Tag

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú - Sống chui lủi tha hương trong tủi nhục thì sao bằng đất mẹ

Phóng sự 06/08/2017 11:58
aa
Sau gần một năm sống tha hương chui lủi trong “bóng tối”, tủi cực cô đơn, bị truy nã quốc tế, cuối cùng Trịnh Xuân Thanh cũng bước ra “ánh sáng” trở về với đất mẹ bằng một màn đầu thú đầy bí ẩn và kịch tính. Vậy là, rất nhiều người mừng nhưng cũng không ít kẻ lo lắng toát mồ hôi.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú - Sống chui lủi tha hương trong tủi nhục thì sao bằng đất mẹ

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú - Sống chui lủi tha hương trong tủi nhục thì sao bằng đất mẹ
Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú - Sống chui lủi tha hương trong tủi nhục thì sao bằng đất mẹ.


Theo Bộ Công an, sau gần một năm bị truy nã quốc tế vì tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, làm thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, ngày 31/7, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an để... đầu thú. Hóa ra, “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa mà khó lọt”, hay trái đất cũng chỉ bé bằng quả bưởi, hay vì lý do nào nữa mà ông cựu phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang – trước đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam phải tự thân đến cơ quan điều tra... tự thú? Theo điều 278, Bộ luật hình sự của Việt Nam người nào phạm một trong các tội “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên”, “ Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác” đều bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Trong khi đó, Trịnh Xuân Thanh “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, làm thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng” thì đến hai lần tội chết. Biết chết mà vẫn về đầu thú là cớ làm sao?

Cắt nghĩa chuyện này có thể viện dẫn ra nhiều nguyên nhân. Trước hết, cuộc sống chui lủi trong bóng tối cũng chẳng sung sướng gì, ê chề nhục nhã, cô đơn, tủi cực lắm. Cái giấy truy nã tôi phạm quốc tế mỏng manh mà bền chắc hơn lưới trời, nhẹ hều mà nặng hơn núi đá. Nó như lá bùa đặt lên đầu che hết ánh sáng, tước đoạt hết tự do. Con người sinh ra phải được sống tự do dưới mặt trời, phạm tội rồi chạy trốn thì sẽ bị truy nã. Truy nã thì bị bủa vây. Đi không dám đi, cứ ru rú trong nhà, muốn ra khỏi cái “hầm trú ẩn” đó thì phải cải trang, đóng giả thành con người khác, giống y như nhân vật bị theo dõi trong phim hình sự. Ăn không dám ăn, cứ loanh quanh vài món tự nấu hoặc người thân tín mua cho; uống không dám uống chắc chỉ dám dùng nước tại chỗ, vì sợ đánh thuốc mê, bắt giữ. Chơi không dám chơi, cứ quanh quẩn ở xó không gian tù túng chật hẹp, vì sợ người khác nhận diện. Giấy truy nã bao giờ cũng in kèm ảnh. Cái mặt phèn phẹt chình ình ra đó, ai cũng có thể nhận diện. Khổ lắm đấy! Cứ tưởng ôm một đống tiền tham ô tham nhũng “đi chữa bệnh”, rồi rông tuốt ra nước ngoài trốn tránh song sắt nhà tù là đến một thế giới mới, sống cùng thiên đường mới, thụ hưởng một đời tự do, nhưng sự thật lại không như tưởng tượng. Nội cái chuyện hàng ngày ăn thuần Việt, hương vị Việt phải xài đồ Tây khác khẩu vị cũng là “cực hình”.

Con người sinh ra phải có tổ quốc, dân tộc, quê hương. “Ơi quê ta bánh đa bánh đúc... Kìa dáng ai như dáng chị, dáng mẹ tôi... Nơi bền lâu là nơi lắng sâu. Thiếu quê hương ta về ta về đâu?”. Tôi vốn không tin Trịnh Xuân Thanh “đi chữa bệnh” ở châu Âu và sống cuộc đời phong lưu vương giả như mạng xã hội đã đưa tin. Nếu sống tự do, giàu sang, sung sướng như ông hoàng thế thì dại gì mà về nước đầu thú! Chỉ nói chuyện tình cảm bị cắt rời, thiếu thốn đã là một nỗi khổ ải. Là đối tượng truy nã, không thể tự do ngang nhiên sử dụng các thiết bị thông tin để giao tiếp với bạn bè, gia đình, vợ con. Thèm một tiếng nói của người cha già, thèm nhìn giọt nước mắt rơi của người vợ khốn khổ. Bị truy nã, sống không tổ quốc, quê hương coi như mất gốc rễ, lại không vợ con cha mẹ ở bên cạnh, cô độc khi chiều tà, lúc nửa đêm, cố hương xa vời, tiền của một đống mà như thế thì cũng coi như chết rồi. Sung sướng cái nỗi gì! Tôi cứ tưởng tượng đến Trịnh Xuân Thanh sống trong một cái “hầm trú ẩn” nào đó ở Đức, một mình đơn độc vọng về cố hương, nhớ vợ con, thương cha mẹ già, nuốt nước bọt thèm bữa cơm cá bống kho canh cua, cà pháo, nhớ những sợi khói mảnh vấn vương trên mái tranh nghèo thuở thiếu thời thì ruột gan cũng héo hắt.

