Tag

Triển lãm tranh “Truyền thống hiếu học”: Một thời gian khó và hào hùng

Văn hóa 02/09/2022 18:00
aa
TTTĐ - Nhân dịp Quốc khánh 2/9 và khai giảng năm học mới, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển lãm 50 tác phẩm tranh, tượng của 44 tác giả, chủ yếu sáng tác trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nhiều họa sỹ và người thân đến dự sau bao năm mới được “gặp lại” đứa con tinh thần của mình đã không nén nổi xúc động và bùi ngùi…
Triển lãm nghệ thuật với công nghệ tương tác thực tế ảo kêu gọi bảo vệ các loài hoang dã

Những cuộc gặp gỡ trước giờ khai mạc

Sáng 31/8, trước giờ khai mạc đã có hàng trăm người đến xem tranh. Không khí thật xúc động khi có nhiều người thấy tranh đã không kìm được những giọt nước mắt.

 Bà Vũ Thị Cân bồi hồi xúc động bên bức tranh “Công nhân học vẽ” của chồng, họa sỹ Hoàng Công Luận (1930 - 2021)
Bà Vũ Thị Cân bồi hồi xúc động bên bức tranh “Công nhân học vẽ” của chồng, họa sỹ Hoàng Công Luận (1930 - 2021)

Bà Vũ Thị Cân, 80 tuổi cùng con dâu lặng lẽ đứng hồi lâu ngắm bức Công nhân học vẽ của họa sỹ Hoàng Công Luận (1930 - 2021), sơn dầu khổ 60x80cm, chồng bà vẽ năm 1972. Bà Cân kể giọng vẫn run run vì xúc động vì đây là lần đầu nhìn thấy bức tranh này. Bà nói chồng bà vẽ bức này khi ông đi thực tế ở Quảng Ninh và chỉ được nghe chồng kể lại, nhưng khi đó đang chiến tranh, rồi Bảo tàng Mỹ thuật mua từ hồi ấy, ông bà lại không có máy ảnh nên chỉ biết vậy chứ không có gì lưu lại. Hôm nay tranh được bày thì ông đã đi xa.

Tác phẩm “Chữ A đầu tiên” của Vương Học Báo.
Tác phẩm “Chữ A đầu tiên” của Vương Học Báo

Tại đây, chúng tôi gặp nhà điêu khắc Vương Học Báo với bức tượng Chữ A đầu tiên (thạch cao, 40cm) của ông. Nhà điêu khắc tâm sự, ông gặp và ấn tượng sâu sắc hình ảnh người mẹ ở nông thôn dạy con đọc chữ A, B, C trong một lần đi thực tế năm 1971 nhưng phải mấy năm sau mới hoàn thành được tác phẩm này. Sau đó tại triển lãm mỹ thuật toàn quốc, tác phẩm được Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam mua. Giờ đây, sau hơn 40 năm ông mới lại được thấy đứa con tinh thần của mình nên không khỏi xúc động, bùi ngùi.

Nhà điêu khắc Vương Học Báo (áo xanh, phải ảnh) lặng ngắm tác phẩm “Chữ A đầu tiên” sau hơn 40 năm được bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ.
Nhà điêu khắc Vương Học Báo (áo xanh) lặng ngắm tác phẩm “Chữ A đầu tiên” sau hơn 40 năm được bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lưu giữ

Những bức tranh ra đời trong khói lửa

Các bức tượng, tranh bày trong triển lãm được thể hiện bằng nhiều chất liệu nhưng hầu hết đều có kích thước, khổ nhỏ, nhiều bức chỉ như trang vở và là những ký họa chì, ký họa màu nước, lụa, tranh khắc gỗ. Màu dầu, toan vẽ khi ấy ngay cả với các họa sỹ hàng đầu cả nước cũng khan hiếm như hàng xa xỉ.

Lớp học bình dân, tranh khắc gỗ của Nguyễn Thế Vinh (1926 – 2022), sáng tác 1961, kích thước 22x32,5cm.
Lớp học bình dân, tranh khắc gỗ của Nguyễn Thế Vinh (1926 – 2022), sáng tác 1961, kích thước 22x32,5cm.

Điều này cũng không lạ vì đó là những năm chiến tranh vô cùng ác liệt. Các họa sỹ theo lời kêu gọi của Bác, thực sự là những chiến sỹ trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Họ yêu nghề, say nghề, khắc phục mọi khó khăn để có những tác phẩm phản ánh thực tế, đó là phong trào xóa nạn mù chữ, phong trào bình dân học vụ... sau này là phong trào luyện tay nghề thi thợ giỏi … phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng: Lớp trung học đầu tiên của Diệp Minh Châu (1919 – 2002), chất liệu chì than trên giấy, sáng tác 1948, khổ 21,5x32,5cm; Bủ Đường biết đọc của Tô Ngọc Vân (1906 – 1954), màu nước, 1954, khổ 49,2x35cm; Trong công viên Thống Nhất của Nguyễn Phan Chánh (1892 – 1984), lụa, 1964, khổ 50,3x72,5cm; Lớp học bình dân của Trần Văn Cẩn (1910 – 1994), màu nước, sáng tác 1950, khổ 16x23cm; Lớp học trưa của Dương Tuấn (1935 – 1990), khắc gỗ, 1961, khổ 23x31cm; Đồng bào Thanh Y đi học của Hồ Khải Dìn , sáng tác 1965, bột màu, 33,5x24cm; Chăm học chăm làm của Phạm Văn Đôn (1918 – 2000), khắc gỗ, khổ 25,5x40cm…

Dân quân gái Ngư Thủy, tranh sơn mài của Hoàng Trầm, sáng tác 1974, kích thước  98x120cm.
Dân quân gái Ngư Thủy, tranh sơn mài của Hoàng Trầm, sáng tác 1974, kích thước 98x120cm.

