Thứ ba 06/06/2023 13:10 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn
Quận Ba Đình (Hà Nội)

Tổ chức lễ hội Kỷ niệm ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế

Người Hà Nội -
In bài viết

TTTĐ - Ngày 9/2, tại di tích lịch sử - nghệ thuật đền Núi Sưa, quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức khai mạc lễ hội Kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế.

Tưng bừng khai hội kỷ niệm 234 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Đền Núi Sưa tọa lạc trên đỉnh núi Sưa thuộc khu vực phía Tây kinh thành Thăng Long của vùng đất “Thập Tam Trại”, nay thuộc Công viên Bách Thảo, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội.

Lãnh đạo quận Ba Đình dâng hương tại buổi lễ
Lãnh đạo quận Ba Đình dâng hương tại buổi khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Đền được Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử kiến trúc, nghệ thuật vào năm 2015 và giao quận Ba Đình quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích. Đền thờ Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế, vị thần có công trong cuộc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Một số hình ảnh tại buổi lễ
Một số hình ảnh tại buổi lễ

Theo truyền thuyết: Vào thời Vua Lý Thái Tổ, tại làng Hữu Tiệp có một gia đình hào trưởng họ Lý tên Phục, vợ là bà Hoàng Thị Đức vào Ngày Phật đản năm Ất Sửu, niên hiệu Thuận Thiên thứ 16 thời Vua Lý Thái Tổ dâng lễ ở chùa Một Cột trở về thụ thai.

Ngày 19 tháng Giêng năm Bính Dần, bà sinh một bé trai khôi ngô tuấn tú, nước da ngăm đen, trên ngực có hai chữ Thiên tướng. Cha mẹ hết lòng yêu dấu nâng niu chăm sóc, năm lên ba tuổi làm lễ đặt tên là Hắc Công.

Cậu bé mau ăn chóng lớn, tính tình mạnh bạo. Năm lên 8 tuổi, vào ngày 21/11 niên hiệu Thiên Thành thứ 6 triều vua Lý Thái Tông dương lịch 1034, Đức Hắc Công một mình lên núi Sưa chơi thì thấy tường vân ngũ sắc bao phủ quanh ngọn núi, một lúc mây tan, mưa tạnh dân làng kéo lên núi thì Ngài đã hoá, và tại đó mối đùn lên thành ngôi mộ.

Cho là điềm linh dị dân làng bèn lập miếu thờ. Ba bốn năm sau xảy ra dịch bệnh, dân làng lập đàn cầu cúng tại ngôi miếu, thấy dịch bệnh nhanh chóng tiêu tan liền sửa sang miếu to hơn để thờ cúng ngài.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Lần Vua Lý Thánh Tông đi chinh phạt phương Nam, mộng thấy một cậu bé có nước da đen xin đến phò vua cứu nước. Trong trận đánh, Vua thấy một người mình đen hiện ra, hoá thành đám mây đen bay rợp mặt sông làm nổi sóng lớn, nhấn chìm các thuyền của quân giặc.

Lúc ban sư hồi triều, Vua cho lập đền ngay trên mộ Ngài và phong mỹ tự Trấn khảm bắc phương Huyền Thiên Hắc Đế Thượng Đẳng thần. Các làng Khán Xuân, Ngọc Hà, Hữu Tiệp vùng chân núi Sưa và đến năm 1892 có thêm làng Xuân Biểu thờ đức Thánh. Hàng năm cứ đến ngày 19 tháng giêng âm lịch, Nhân dân 3 giáp Xuân Biểu, Hữu Tiệp, Ngọc Hà tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao của đức Thánh.

Trong đình Ngọc Hà còn đôi câu đối ghi lại sự tích: Nhất trụ mộng sinh, dương thác Sư sơn truyền ngọc phả/ Cửu thiên phu thốn, âm phù Lý trất thiếp hà ba. Nghĩa là: Chùa Một Cột ứng mộng ra đời, sống gửi Núi Sưa, tích truyền sách ngọc/ Mây chín tầng buông là xuống thấp, hồn phù nhà Lý, sông lặng sóng yên.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình Tạ Nam Chiến nhấn mạnh, Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh - Thượng đẳng phúc thần Huyền Thiên Hắc Đế năm nay được tổ chức nhằm khôi phục lễ hội truyền thống của 3 giáp Xuân Biểu, Ngọc Hà, Hữu Tiệp trên vùng đất Thập Tam Trại sau nhiều năm gián đoạn.

Chương trình lễ hội với nghi thức trang nghiêm gồm lễ dâng hương, lễ rước Long ngai bài vị, lễ rước kiệu Đức Thánh tuần du bản lý tại làng Ngọc Hà và các di tích đền Núi Sưa, đình Ngọc Hà, đình Hữu Tiệp. Đây là dịp để nhân dân bày tỏ niềm tự hào, sự tri ân đối với đức Thánh, đồng thời quyết tâm gìn giữ truyền thống văn hóa đặc sắc, riêng có của quận Ba Đình.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Thông qua việc tổ chức các hoạt động lễ hội nhằm phát huy truyền thống văn hóa lịch sử của dân tộc; Tưởng nhớ công lao của vị Thành hoàng làng “Thượng đẳng phúc thần - Huyền Thiên Hắc Đế “ đã có công giúp Vua Nhà Lý dẹp giặc, giữ nước; Tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Lễ kỷ niệm cũng nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống trong Nhân dân về ý nghĩa lịch sử của đền Núi Sưa; Từ đó góp phần nâng cao về nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớp Nhân dân thực hiện tốt công tác giữ gìn, tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hoá gắn với thực hiện tốt các quy định về thực hiện nếp sống văn minh khi tổ chức và tham gia các hoạt động lễ hội.

