Thứ ba 19/03/2024 18:26 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn

Tránh tiền mất tật lại mang khi mua gói “sở hữu kỳ nghỉ”

Bạn đọc -
In bài viết

TTTĐ - Nhiều người dân bỏ ra hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng để mua các gói “sở hữu kỳ nghỉ” để tận hưởng cuộc sống của giới thượng lưu nhưng lại phải nếm trái đắng khi thực tế khác xa vời vợi so với những lời mời chào “trên mây”.

Sở hữu kỳ nghỉ ALMA tham gia sự kiện kích cầu du lịch 16-18/4/2021

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa đưa ra những khuyến cáo cho người tiêu dùng trước khi quyết định tham gia giao kết loại hình hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ.

Theo Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, trong những năm gần đây, thị trường xuất hiện một loại hình kinh doanh mới đó là cung cấp các gói dịch vụ nghỉ dưỡng định kỳ hàng năm tại các khu nghỉ dưỡng, chủ sở hữu kỳ nghỉ có quyền sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định và có thể chia sẻ sản phẩm hoặc trao đổi dịch vụ đó với các chủ sở hữu khác.

Người mua dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ sẽ phải trả một khoản tiền để có thể sở hữu kỳ nghỉ tại các bất động sản bất kỳ trong hệ thống của doanh nghiệp (thường là một tập đoàn chuyên kinh doanh bất động sản hay nghỉ dưỡng).

Đồng thời, người mua có quyền sử dụng bất động sản đó trong một khoảng thời gian thường là 7 ngày/năm liên tục trong nhiều năm với mức giá được quy định tại hợp đồng. Loại hình kinh doanh này là loại hình còn khá mới không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới và được gọi là “timeshares”.

Tuy nhiên, trên thực tế, sau khi loại hình kinh doanh mới này du nhập vào Việt Nam một thời gian, đã xuất hiện những vấn đề gây bức xúc khi người tiêu dùng tham gia các giao dịch liên quan đến dịch vụ sở hữu kỳ nghỉ.

Tránh tiền mất tật lại mang khi mua gói “sở hữu kỳ nghỉ”
Thị trường xuất hiện một loại hình kinh doanh mới đó là cung cấp các gói dịch vụ nghỉ dưỡng định kỳ hàng năm tại các khu nghỉ dưỡng

Theo phản ánh từ người tiêu dùng, sau khi hai bên ký kết hợp đồng nhiều năm, dù đã thanh toán nhiều đợt cho phía doanh nghiệp với trị giá lên tới hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng nhưng họ vẫn chưa được sử dụng dịch vụ kỳ nghỉ như doanh nghiệp cam kết và khi người tiêu dùng có yêu cầu chấm dứt hợp đồng, hoàn trả tiền thì bị doanh nghiệp gây nhiều khó khăn, thậm chí không được hoàn trả.

Ngoài ra, phần lớn người tiêu dùng đồng ý ký kết hợp đồng với nhân viên của doanh nghiệp ngay khi được tư vấn trực tiếp mà không có thời gian đọc kỹ hợp đồng và trong nhiều trường hợp nhân viên giới thiệu sản phẩm sai mục đích, cung cấp thông tin sai sự thật, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng... Đến khi xảy ra tranh chấp, người tiêu dùng khiếu nại tới cơ quan có thẩm quyền thì lại không có tài liệu, chứng cứ chứng minh cụ thể mà chỉ là “được nghe tư vấn từ nhân viên”.

Cùng với đó, hợp đồng doanh nghiệp sử dụng để ký kết với người tiêu dùng có nhiều nội dung, điều khoản không rõ ràng, gây bất lợi, miễn trừ trách nhiệm cho công ty mà loại bỏ quyền khiếu nại của người tiêu dùng... Thậm chí nhiều người tiêu dùng còn cho rằng hoạt động của các doanh nghiệp có dấu hiệu của hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự.

Để hạn chế tối đa những rủi ro mà người tiêu dùng có thể gặp phải khi tham gia giao kết những “hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ” như vậy, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng lưu ý người tiêu dùng cần phải nhận thức rõ “sở hữu kỳ nghỉ” không phải là bất động sản theo quy định của pháp luật hiện hành. Bên bán trong hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ chỉ là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, cụ thể là dịch vụ lưu trú.

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến cáo người tiêu dùng cần tìm hiểu kỹ, xác minh rõ các thông tin về hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Đặc biệt, người tiêu dùng cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác với các thông tin quảng cáo của doanh nghiệp về dự án, ví dụ như: cơ sở hạ tầng và dịch vụ được giới thiệu, chào bán đã hiện hữu chưa hay chỉ là “cam kết miệng” của doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, người tiêu dùng cần đọc và nghiên cứu kỹ toàn bộ nội dung của hợp đồng và các phụ lục kèm theo trước khi ký kết, so sánh các thông tin được quảng cáo, chào bán hoặc “cam kết miệng” của doanh nghiệp với các điều khoản quy định chính thức tại dự thảo hợp đồng.

