Tag

Tìm hướng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Nông thôn mới 05/11/2019 09:03
aa
TTTĐ – Nhằm hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền có cơ hội giới thiệu, quảng bá tới đông đảo người tiêu dùng Thủ đô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kết nối, đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống Siêu thị Big C Việt Nam, GO! Market.

Tìm hướng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Hà Nội luôn tìm hướng kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền nhằm hỗ trợ bà con nhân dân và các hợp tác xã sản xuất

Bài liên quan

Hội chợ làng nghề và sản phẩm OCOP được tổ chức tại Hải Dương

Phát triển cây dược liệu trà hoa vàng thành sản phẩm OCOP

Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao đời sống nông dân

250 gian hàng tham gia Lễ hội cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự triển lãm thành tựu 10 năm xây dựng NTM

Hỗ trợ tối đa người dân và doanh nghiệp

Trong ba ngày từ 8-10/11, tại Siêu thị Big C Thăng Long sẽ diễn ra chương trình trưng bày kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền vào hệ thống siêu thị. Sự kiện này do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với Siêu thị Big C Thăng Long, Công ty Cổ phần Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Việt Nam triển khai thực hiện.

Dự kiến, có khoảng 85 gian hàng với hơn 1.200 sản phẩm nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền được giới thiệu đến người tiêu dùng Thủ đô. Những sản phẩm tham gia trưng bày tại đây đều rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong tổng số 85 đơn vị đăng kí tham gia chương trình, Hà Nội có 40 đơn vị và 45 đơn vị của 17 tỉnh, thành phố trong cả nước như: Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hậu Giang, Phú Quốc...

Là đơn vị tổ chức, hỗ trợ toàn bộ chi phí thuê mặt bằng, điện nước cho các đơn vị tham gia trưng bày sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền tại Hà Nội trong ba ngày, ông Khúc Tiến Hà, Giám đốc Siêu thị Big C Thăng Long cho biết: Để chuẩn bị cho sự kiện này, chúng tôi đã bố trí mặt bằng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hội trường theo đúng đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đề xuất. Đồng thời, Siêu thị Big C Thăng Long cũng bố trí đủ điện, nước, vệ sinh môi trường, an ninh, bảo vệ... trong thời gian tổ chức sự kiện.

Các sản phẩm nông sản được đưa vào hệ thống siêu thị phục vụ người tiêu dùng
Các sản phẩm nông sản được đưa vào hệ thống siêu thị phục vụ người tiêu dùng

Nói về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của hệ thống Siêu thị Big C, ông Hà nhấn mạnh: Mỗi tháng, hệ thống siêu thị của chúng tôi có nhu cầu nhập trên 10.000 tấn nông sản các loại. Tất cả các loại nông sản này đều có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm nghiệm chất lượng rất gắt gao nên người dân yên tâm tiêu dùng.

“Để các sản phẩm nông sản của bà con nông dân, các hợp tác xã được đưa vào siêu thị, trước tiên nhà sản xuất phải đảm bảo được chất lượng, nguồn gốc của sản phẩm. Tiếp đến là sản lượng cung ứng cho siêu thị phải thường xuyên, liên tục... Với mong muốn, các sản phẩm OCOP ngày càng xuất hiện nhiều trên giá, kệ của siêu thị, chúng tôi đã triển khai nhiều phương án mở rộng thị trường, thu mua sản phẩm", ông Khúc Tiến Hà nhấn mạnh.

Nói về công tác chuẩn bị, đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa phục vụ hội chợ, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Các gian hàng hầu hết đều trưng bày và bán các sản phẩm thuộc nhóm hàng khô; rau củ quả; thực phẩm, trứng, sữa; thực phẩm chế biến; hải sản đông lạnh... nên ban tổ chức đặc biệt quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Sở Nông nghiệp đã bố trí một xe chuyên dùng để kiểm tra nhanh chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Do vậy, các sản phẩm trưng bày đều phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hàng nghìn sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Bên cạnh các loại hình xúc tiến thương mại truyền thống, Hà Nội bước đầu thành công trong việc đưa sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử (hay còn gọi là chợ điện tử), tạo kênh mua sắm thuận tiện mọi lúc, mọi nơi cho người tiêu dùng.

