Tag

Triển khai phòng chống dịch và đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa hè

Chung tay vì an toàn thực phẩm 25/06/2020 13:07
aa
TTTĐ - Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị trong ngành chủ động triển khai công tác phòng chống và đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa hè.
Triển khai phòng chống dịch và đảm bảo an toàn thực phẩm trong mùa hè

Bài liên quan

Bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong phòng, chống dịch Covid-19

Đảm bảo an toàn thực phẩm trong phòng chống dịch Covid-19 tại bếp ăn cơ sở giáo dục

Tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Hà Nội dẫn đầu cả nước về quản lý tốt an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

Thời tiết đã chuyển sang mùa hè là điều kiện thuận lợi cho các dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm não Nhật Bản… phát triển; Bên cạnh đó là nguy cơ về mất vệ sinh an toàn thực phẩm và gia tăng các bệnh truyền nhiễm qua thực phẩm trên địa bàn.

Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp tục giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài và khách nội địa đến Hà Nội, tăng cường kiểm tra thân nhiệt của hành khách bằng máy đo thân nhiệt, đặc biệt là hành khách đến từ các quốc gia, vùng đang có dịch bệnh nguy hiểm; áp dụng biện pháp cách ly, chuyển tuyến theo quy định, đồng thời phối hợp với TTYT quận, huyện, thị xã để chức giám sát dịch tại cộng đồng;

Các đơn vị tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh tại những bệnh viện Trung ương và thành phố, tiến hành điều tra dịch tễ, khoanh vùng và xử lý triệt để ổ dịch tại cộng đồng; Tập huấn, cập nhật kiến thức về các biện pháp giám sát, xử lý các bệnh dịch cho đội ngũ cán bộ y tế trong hệ thống tham gia công tác phòng chống dịch; Tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như tiêm chủng đầy đủ để phòng bệnh, vệ sinh môi trường, thu gom phế thải, phế liệu, diệt bọ gậy phòng chống sốt xuất huyết; Vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ chơi phòng chống bệnh tay chân miệng; Khuyến cáo về phòng chống dịch tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tả và các dịch bệnh khác, thực hiện ăn chín uống sôi… để người dân biết cách bảo vệ sức khỏe, tích cực tham gia các hoạt động phòng chống dịch và an toàn thực phẩm.

Với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội, Sở Y tế yêu cầu hướng dẫn TTYT các quận, huyện, thị xã tăng cường giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là những thực phẩm có nguy cơ cao như thực phẩm ăn ngay, thức ăn chế biến sẵn, cơ sở sản xuất kinh doanh nước uống, nước đá, cơ sở thức ăn đường phố, các bếp ăn tập thể…; Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, đặc biệt là trong tháng Hành động an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2020.

TTYT các quận, huyện, thị xã cần tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh tại cộng đồng và cơ sở y tế để phát hiện sớm ca bệnh dịch; Tổ chức khoanh vùng, xử lý ổ dịch triệt để không để dịch lan rộng; Đồng thời, phối hợp với Phòng Y tế tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quận, huyện, thị xã tăng cường tổ chức các chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh; Tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; Tổ chức tập huấn các nội dung về giám sát, xử lý dịch; Nâng cao năng lực cho các thành viên của đội đáp ứng nhanh phòng chống dịch; Chẩn đoán, điều trị các bệnh dịch cho đội ngũ cán bộ y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế; Tích cực tuyên truyền về phòng chống dịch và an toàn thực phẩm.

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức tốt việc phân tuyến, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở y tế, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do dịch bệnh; Thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất thải của người bệnh, không để mầm bệnh phát tán gây dịch trong bệnh viện hoặc lan ra cộng đồng; Đồng thời, phối hợp với các đơn vị y tế dự phòng trao đổi thông tin về các trường hợp mắc dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm để chủ động giám sát, xử lý tại cộng đồng.

