Tag

Tranh chấp kinh phí bảo trì ở chung cư, Bộ Công thương khuyến cáo gì?

Thị trường 28/07/2021 11:44
aa
TTTĐ - Tranh chấp kinh phí bảo trì là một trong những “cuộc chiến” gay gắt nhất giữa cư dân và chủ đầu tư của các tòa nhà chung cư.
Hà Nội: Ai phải trả phí bảo trì nhà chung cư CT3 khu đô thị mới Trung Văn?

Để hạn chế tranh chấp kinh phí bảo trì giữa cư dân vào chủ đầu tư trong thời gian qua, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa đưa một số khuyến cáo đối với người dân.

Giai đoạn ký kết hợp đồng mua bán căn hộ với chủ đầu tư

Vấn đề kinh phí bảo trì cần được quy định trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư để các bên cùng thực hiện, trong đó người dân cần chú ý một số yếu tố.

Thứ nhất, cần có thông tin về tài khoản nộp kinh phí bảo trì trong hợp đồng mua bán căn hộ chung cư.

Theo quy định, khi ký hợp đồng mua bán nhà ở, các bên phải ghi rõ trong hợp đồng thông tin về tài khoản đã mở, bao gồm thông tin về số tài khoản, tên tài khoản, tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản và kỳ hạn gửi tiền. Đây là loại tài khoản thanh toán, được ghi rõ tên là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư và cần được chủ đầu tư mở cho mỗi một dự án đầu tư xây dựng nhà ở có nhà chung cư trước khi ký hợp đồng mua bán nhà ở.

Thứ hai, tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn.

Về nội dung này, Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định trước khi bàn giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với tổ chức tín dụng chuyển tiền từ tài khoản thanh toán này sang tiền gửi có kỳ hạn. Bên cạnh đó, trong hợp đồng mua bán cũng như trong văn bản chủ đầu tư thông báo tới Sở Xây dựng nơi có dự án sau khi mở tài khoản cũng cần ghi rõ kỳ hạn gửi tiền.

Thứ ba, phương thức nộp kinh phí bảo trì.

Theo quy định tại Nghị định 99/2015/NĐ-CP trước đây, trước khi nhận bàn giao nhà ở, người mua có hai cách để nộp 2% kinh phí bảo trì, một là nộp vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng, hai là nộp cho chủ đầu tư để chuyển vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng.

Tranh chấp kinh phí bảo trì ở chung cư, Bộ Công thương khuyến cáo gì?
Cư dân tòa chung cư NC2 - Khu đô thị mới Cầu Bươu (Thanh Trì, Hà Nội) căng băng rôn yêu cầu Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (Hanhud) ban giao kinh phí bảo trì

Tuy nhiên, theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP hiện nay, người mua sẽ trực tiếp đóng kinh phí bảo trì vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng và sao gửi giấy tờ xác nhận đã đóng cho chủ đầu tư biết để làm căn cứ bàn giao căn hộ.

Thứ tư, quyền hạn sử dụng kinh phí bảo trì của chủ đầu tư trong thời gian chưa thành lập ban quản trị.

Với Nghị định 30/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư không được quyền rút tiền ra thực hiện các công việc bảo trì mà sẽ được hoàn trả lại bởi ban quản trị sau khi đã thành lập.

Cụ thể, Nghị định 30/2021/NĐ-CP quy định rõ chủ đầu tư không được yêu cầu tổ chức tín dụng trích kinh phí mà các bên đã nộp vào tài khoản đã lập để sử dụng vào bất kỳ mục đích nào khác khi chưa bàn giao cho ban quản trị nhà chung cư.

Trường hợp có hạng mục, thiết bị thuộc phần sở hữu chung đã hết thời hạn bảo hành cần bảo trì, chủ đầu tư có trách nhiệm bảo trì theo quy định và được hoàn trả lại các khoản kinh phí đã sử dụng trên cơ sở phải có văn bản báo cáo cụ thể kèm theo kế hoạch, quy trình bảo trì đã lập và hóa đơn, chứng từ chứng minh việc chi kinh phí bảo trì này.

Việc hoàn trả được thực hiện bởi tổ chức tín dụng vào thời điểm chuyển kinh phí bảo trì này sang tài khoản do ban quản trị lập căn cứ vào văn bản đề nghị và số liệu do chủ đầu tư và Ban quản trị quyết toán.

Thứ năm, thời hạn chuyển giao kinh phí bảo trì cho ban quản trị.

Về vấn đề này, theo Nghị định 30/2021/NĐ-CP, quyền chủ động yêu cầu bàn giao thuộc về ban quản trị.

Cụ thể, Nghị định 30/2021/NĐ-CP nêu rõ khi Ban quản trị có văn bản yêu cầu bàn giao kinh phí bảo trì thì chủ đầu tư và Ban quản trị nhà chung cư thống nhất lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì.

Căn cứ vào số liệu quyết toán do hai bên thống nhất, chủ đầu tư có văn bản đề nghị kèm theo biên bản quyết toán số liệu gửi tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản kinh phí bảo trì đề nghị chuyển kinh phí này sang tài khoản do ban quản trị nhà chung cư lập thông qua hình thức chuyển khoản và hoàn trả kinh phí do chủ đầu tư đã thực hiện bảo trì trước đó (nếu có).

Giai đoạn thành lập ban quản trị

Sau khi thành lập, ban quản trị sẽ đại diện cho chủ sở hữu thực hiện những công việc sau liên quan đến kinh phí bảo trì.

Thứ nhất, mở tài khoản nhận kinh phí bảo trì.