Nhiều người tiêu dùng Thủ đô hiện nay hướng đến lựa chọn sản phẩm có nhãn mác tại các chuỗi cửa hàng nông sản sạch hoặc siêu thị. Tuy nhiên, rất ít người biết chính xác nguồn gốc sản phẩm mà chỉ chọn lựa bằng niềm tin, qua tem nhãn.

Xuất phát từ thực tế đó, Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã triển khai chương trình “Phát triển Chợ thương mại điện tử tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản xuất theo chuỗi giá trị, Thành phố Hà Nội giai đoạn 2019-2020” thông qua trang bán hàng “Chợ nhà mình”. Đây là mô hình liên kết với sự tham gia của nhiều đơn vị thuộc khối Nhà Nước và tư nhân, trong đó, công ty cổ phần tập đoàn Bữa ăn an toàn (BAAT group) là đơn vị thực hiện chính.

Giới thiệu về trang thương mại điện tử “Chợ nhà mình”, bà Bùi Thanh Hương, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm Nông nghiệp Hà Nội cho biết: Chợ thương mại điện tử tiêu thụ nông sản an toàn là kênh thông tin, bán hàng, đồng thời là nơi quảng bá sản phẩm nông sản an toàn của Hà Nội và các tỉnh lân cận. Với hoạt động của chợ thương mại điện tử, người tiêu dùng có cơ hội được sử dụng các sản phẩm an toàn thông qua hình thức mua hàng trực tuyến…

Về phía các doanh nghiệp, nhà sản xuất, sẽ được tư vấn giải pháp, hướng dẫn quản lý công cụ nhật ký điện tử, truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến đến phân phối, tiêu thụ. Cùng với những lợi ích trên, chợ thương mại điện tử sẽ là bước khởi đầu hướng đến kênh tiêu thụ hiện đại, phù hợp với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp 4.0 trong tương lai.

Ngoài các loại hình xúc tiến thương mại truyền thống, Hà Nội bước đầu thành công trong việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử
Ngoài các loại hình xúc tiến thương mại truyền thống, Hà Nội bước đầu thành công trong việc đưa các sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch thương mại điện tử

Theo nhận xét của đông đảo người tiêu dùng Thủ đô, đến với “Chợ nhà mình” người tiêu dùng có thể dễ dàng lựa chọn thực phẩm theo nhu cầu. Hệ thống chợ thương mại điện tử đã giúp các bà nội trợ tiết kiệm được thời gian cho công việc mua sắm, thuận tiện trong cả khâu thanh toán và vận chuyển sản phẩm.

Hiện tại, người tiêu dùng có thể mua sản phẩm của Chợ nhà mình thông qua trang giao dịch trực tuyến “chonhaminh.gov.vn” hoặc trực tiếp tại các điểm bán hàng vào một số thời điểm nhất định. Có thể nói, “Chợ nhà mình” đã cung cấp một giải pháp tối ưu, đảm bảo cả tính thuận tiện và yếu tố về chất lượng cho người tiêu dùng.

Nhận định về tính hiệu quả của việc tiêu thụ sản phẩm nông sản qua kênh thương mại điện tử, ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội cho biết: Cùng với ý tưởng phục vụ lợi ích tối đa cho người tiêu dùng, “Chợ nhà mình” gián tiếp thúc đẩy quá trình sản xuất, tiêu thụ thực phẩm an toàn thông qua việc quản lý khắt khe sản phẩm từ nhà cung ứng. Mọi sản phẩm được giao dịch tại “Chợ nhà mình” đều là các sản phẩm an toàn, sản xuất theo chuỗi trên địa bàn thành phố Hà Nội và cung cấp theo chuỗi liên kết của các tỉnh về Hà Nội.

Quá trình kiểm soát từ hồ sơ, văn bản đến thực tế quản lý đồng ruộng, kiểm tra mẫu sản phẩm được thực hiện trực tiếp bởi Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp, Ban Quản lý Chợ nhà mình, cùng với sự tham gia, giám sát của các đơn vị phối hợp như Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y Tế…

Điểm nổi bật của chương trình là cách vận dụng mới trong mối quan hệ công-tư, thể hiện sự hợp tác hiệu quả giữa Nhà Nước và tư nhân. Vai trò của Nhà Nước là tạo ra cơ chế, sân chơi và kiểm soát về mặt chất lượng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tính bền vững cho mô hình. Các doanh nghiệp tham gia với sự cạnh tranh công bằng dựa trên uy tín, chất lượng và giá cả sản phẩm.