Trái đất này nhỏ bé và chật hẹp lắm. Người Việt có mấy triệu tha hương vì nhiều lý do khác nhau, đi đâu mà chẳng chạm mặt. Vả lại, ngày trước chiến tranh Việt Nam và chúng ta thắng cuộc một phần cũng do những chiến sĩ an ninh nội tuyến, ngoại tuyến thầm lặng đóng góp công sức, trí tuệ. Chạy đâu cho thoát? Áp lực tinh thần lúc nào cũng mang cảm giác có người theo dõi từng bước đi, từng lời nói, từng lời nói mơ trong giấc ngủ..., căng thẳng lắm. Thà ngồi tù, hay chịu án tử hình còn hơn sống những ngày tha hương chui lủi, hoang mang, phấp phỏng hãi hùng, ê chề, tủi nhục. Bị áp lực phải đầu thú, bắt buộc hay tự đầu thú cũng đều bắt đầu từ sống không yên ổn, hãi hùng, lo sợ.

Đằng sau câu chuyện Trịnh Xuân Thanh đầu thú là những bàn luận, bàn tán tưởng chừng như không bao giờ dứt. Ông Thanh năm nay đã 51 tuổi, chả lẽ cứ sống nốt phần đời còn lại với tờ giấy truy nã đặc biệt tội phạm quốc tế?! Năm ngoái chưa rung chà, cá đã nhảy, việc Trịnh Xuân Thanh biến mất khỏi biên giới Việt Nam, đi ra nước ngoài thật không hề dễ dàng, nên việc truy nã tóm ông ấy về chịu án pháp luật lại càng khó hơn, thậm chí là không tưởng. Vậy mà, đùng một cái, Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú. Có những điều bí ẩn, thần kỳ nào trong câu chuyện này không? Chưa biết! Chỉ biết rằng mừng cho ông Thanh bởi ông biết hối cải và hình phạt có thể giảm nhẹ phần nào. Mừng cho cả gia đình ông thoát khỏi tâm trạng nặng nề, không yên ổn vì bố mẹ có một người con trai, vợ có một người chồng, con trai con gái có một người cha đang bị phát lệnh đặc biệt... truy nã quốc tế. Mừng không chỉ kẻ tham ô tham nhũng phải chịu hình phạt pháp luật, và người phạm tội ăn năn hối cải, mà còn mừng vì công cuộc chống tham nhũng, tội phạm của nhà nước ra có kết quả tốt, chứ không phải tình trạng hô hào chung chung, hay đánh trống bỏ rùi. Rõ ràng là quyết tâm chống bọn tham nhũng là có thật và đã có kết quả cũng thật. Nhân dân có niềm tin với công cuộc phòng chống tham nhũng hơn. Công cuộc đả hổ diệt ruồi không nửa vời, dù là hổ báo hay rắn rết, chuột bọ mà đục khoét tài sản quốc gia, sống trên mồ hôi nước mắt của người lao động thì cũng bắt nhốt hết vào cũi để xét xử.

Niềm tin và hy vọng về một công cuộc chống tham nhũng càng rộng lớn, triệt để khi Trịnh Xuân Thanh đã đầu thú, thì những kẻ giấu mặt trong đường giây này sẽ lần lược được bóc gỡ và đưa ra ánh sáng. Vậy là, rừng lại động và lưới đã bủa vây. Mấy ngày nay, khối kẻ nguyền rủa Trịnh Xuân Thanh, cầu nguyện cho ông ấy biến xuống địa ngục cho khuất mắt, thậm chí những kẻ gian hùng độc ác còn ân hận vì đã không ra lệnh “giết người diệt khẩu”, trừ khử ổng như giết những con rệp. Tất nhiên, họ cũng sẽ ăn không ngon, ngủ không yên. Ngày thất thần ngẩn ngơ, đêm trằn trọc ủ mưu tính kế. Vợ con cũng bất an, lo lắng. Tiền bạc làm cho người ta thụ hưởng, sung sướng, nhưng cũng có thể làm khốn đốn bất cứ lúc nào. Đầu óc căng thẳng và áp lực chiếc còng số tám đang treo lơ lửng ở trần nhà. Rất có thể họ lại tính đến ba mươi sáu chước, chước chuồn là hơn. Coi chừng, sẽ lại có những kẻ đi nước ngoài “chữa bệnh” và mất hút nữa.

