ rệt. Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế xã hội, lực lượng thanh niên dân tộc đã luôn cố gắng, nỗ lực để xây dựng các mô hình khởi nghiệp làm giàu, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Chung một niềm tin, khát vọng, dân tộc sẽ hùng cường Trao sách vở - gửi yêu thương đến với học trò vùng cao Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Trang phục truyền thống - bản sắc văn hóa độc đáo của núi rừng Đông Bắc

Tiếp sức cho ước mơ làm giàu

Khi phong trào khởi nghiệp trở thành “ngọn đèn” soi đường cho các bạn trẻ thì ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm đã giúp cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số chạm tay đến thành công. Họ không những trở thành triệu phú với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, mà còn là động lực cho nhiều thanh niên khác tự tin vươn lên phát triển kinh tế.

Anh Đặng Phụ Phin, người dân tộc Dao, sinh sống xã Phúc Lộc (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) chính là thanh niên tiêu biểu trong phát triển kinh tế ở thôn Phiêng Chỉ. Không chấp nhận nghèo khổ, lạc hậu, anh Phin đã mang trong mình ý chí quyết tâm khởi nghiệp, tìm kiếm các cơ hội phát triển từ tiềm năng sẵn có của địa phương và chính sự cố gắng, nỗ lực đó đã được đền đáp bằng trái ngọt.

Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
Nhờ chăn nuôi gia đình anh Đặng Phụ Phin đã từng bước thoát nghèo

Anh Phin chia sẻ: “Nhận thấy thôn có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đại gia súc do có bãi chăn thả rộng, năm 2009, tôi đã bàn với gia đình phát triển đàn vật nuôi với 17 con trâu và trên 40 con bò. Đến năm 2019, tôi mua thêm ngựa để nuôi. Hiện nay, mô hình chăn nuôi của gia đình tôi có cả trâu, bò và ngựa, trong đó có 7 con ngựa sinh sản, hi vọng gia đình tôi sẽ có thêm nguồn thu nhập ổn định từ bán ngựa con”.

Để chăn nuôi đại gia súc, quan trọng nhất phải có nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào nhằm giảm chi phí. Mặc dù ở địa phương có bãi chăn thả rộng nhưng gia đình anh Phin vẫn trồng thêm cỏ voi làm thức ăn cho trâu, bò nuôi nhốt, nhất là vào mùa đông thời tiết giá rét, các bãi cỏ khô cằn.

Quyết tâm thoát nghèo, anh Phin luôn tìm tòi học hỏi các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả để áp dụng vào sản xuất. Thấy bà con Phia Đén, huyện Nguyên Bình (Cao Bằng) trồng dong riềng mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2013, gia đình anh cũng đưa vào trồng thử nghiệm, đồng thời đầu tư máy sơ chế tinh bột dong riềng tại thôn Phiêng Chỉ. Năm 2021, anh mua thêm 3 thửa ruộng bậc thang để trồng dong riềng. Với 2ha dong riềng được trồng trong năm nay, anh dự kiến thu được khoảng 12 tấn tinh bột ướt.

Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh tham quan mô hình sản xuất chè an toàn tại Thái Nguyên

Cùng với phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng dong riềng, gia đình anh Phin còn góp vốn mua máy xúc cho thuê để có thêm thu nhập. Theo tính toán của anh Phin, gia đình anh thu về khoảng 400 - 500 triệu đồng từ trồng dong riềng, cho thuê máy xúc và chăn nuôi đại gia súc. Đây là nguồn thu lớn không dễ có được đối với những người nông dân, nhất là tại vùng đất khó khăn như Phiêng Chỉ.

Anh Đặng Phụ Phin chia sẻ: Để có được mô hình kinh tế phát triển như hôm nay, tôi đã tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể, được chính quyền địa phương tạo điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả khác. Do vậy, tôi đã có hướng đi đúng, cùng gia đình vượt qua khó khăn để vươn lên phát triển kinh tế.

Hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên phát triển kinh tế

Nhận thức được vai trò đồng hành cùng thanh niên dân tộc thiểu số, những năm qua, các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể đã chung tay triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm; Hoạt động hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số tham gia phát triển kinh tế.

Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh thăm và làm việc tại trường dự bị đại học cho học sinh dân tộc thiểu số tại TP Hồ Chí Minh

Bộ trưởng, chủ nhiện Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết: Khởi nghiệp đang là hướng tiếp cận mới để giảm nghèo và phát triển bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Với tư duy đổi mới, nghị lực của tuổi trẻ, nhiều thanh niên dân tộc thiểu số tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn khởi nghiệp trên quê hương. Hiện nay, nhiều người thành công đã và đang truyền cảm hứng mạnh mẽ đến thế hệ các thanh niên vùng cao.

Để khuyến khích hoạt động khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp cho thành niên là người dân tộc thiểu số nói riêng, Bộ trưởng, chủ nhiện Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, Ủy ban Dân tộc đã đề xuất các địa phương cần nâng cao nhận thức của thanh niên về sự cần thiết của khởi nghiệp đối với chính bản thân và cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua các chương trình hoạt động đoàn thanh niên tại địa phương.

Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh trao tặng Quỹ khuyến học trường Vùng cao Việt Bắc tại lễ khai giảng năm học mới 2022-2023

Thông qua đó, các địa phương phải đào tạo, tập huấn, tuyên truyền về kinh nghiệm một số mô hình điểm của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn; Thiết lập các nhóm, các câu lạc bộ khởi nghiệp các cấp, từ cấp xã/phường nhằm hỗ trợ thanh niên kiến thức về khởi nghiệp cho từng lĩnh vực cụ thể.

Ngoài ra, cần phối hợp với các Viện nghiên cứu, các trường đại học trên địa bàn nhằm hỗ trợ cho thanh niên dân tộc thiểu số và miền núi có ý tưởng khởi nghiệp và các mô hình khởi nghiệp về kiến thức quản lý, về kỹ thuật sản xuất kinh doanh, tư vấn hỗ trợ quảng bán giới thiệu sản phẩm.

Đặc biệt, là nâng cao vai trò của tổ chức đoàn thanh niên, vai trò của Ban dân tộc của các tỉnh, thành phố trong việc khuyến khích, động viên thanh niên dân tộc thiểu số lập thân, lập nghiệp tại các địa phương. Hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi, hỗ trợ xây dựng một số mô hình khởi nghiệp cho thanh niên dân tộc thiểu số và miền núi thí điểm tại các huyện/thành phố theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhằm tận dụng lợi thế của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu trên chính quê hương mình.

Tiếp lửa cho thanh niên dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội
Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Hầu A Lềnh, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh Lào Cai

Hiện nay, còn có rất nhiều thanh niên dân tộc thiểu số đã và đang ấp ủ những khát vọng, hoài bão, mong muốn được giúp đỡ, hỗ trợ để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thực tế hành trình khởi nghiệp của những thanh niên vùng cao còn gặp rất nhiều khó khăn như: Vốn, kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, chưa có sự liên kết… nên chưa có mô hình nào có quy mô lớn, hầu hết chỉ là nhỏ lẻ.

Thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội, có những định hướng, hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số để họ mạnh dạn tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ, vay ưu đãi để phát triển kinh tế phù hợp, tiến hành nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả. Đồng thời tích cực vận động thanh niên tại các thôn, bản khó khăn tham gia phát triển kinh tế, chủ động cải thiện cuộc sống.

THANH TÙNG
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội Sinh viên khỏe Thủ đô năm 2023

Nhiều hoạt động hấp dẫn trong Ngày hội Sinh viên khỏe Thủ đô năm 2023

TTTĐ - Sáng 27/3, Thành đoàn - Hội Sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Ngày hội Sinh viên khỏe Thủ đô năm 2023. Đây là một sân chơi sôi nổi, bổ ích cho các bạn sinh viên Thủ đô trong quá trình phấn đấu, rèn luyện đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” các cấp. Hoạt động do Đoàn trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội đăng cai tổ chức.
Tin khác
[Xem thêm]
Lan toả phong trào hiến máu tình nguyện trong tuổi trẻ Cục Đăng kiểm Việt Nam

Lan toả phong trào hiến máu tình nguyện trong tuổi trẻ Cục Đăng kiểm Việt Nam

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cục Đăng kiểm Việt Nam đã phát động Chương trình hiến máu tình nguyện “Giọt máu đào - trao hy vọng” với ngọn lửa tinh thần nhiệt huyết, cống hiến hết mình của Đoàn viên thanh niên cùng toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Cục Đăng kiểm Việt Nam và các đơn vị.
Nữ sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Hạnh phúc khi “cháy” hết mình với hoạt động Đoàn

Nữ sinh viên Đại học Kinh tế Đà Nẵng: Hạnh phúc khi “cháy” hết mình với hoạt động Đoàn

TTTĐ - Phạm Giang My, sinh năm 2002, sinh viên năm 3, khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế - ĐH Đà Nẵng đã đạt danh hiệu “Sinh viên 5 tốt” cấp thành phố năm học 2021- 2022, nữ sinh viên không chỉ có thành tích học tập tốt mà còn năng nổ trong hoạt động Ðoàn.
Đoàn viên, thanh niên Cục Đăng kiểm Việt Nam hiến 186 đơn vị máu nhân ngày 26/3

Đoàn viên, thanh niên Cục Đăng kiểm Việt Nam hiến 186 đơn vị máu nhân ngày 26/3

TTTĐ - Sáng 26/3, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cục Đăng kiểm Việt Nam, Báo Giao thông phối hợp tổ chức kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn và phát động chương trình Hiến máu tình nguyện “Giọt máu đào, trao hy vọng”. 186 đơn vị máu đã được hiến nhân dịp này, vượt gần 40 đơn vị máu so với dự kiến của Ban Tổ chức.
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng "Ngày đoàn viên" năm 2023

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng "Ngày đoàn viên" năm 2023

TTTĐ - Trong khuôn khổ chương trình "Ngày đoàn viên" năm 2023, tuổi trẻ Thủ đô đã thực hiện nhiều hoạt động ý nghĩa tại huyện Thanh Oai, Hà Nội. Từ đó, khẳng định vai trò, trách nhiệm của tổ chức Đoàn đối với xã hội, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng Thủ đô, đất nước phồn vinh và hạnh phúc.
Xem phiên bản di động