Đặc biệt khi có sự không thống nhất giữa thông tin chào bán và hợp đồng hoặc có các quy định, điều khoản trong hợp đồng chưa rõ ràng thì người tiêu dùng cần đề nghị doanh nghiệp giải thích, làm rõ và sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của khách hàng, của doanh nghiệp, các điều khoản về giá trị hợp đồng và các loại chi phí...

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, hầu hết các hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ hiện nay đều là hợp đồng có thời hạn dài và khách hàng phải thanh toán một số tiền lớn ngay từ đầu, bên cạnh khoản phí cố định sẽ còn kèm theo rất nhiều các khoản phí khác phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng trong tương lai (phí quản lý, phí vận hành, phí duy tu bảo dưỡng...). Các khoản chi phí này có thể chỉ được quy định trong hợp đồng chứ không có trong thông tin quảng cáo, chào bán.

Vì vậy, người tiêu dùng cần cân nhắc thật kỹ, đặc biệt cần tỉnh táo trước các chiến lược khai thác khuynh hướng tâm lý người tiêu dùng của doanh nghiệp trước khi quyết định đặt cọc bất kỳ khoản tiền nào hoặc đặt bút ký vào bất kỳ tài liệu nào với doanh nghiệp.

Văn Huy
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

Đồng Nai: Một xã để xảy ra hàng trăm công trình vi phạm

TTTĐ - Qua kiểm tra 27 thửa đất theo đơn phản ánh của công dân, Đoàn thanh tra huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) phát hiện xã Thiện Tân chỉ có 3 trường hợp sử dụng đất đúng mục đích, còn lại 24 thửa đất sử dụng sai mục đích; qua kiểm tra chuyên đề phát hiện 36/36 thửa đất sử dụng không đúng mục đích sử dụng đất.
Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

Người dân "ngã ngửa" nhận thông báo thu hồi đất

TTTĐ - Hàng chục người dân phường Bách Quang (thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bất ngờ khi nhận được thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án Khu dân cư Bách Quang. Họ cho rằng, quá trình lập dự án không được biết thông tin, không được tham gia ý kiến - dù là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp.
Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

Kon Tum: Cận cảnh những cánh rừng tự nhiên bị đốt cháy, cạo trọc

TTTĐ - Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ngọc Hồi (Công ty lâm nghiệp Ngọc Hồi) được Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum giao quản lý, bảo vệ hơn 23.000ha rừng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số cánh rừng tự nhiên đã bị người dân chặt phá, đốt cháy để xâm lấn canh tác nhưng không bị phát hiện, ngăn chặn.
Tin khác
[Xem thêm]
Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

Thêm cháu ở nước ngoài tham gia kiện tranh chấp đất mộ

TTTĐ - Các vụ kiện của ông Phạm Thế Hiển lắng xuống, gia tộc được yên ổn mấy năm để đoàn kết tôn tạo mộ phần, làm đường và dựng nhà tạm trên phần đất còn trống, góp phần làm đẹp quê hương. Tuy nhiên, bình yên chưa được bao lâu thì lại xảy ra vụ kiện tranh chấp đất khi có thêm người cháu sinh sống ở Mỹ đứng đơn.
Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

Gia tộc ở Cà Mau lục đục vì tranh chấp đất khu mộ

TTTĐ - Khu mộ khá rộng, được tạo lập từ đầu thế kỷ XX giữa vùng đất hoang sơ, nay thuộc Phường 9, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau đã sầm uất dân cư. Ban đầu, khu đất chỉ có hai vợ chồng sinh sống từ cuối thế kỷ XIX, có 11 người con. Sau này, gia đình đông cháu chắt, sinh sống ở nhiều địa phương trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hơn chục năm nay, nhiều cháu trong dòng họ đã quay về kiện cáo tranh chấp khu đất mộ...
Kon Tum: “Phát lộ” thêm quyết định cấp đất của Công ty 732

Kon Tum: “Phát lộ” thêm quyết định cấp đất của Công ty 732

TTTĐ - Sau loạt bài điều tra của báo Tuổi trẻ Thủ đô liên quan đến Công ty 732 thuộc Binh đoàn 15 (Bộ Quốc phòng) cấp đất trái thẩm quyền, UBND tỉnh Kon Tum đã giao thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác minh. Đến nay, việc thanh tra đã hoàn thành và đang chờ ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh.
Cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân ở chung cư Vinaconex

Cần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân ở chung cư Vinaconex

TTTĐ - Đại diện Ban Quản trị (BQT) tòa B Golden Heart, chung cư Vinaconex phường Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, BQT toà B đã có tờ trình và các văn bản liên quan đến UBND quận Hoàng Mai, UBND phường Đại Kim đề nghị công nhận BQT khóa 2 nhiệm kỳ 2024-2027 do cư dân Tòa B đã bầu tại hội nghị nhà chung cư theo đúng quy định.