Đọc thêm

Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà hơn 200 trăm người nhập viện Instant Article (Facebook)

Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc cơm gà hơn 200 trăm người nhập viện

TTTĐ - Liên quan đến vụ nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm gà tại quán Trâm Anh (đường Bà Triệu, Nha Trang) khiến 222 người phải nhập viện, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Khánh Hòa chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn tích cực điều trị cho bệnh nhân.
Ngộ độc "kẹo yêu" tăng khoái cảm chứa chất cấm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngộ độc "kẹo yêu" tăng khoái cảm chứa chất cấm

TTTĐ - Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân B.X.T (51 tuổi, ở Hà Nội) bị đau nhức cơ vùng đùi, ngộ độc sau khi ăn một loại kẹo có tên "Kẹo sâm Hamer Ginseng & Coffee" để tăng khoái cảm.
"Tuýt còi" nhiều thực phẩm chức năng giảm béo chứa chất cấm Chung tay vì an toàn thực phẩm

"Tuýt còi" nhiều thực phẩm chức năng giảm béo chứa chất cấm

TTTĐ - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã công bố, hàng loạt sản phẩm bổ thận, tăng cường sinh lý, giảm béo có chứa chất cấm.
Bài 4: Đừng để "ôm họa" mới ân hận Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bài 4: Đừng để "ôm họa" mới ân hận

TTTĐ - Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra khi người tiêu dùng ăn phải thực phẩm có chứa độc tố, hóa chất hoặc tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… Mặc dù các biến chứng do ngộ độc thực phẩm rất hiếm gặp nhưng trong một số trường hợp có thể gây tử vong. Đáng lo ngại, không ít bà nội trợ vẫn còn tâm lý thờ ơ, xem nhẹ tính mạng của chính bản thân và gia đình.
Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"? Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bài 3: Vì sao khó ngăn chặn thực phẩm "bẩn"?

TTTĐ - Câu chuyện về thực phẩm bẩn được âm thầm đưa vào thị trường tiêu thụ vẫn gây nhức nhối nhiều năm qua. Đáng buồn hơn, không ít người vẫn vì "ham rẻ" sẵn sàng tiêu thụ không màng đến nguồn gốc không rõ ràng của các loại thực phẩm được dùng để chế biến.
Bài 2: Đồ ăn online "khuất mắt trông coi" Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bài 2: Đồ ăn online "khuất mắt trông coi"

TTTĐ - Hiện nay, nhiều người tiêu dùng có thói quen tìm mua các mặt hàng như rau, củ, quả tươi, đồ khô, thịt, thủy hải sản… trên hệ thống online. Thực tế, đi kèm với tiện ích, “chợ online” ẩn chứa không ít rủi ro bởi nguy cơ mất an toàn thực phẩm, đáng lo ngại việc quản lý chất lượng thực phẩm trên chợ “ảo” cũng rất khó khăn.
Hà Nội đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hà Nội đẩy mạnh công tác bảo đảm an toàn thực phẩm

TTTĐ - Trong năm 2024, Hà Nội yêu cầu các đơn vị chủ động phối hợp với các Sở, ban, ngành, chính quyền địa phương tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền bảo đảm an toàn thực phẩm.
Kỳ 3: Chế tài đã có, việc xử lý vẫn gặp "khó" MultiMedia

Kỳ 3: Chế tài đã có, việc xử lý vẫn gặp "khó"

TTTĐ - Về chế tài xử lý, mức xử phạt vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hiện nay đã có tính răn đe. Với những cơ sở nhỏ có khi bị phạt đến mấy chục triệu. Những doanh nghiệp lớn sản xuất số lượng nhiều, khi vi phạm có thể bị phạt đến hàng tỷ đồng. Mặc dù cơ quan chức năng đã tích cực ra quân thanh, kiểm tra nhưng tình hình mất an toàn vệ sinh thực phẩm mùa lễ hội vẫn tồn tại.
Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền an toàn thực phẩm

TTTĐ - Nhằm nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, chủ động trong việc bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng, UBND thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch tuyên truyền công tác An toàn thực phẩm thành phố Hà Nội năm 2024.
Chế độ ăn uống sai của bệnh nhân tiểu đường dễ gây biến chứng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Chế độ ăn uống sai của bệnh nhân tiểu đường dễ gây biến chứng

TTTĐ - Thời điểm sau Tết, khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân đái tháo đường. Số ca nhập viện cấp cứu do biến chứng nặng tăng lên so với cùng kỳ các năm trước.
Xem thêm