Khai mạc Lễ hội kỷ niệm Ngày sinh Đức Thánh Huyền Thiên Hắc Đế

Lễ hội được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hoá của Nhân dân trên địa bàn quận, góp phần giáo dục truyền thống, đạo lý “Uống nước, nhớ nguồn” cho các thế hệ người dân trong quận, nhất là thế hệ trẻ.

Lễ hội được tổ chức quy mô cấp quận với yêu cầu: Đảm bảo an toàn, trang trọng, lành mạnh, hiệu quả, thiết thực, tạo được không khí phấn khởi, vui tươi, đoàn kết trong nhân dân, đặc biệt là đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định; Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức phòng chống dịch, thực hiện nghiêm túc các quy định về nếp sống văn minh trong lễ hội.

Các cơ quan chức năng đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội.

P.V
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Những không gian vui của mùa hè Hà Nội

Những không gian vui của mùa hè Hà Nội

TTTĐ - Mùa hè, mùa của nóng bức, của mưa rào, của rất nhiều điều bất tiện khác. Vậy mà, mùa hè Hà Nội có những không gian vui rất riêng, tạo nên đặc trưng và nét đẹp khiến nhiều người nhớ đậm đà hơn mảnh đất này.
Khéo léo với "chuyện khó nói" ngày nắng nóng

Khéo léo với "chuyện khó nói" ngày nắng nóng

TTTĐ - Trong văn hóa giao tiếp, người Hà Nội luôn đề cao nét thanh lịch, vừa hào hoa, nhã nhặn vừa lịch lãm, sang trọng. Dù vậy, vẫn có những "chuyện tế nhị" rất khó có thể nói nên lời. Một số người vì mùi cơ thể tự nhiên, lại thêm thời tiết nắng nóng mà “phát tác” cao độ đã khiến giao tiếp trở nên mất tự tin. Những người xung quanh vì thế mà khó chịu nhưng rất khó nói. Ứng xử như thế nào để "vẹn cả đôi đường" phụ thuộc vào việc chúng ta khéo léo đến đâu...
Xếp hàng - chuyện không nhỏ

Xếp hàng - chuyện không nhỏ

TTTĐ - Chuyện xếp hàng chờ đến lượt, người đến sau chờ người tới trước tưởng chừng đơn giản, hóa ra vẫn là một việc dễ mà khó. Bởi lẽ, đó đây vẫn còn một số người thiếu ý thức làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Tin khác
[Xem thêm]
Nét tài hoa ở làng nghề sơn mài Hạ Thái

Nét tài hoa ở làng nghề sơn mài Hạ Thái

TTTĐ - Làng Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong 7 điểm du lịch làng nghề của Thủ đô với nghề chính làm sơn mài. Trải qua hàng trăm năm, những người thợ sơn mài đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm ra những sản phẩm mỹ nghệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đồng thời, họ gìn giữ, phát huy giá trị nghề truyền thống mà cha ông để lại.
Nét văn hóa mới trong kinh doanh thời online

Nét văn hóa mới trong kinh doanh thời online

TTTĐ - Là chốn Kẻ Chợ ngàn năm, người kinh kỳ Thăng Long đã xây dựng cho mình những nét văn hóa chốn kinh doanh một cách vững bền. Ngày nay, hoạt động mua bán càng đa dạng hơn, nhất là mua sắm online. Thuật ngữ "bom hàng" - đặt hàng rồi hủy không nhận cũng được nhắc đến ngày càng nhiều hơn. Người Hà Nội biết cách ứng xử ra sao để vừa hài hòa lợi ích vừa đẹp lòng nhau và tạo nên nét mới trong văn hóa kinh doanh ở nơi này?
Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

Ứng xử mùa nắng nóng sao cho "mát người, mát dạ"

TTTĐ - Những ngày nắng nóng gay gắt như hiện nay thì tìm nguồn không khí làm dịu mát là rất cần thiết. Dù vậy, việc tránh nóng bằng sử dụng điều hòa như nào cho văn minh, lịch sự lại có những câu chuyện “dở khóc dở cười” liên quan đến ứng xử khiến chúng ta phải suy ngẫm.
Nét đẹp gốm cổ Bát Tràng

Nét đẹp gốm cổ Bát Tràng

TTTĐ - Bảo tàng Lịch sử quốc gia vừa tổ chức trưng bày gốm cổ Bát Tràng từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 20. Đây là cơ hội cho công chúng Thủ đô và du khách khám phá vẻ đẹp của vùng đất Bát Tràng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội).
Giữ gìn, phát huy giá trị các di tích, di sản vùng đá ong Xứ Đoài

Giữ gìn, phát huy giá trị các di tích, di sản vùng đá ong Xứ Đoài

TTTĐ - Các di sản trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã được đầu tư nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa cho các thế hệ trẻ và Nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng tạo nên các sản phẩm văn hóa - du lịch tâm linh, văn hóa du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn, mang đặc trưng riêng của vùng đá ong xứ Đoài - Sơn Tây.
Nét mới trong văn hóa ứng xử và kinh doanh của người Hà Nội

Nét mới trong văn hóa ứng xử và kinh doanh của người Hà Nội

TTTĐ - Ở Hà Nội - trung tâm văn hóa của cả nước, “văn hóa kinh doanh”, “tệp khách hàng thân thiết” không còn là chuyện của các công ty, tập đoàn lớn mà còn được áp dụng cả với những người buôn bán nhỏ lẻ. Điều đó cho thấy họ đã ý thức về hình ảnh bản thân, tôn trọng và “giữ chân” khách hàng và quan trọng nhất là nâng cao văn hóa ứng xử để làm đẹp thêm cho thành phố của mình.
Xem phiên bản di động