Tuy nhiên, mừng thì mừng thật, nhưng chúng ta cũng nên nghĩ đến một cuộc chiến chống tham nhũng ở tầm cao mới gian nan, phức tạp và quyết liệt hơn. Kẻ tham nhũng bao giờ cũng mưu đồ sảo quyệt và ngoan cố. Chó cùng cắn rậu. Con thú bị thương và có nguy cơ sập bẫy thì không từ một hành động nào. Không còn đường lùi nữa, đằng nào cũng chịu vòng lao lý, đằng nào cũng bị bóc trần bộ mặt gian dối, đằng nào cũng bị án chung thân hay án tử, thì họ sẽ chống lại quyết liệt. Cuộc chống tham nhũng sẽ đi vào đỉnh điểm nóng bỏng một mất một còn. Nhưng, chúng ta vẫn cứ hy vọng và có niềm tin của lẽ phải, của nhân tâm cả nước đồng lòng dọn sạch sẽ đám sâu bọ nhân danh công bộc của dân mà đang đục khoét tiền của dân.

Nhà văn Sương Nguyệt Minh



Tin liên quan

Đọc thêm

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu" Phóng sự

Thâm nhập những cánh rừng vùng biên đang ngày đêm "rỉ máu"

TTTĐ - Quá trình thâm nhập, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tận mắt chứng kiến những cánh rừng vùng biên giới tại hai xã Ia Púch và Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai, đang ngày đêm "rỉ máu"
Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng Phóng sự

Bài cuối: Niềm vui trên khu tái định cư do doanh nghiệp xây dựng

TTTĐ - Bên cạnh những khu tái định cư còn nhiều bất cập, thì Khu tái định cư Thủy điện Đăk Mi 1, do Công ty Cổ phần Quang Đức Kon Tum làm chủ đầu tư đang đem lại niềm vui, cuộc sống ấm no cho 37 hộ dân thôn Kon Năng, xã Đăk Choong, huyện Đăk Glei (Kon Tum).
Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên Phóng sự

Về với Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên

TTTĐ - Chiều 9/12, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, đoàn công tác của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã tới dự lễ cầu siêu, dâng hương tri ân những anh hùng hi sinh trên các mặt trận của tỉnh Hà Giang.
Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư? Phóng sự

Bài 3: Người dân được hỗ trợ tiền, xã “giữ” làm tái định cư?

TTTĐ - Loạt bài phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô cho thấy nhiều bất cập tại các khu tái định cư thuộc dự án bố trí sắp xếp dân cư vùng thiên tai và vùng đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) đang cần được tháo gỡ.
Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong Phóng sự

Bài 2: Đi không được, ở cũng không xong

TTTĐ - Khi người dân chuyển về khu tái định cư đã phát hiện nhiều bất cập khiến các hộ dân “đi không được, ở cũng không xong”. Thậm chí, có hộ dân phải “bỏ của chạy lấy người”...
Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư Phóng sự

Bài 1: Người dân chưa thể "an cư" tại khu tái định cư

TTTĐ – Câu chuyện đầu tư khu tái định cư cho người dân vùng thiên tai, khó khăn tại huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) không được tính toán thấu đáo, dẫn đến dự án rơi vào cảnh hoang phế, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng Phóng sự

Bài 5: Để “thuốc” phát huy tác dụng

TTTĐ - Liên quan đến việc triển khai Chỉ thị 24/CT-TU của Thành uỷ Hà Nội, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã có cuộc trao đổi...
Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu Phóng sự

Bài 4: “Khâu khó, việc mới” - khẳng định “chất” người đứng đầu

TTTĐ - Chỉ thị 24 được Ban Thường vụ, Thường trực Quận ủy xác định là “luồng gió” mới trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương thực thi công vụ.
Bài 3: Thủ đô tiên phong Phóng sự

Bài 3: Thủ đô tiên phong

TTTĐ - Chỉ thị số 24-CT/TU về “Tăng cường kỷ cương, kỷ luật và trách nhiệm giải quyết công việc trong hệ thống chính trị thành phố Hà Nội” được cho là "liều thuốc" hữu hiệu.
Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính” Phóng sự

Bài 2: Nỗi đau từ “khối u ác tính”

TTTĐ - Chỉ thị 24 - cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám nhận việc khó - là cách chữa trị đầu tiên tung ra giữa lúc cả xã hội đang cần một biện pháp hữu hiệu để điều trị căn bệnh trầm kha.
Xem thêm