Ban quản trị nhà chung cư có trách nhiệm mở tài khoản để nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung do chủ đầu tư bàn giao theo quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành. Các chi phí phát sinh từ việc chuyển giao kinh phí bảo trì sang cho ban quản trị nhà chung cư được khấu trừ vào kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư.

Thứ hai, yêu cầu bàn giao và cùng chủ đầu tư quyết toán kinh phí bảo trì.

Sau khi được thành lập, ban quản trị nhà chung cư có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì và cùng chủ đầu tư thống nhất lập biên bản quyết toán số liệu kinh phí bảo trì.

Số liệu quyết toán và biên bản quyết toán do hai bên thống nhất là cơ sở để chủ đầu tư đề nghị tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản kinh phí bảo trì chuyển kinh phí này sang tài khoản do ban quản trị nhà chung cư lập và hoàn trả kinh phí bảo trì do chủ đầu tư đã thực hiện bảo trì trước đó (nếu có).

Nội dung quyết toán là các khoản kinh phí chủ đầu tư được phép sử dụng cho việc bảo trì nêu tại mục “quyền hạn sử dụng kinh phí bảo trì của chủ đầu tư trong thời gian chưa thành lập ban quản trị” ở trên.

Thứ ba, đề nghị thực hiện thủ tục cưỡng chế.

Trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì theo quy định pháp luật, ban quản trị có văn bản đề nghị UBND cấp tỉnh nơi có nhà chung cư yêu cầu chủ đầu tư bàn giao.

Người dân và ban quản trị nghiên cứu thêm Điều 37 Nghị định 99/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 30/2021/NĐ-CP để biết thêm trình tự, thủ tục cưỡng chế và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong quá trình cưỡng chế bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư từ chủ đầu tư.

Đọc thêm

Sir Stamford Raffles Group ra mắt dự án Marum Estate tại Campuchia Bất động sản

Sir Stamford Raffles Group ra mắt dự án Marum Estate tại Campuchia

TTTĐ - Tại cuộc họp báo mới đây tổ chức ở Phnom Penh (Campuchia), Sir Stamford Raffles Group (SSRG), tập đoàn bất động sản hàng đầu tại Singapore, đã chính thức thông báo ra mắt dự án bất động sản Marum Estate. Dự án tiên phong này mang tinh thần "Nâng tầm cuộc sống", tượng trưng cho tiềm năng phát triển kinh tế tại tỉnh Kandal, đặc biệt là sau khi Sân bay Quốc tế Techo Takmao (dự kiến) đi vào hoạt động từ năm 2025.
Quy định mới về định giá đất Thị trường

Quy định mới về định giá đất

TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP ngày 5/2/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất và Nghị định 10/2023/NĐ-CP ngày 3/4/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
Hạ tầng giao thông An Giang đồng bộ giúp phát triển đô thị Thị trường

Hạ tầng giao thông An Giang đồng bộ giúp phát triển đô thị

TTTĐ - Vừa qua, cầu Châu Đốc bắc qua sông Hậu đã được hợp long và dự kiến chính thức đi vào hoạt động cuối năm 2024. Đây là tín hiệu tốt về hạ tầng giao thông tại An Giang tạo tiền đề phát triển bất động sản nơi đây.
Hà Nội giải bài toán 1.25 triệu m2 nhà ở xã hội Quy hoạch - Xây dựng

Hà Nội giải bài toán 1.25 triệu m2 nhà ở xã hội

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh cho biết, Hà Nội xác định mục tiêu đến năm 2025 sẽ xây dựng mới 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội; đến năm 2030 sẽ xây dựng mới 5,5 triệu m2 sàn nhà ở xã hội để đáp ứng đủ nhu cầu nhà ở cho các đối tượng chính sách.
Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh Thị trường

Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 1376/CĐ-TTg ngày 17/12/2023 về việc tiếp tục thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả các giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Nền tảng kết nối trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản Thị trường

Nền tảng kết nối trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản

TTTĐ - Ngày 14/12, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm Xây dựng Chuyên ngành Thông minh Việt Nam 2023 - Smart Build Vietnam 2023. Triển lãm được tổ chức bởi Hiệp hội Xây dựng tỉnh Bình Dương, Tổng Công ty Becamex IDC và Trung tâm Thương mại Thế giới Thành phố mới Bình Dương.
Long Vân Residences giảm áp lực thanh toán cho người mua nhà Bất động sản

Long Vân Residences giảm áp lực thanh toán cho người mua nhà

TTTĐ - Trong thời điểm kinh tế, việc làm khó khăn như hiện nay, nếu không có chính sách thanh toán tốt, khoản tiền mua nhà dễ trở thành áp lực đối với nhiều người.
Nhiều dự án nhà ở xã hội được tiếp cận gói vay ưu đãi Thị trường

Nhiều dự án nhà ở xã hội được tiếp cận gói vay ưu đãi

TTTĐ - Trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện có 6 dự án đủ điều kiện vay vốn hỗ trợ đầu tư nhà ở xã hội theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng (Nghị quyết 33/NQ-CP, ngày 11/3/2023 của Chính phủ).
Gamuda Land khẳng định vị thế mới, tăng cường tại thị trường Việt Nam Thị trường

Gamuda Land khẳng định vị thế mới, tăng cường tại thị trường Việt Nam

TTTĐ - Gamuda Land lập cú “ăn 3” lịch sử tại giải thưởng bất động sản Top Property Developers Awards (TPDA) do The Edge Malaysia tổ chức, khi không chỉ được xếp hạng là Nhà phát triển Bất động sản số 1 Malaysia mà còn là nhà phát triển đầu tiên trong lịch sử TPDA giành giải Nhất ở cả hai hạng mục: Định tính và Định lượng.
Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Thị trường

Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

TTTĐ - Với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
Xem thêm