Tuy nhiên không phải vì những bức tranh khổ nhỏ, chất liệu rẻ tiền mà phòng tranh ít giá trị. Trái lại, đó là những tư liệu vô cùng quí giá, giúp các thế hệ sau này hiểu thêm về cuộc chiến đấu gian khổ mà hào hùng của các thế hệ ông cha để có được ngày hôm nay.

Đi học bình dân, tượng thạch cao của Lê Công Thành (1932 – 2019), cao 93cm.
Đi học bình dân, tượng thạch cao của Lê Công Thành (1932 – 2019), cao 93cm.

Kiều Huy Dương, học viên cao học Khoa Quan hệ công chúng (Học viện Báo chí và Tuyên truyền), một trong những người tới phòng tranh sớm, nói: Triển lãm diễn ra trước thềm năm học mới nên càng ý nghĩa. Năm 1945, nước ta dưới thời Pháp thuộc chết đói tới hai triệu người, trên 90% dân mù chữ. Ngay khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã phát động chiến dịch diệt giặc đói, giặc dốt. Với nhiệm vụ diệt giặc dốt là phát động phong trào xóa nạn mù chữ, bình dân học vụ. Ngay trong những năm Mỹ ném bom Miền Bắc ác liệt nhất, học sinh vẫn đội mũ rơm đến trường, đến nay toàn dân đã được phổ cập giáo dục. Kết quả đó cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng và Bác Hồ được thể hiện qua phòng tranh ý nghĩa này. Nếu các trường học ở Hà Nội và các tỉnh lân cận có kế hoạch tổ chức cho các em đến xem triển lãm hoặc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đưa tranh về các địa phương bày để các em hiểu được thế hệ trước đã học tập trong các hoàn cảnh như thế nào, qua đó liên hệ với trách nhiệm của các em hiện nay, phòng tranh sẽ càng có hiệu quả truyền thông cao.

Triển lãm khai mạc sáng 31/8, dự kiến hết ngày 11/9 là đóng cửa.

Đọc thêm

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h ngày 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) sẽ diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con Văn hóa

Cầu nối đưa các trang viết, câu chuyện đầy tính nhân văn, cao đẹp về tình cha và con

TTTĐ - Sáng ngày 27/3 tại Hà Nội, Tạp chí Gia đình Việt Nam tổ chức chương trình phát động Cuộc thi viết "Cha và con gái" lần thứ 2 năm 2024.
Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội Điện ảnh - Âm nhạc

Đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc Sergei Rachmaninoff tại Hà Nội

TTTĐ - Vào 20h00 tối 30/3, tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội) diễn ra đêm nhạc đặc biệt tôn vinh nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff với sự góp mặt của Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) và nghệ sĩ piano Nguyễn Việt Trung. Tâm điểm được công chúng yêu nhạc cổ điển mong đợi nhất chính là lần đầu tiên, bản giao hưởng “Symphony no. 1 in D minor” của nhà soạn nhạc vĩ đại sẽ được công diễn tại Việt Nam.
39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi” Văn hóa

39 mùa xuân chinh phục những “đỉnh núi”

TTTĐ - 39 năm kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào mùa xuân năm 1985, mỗi năm là một hành trình chinh phục từng khó khăn, thử thách của tập thể báo Tuổi trẻ Thủ đô. Đặt ra mục tiêu ngày càng cao hơn, dẫu phải vượt qua nhiều gian nan, vất vả nhưng mỗi khi chinh phục được những “đỉnh núi” cao, toàn thể cán bộ, phóng viên báo tràn ngập niềm hạnh phúc. Đó là kết quả của việc vượt lên chính mình và lan tỏa được sức trẻ tới khắp mọi miền Tổ quốc.
"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh Văn học

"Nỗi tiếc" mùa xuân của Đỗ Hoàng Anh

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Nỗi tiếc" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê Văn học

Tưởng tượng - thơ của Bùi Thị Thu Lê

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Tưởng tượng" của tác giả Bùi Thị Thu Lê.
Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai" Văn học

Tác giả Đỗ Hoàng Anh trải lòng "Một vòng trần ai"

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Một vòng trần ai" của tác giả Đỗ Hoàng Anh.
Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội Văn hóa

Phát huy nguồn lực văn hóa từ lễ hội

TTTĐ - Bằng cách ứng dụng công nghệ, những lễ hội trên địa bàn Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của công chúng Thủ đô và nhiều du khách. Đây được cho là dấu hiệu khởi sắc trong tiến trình các quận, huyện của thành phố Hà Nội triển khai Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045”.
Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài Văn hóa

Phong cách năng động, trẻ trung của Hoa hậu Thu Hoài

TTTĐ - Dù công việc khá bận rộn, song doanh nhân kiêm hoa hậu Thu Hoài vẫn duy trì tập luyện các bộ môn thể thao cô yêu thích như: Gym, Yoga, Pilates… Gần đây, bà mẹ 3 con còn gây chú ý khi chơi lại bộ môn golf.
Lương Kỳ Duyên, Hương Ly chấm Siêu mẫu nhí toàn năng Thời trang - Làm đẹp

Lương Kỳ Duyên, Hương Ly chấm Siêu mẫu nhí toàn năng

TTTĐ - Vừa qua, tại trường tiểu học Lê Quý Đôn (Hà Nội), vòng thi bán kết Siêu mẫu nhí toàn năng khu vực miền Bắc đã diễn ra trong không khí vô cùng náo nhiệt với hơn 400 thí sinh ở khắp các tỉnh thành về tham gia.
Xem thêm