Có thể nói, “Chợ nhà mình” là một ý tưởng mới và toàn diện, vì mục tiêu phục vụ cho lợi ích cộng đồng, nơi mà tất cả các tác nhân tham gia trong chuỗi đều được hưởng lợi. Trong tương lai không xa, đây có thể trở thành mô hình điểm để nhân rộng cho các địa phương trên cả nước.

Đọc thêm

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch Nông thôn mới

Năm 2025, TP HCM đặt mục tiêu có hơn 3.000ha trồng rau sạch

TTTĐ - UBND TP HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định số 4765/QĐ-BNN-TT ngày 9/11/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án phát triển các vùng sản xuất rau an toàn, tập trung, bảo đảm truy xuất nguồn gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030 trên địa bàn thành phố.
Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh Nông thôn mới

Phân bón Cà Mau tài trợ xây mới phòng học tại Hà Tĩnh

TTTĐ - Sáng 28/2, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) phối hợp với địa phương tổ chức Lễ khánh thành bàn giao nhà học bộ môn của trường THCS Hà Linh thuộc huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, trị giá 5,9 tỷ đồng.
Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng Nông thôn mới

Lấy các cụm liên kết sản xuất-chế biến-tiêu thụ làm động lực tăng trưởng

TTTĐ - Hội thảo tổng kết hoạt động 2023 và lập kế hoạch 2024 Nhóm công tác PPP (đối tác công – tư) rau quả - Ban thư ký Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) kết hợp với Ngày hội thu hoạch khoai tây – chia sẻ mô hình liên kết sản xuất khoai tây bền vững vừa được tổ chức tại Gia Lai.
Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại Nông thôn mới

Phát triển nông nghiệp huyện Mê Linh theo hướng hiện đại

TTTĐ - Sáng 19/2, thăm, động viên nông dân huyện Mê Linh ra quân sản xuất đầu năm, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đề nghị bà con nông dân tiếp tục đổi mới tư duy, cách làm để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, tạo vùng sản xuất hàng hoá cho thu nhập cao.
Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy Nông thôn mới

Vận hành tối đa công trình thủy lợi để cấp đủ nước gieo cấy

TTTĐ - Theo Cục Thủy lợi, tính đến ngày 15/2, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ đã cấp đủ nước cho 447.289 ha, tương ứng 91% diện tích kế hoạch gieo cấy vụ xuân 2024…
Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân Nông thôn mới

Nắm chắc tình hình, chủ động, tích cực hỗ trợ người nông dân

TTTĐ - Chiều 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), trong ngày đầu tiên đi làm sau kỳ nghỉ Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đi thăm các mô hình sản xuất nông nghiệp mới, hiệu quả cao tại tỉnh Hải Dương, xuống đồng cùng bà con nông dân cấy lúa, thu hoạch cà rốt và chia sẻ niềm vui với bà con khi xuất khẩu lô hàng đầu năm.
Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững Nông thôn mới

Bạc Liêu: Đánh thức tiềm năng, phát triển xanh, nhanh, bền vững

TTTĐ - Năm 2023, tỉnh Bạc Liêu thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với tinh thần vượt khó, địa phương đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề” Nông thôn mới

Phát huy thế mạnh vùng đất “trăm nghề”

TTTĐ - Được mệnh danh là vùng đất “trăm nghề”, Thủ đô Hà Nội có rất nhiều làng nghề truyền thống. Đây là lợi thế để TP thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm - OCOP”, qua đó góp phần nâng cao đời sống của người dân cũng như hoàn thành các mục tiêu xây dựng Nông thôn mới.
Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Điểm sáng cả nước về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau hơn chục năm triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, diện mạo vùng nông thôn Thủ đô thay đổi từng ngày theo hướng văn minh, hiện đại. Đời sống người dân được nâng lên rõ rệt và khu vực nông thôn thực sự trở thành những miền quê đáng sống…
Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô Nông thôn mới

Nông nghiệp khẳng định vị thế bệ đỡ nền kinh tế Thủ đô

TTTĐ - Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của nông nghiệp, những năm qua Thành ủy - UBND thành phố Hà Nội đã dành nhiều sự quan tâm, đầu tư lớn để thúc đẩy phát triển khu vực “tam nông”. Nhờ đó, nông nghiệp Thủ đô đã có nhiều bước tiến vượt bậc, bộ mặt nông thôn đổi thay tích cực.
Xem thêm