
Trò chuyện với nhà giáo, nữ Anh hùng Lao động đầu tiên của Thủ Đô
TTTĐ - Năm 1985, trong đợt xét tặng đầu tiên của thành phố Hà Nội, nhà giáo Phí Vân Khanh được phong danh hiệu Anh hùng Lao động. Đó là sự tưởng thưởng xứng đáng cho những đóng góp miệt mài, sáng tạo và hiệu quả của bà cho ngành Giáo dục Thủ đô suốt mấy chục năm không ngừng nghỉ.
Huyện Thường Tín tự hào truyền thống anh hùng, vững bước tiến lên quận nội thành Chiến sĩ CSGT Hà Nội tìm người thân cho Mẹ Việt Nam anh hùng bị lạc |
Vị nữ anh hùng nhỏ bé
Trong ấn tượng của tôi, tất cả những gì liên quan đến nhà giáo Phí Vân Khanh (SN 1937) đều gói gọn trong hai từ “nhỏ bé”. Bà sống một mình trong một căn phòng khiêm tốn trên gác hai tại chung cư cũ Kim Liên, nơi người chồng quá cố đã rời xa bà hàng chục năm trước.
Những đồ vật ngăn nắp bày biện trong nhà cho người khách lạ cảm giác như lạc vào nơi cư ngụ của bảy chú lùn: Cái tivi đen trắng lớn hơn hai bàn tay, chiếc bà gỗ cũ kỹ mòn vẹt một góc và mấy chiếc bát tráng men nhỏ xíu có lẽ tồn tại từ thời bao cấp... cho thấy một cuộc sống đạm bạc, nếu không nói là khá thiếu thốn.
![]() |
Anh hùng Lao động, Nhà giáo Nhân dân Phí Vân Khanh |
Hơn hết tất cả là sự nhỏ bé của chính bà Khanh. Ở tuổi 83, gánh nặng thời gian đè lên vai khiến thân thể bà chùng xuống - lúc này, người phụ nữ gốc phường Văn Miếu chỉ nặng vỏn vẹn 37kg, mái tóc trắng lòa phủ mấy sợi lơ thơ xuống cặp mắt kèm nhèm, dù đôi lúc vẫn sáng lên nét gì đó rất tinh anh. “Bà đã già yếu quá rồi, giống như một chiếc lá run rẩy trước gió mùa đông vậy” - ý nghĩ đó xẹt qua tôi khi lần đầu tiên đến thăm bà nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam sắp sửa cận kề.
![]() |
Nhà giáo Phí Vân Khanh được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 1985 |
Tuy nhiên, trái với vẻ ngoài yếu ớt, nhà giáo Phí Vân Khanh lại có cả một câu chuyện vang dội để kể về cuộc đời mình. Chính xác hơn, bà là một anh hùng! Cho đến bây giờ, bà vẫn là nữ Anh hùng Lao động duy nhất trong ngành Giáo dục của thành phố Hà Nội ngàn năm văn hiến. Không những thế, nhà giáo Phi Vân Khanh còn được Nhà nước thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Nhất lần lượt năm 1983, 1996; Được phong danh hiệu Nhà giáo Nhân dân năm 1988; Nhận huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 1995, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1997.
Bà cũng vinh dự được ghi tên vào cuốn “Chân dung và Anh hùng thời đại Hồ Chí Minh”.
Một đời vì sự nghiệp giáo dục
Đan chéo đôi bàn tay gầy guộc có nước da mỏng tang như tờ giấy, bà Khanh nhẹ nhàng kể: “Tôi tốt nghiệp sư phạm mẫu giáo năm 1962. Sau đó, tôi được phân công về trường mẫu giáo số 7 của quận Hai Bà Trưng. Khi đế quốc Mỹ ném bom hủy diệt miền Bắc, tôi cùng các giáo viên khác được phân công phục vụ trại trẻ sơ tán của quận Hai Bà Trưng đặt tại Tiên Sơn, Hà Bắc (nay là huyện Tiên Du, Bắc Ninh).
Điều kiện lúc bấy giờ rất hạn hẹp, thiếu thốn trăm bề” - nheo nheo đôi mắt như lục tìm quá khứ, bà Khanh nhớ lại - “Do hoàn cảnh chung của đất nước nên cả cô và trò đều không đủ lương thực, thực phẩm. Người lớn bụng sôi réo đành chịu đựng nhưng chứng kiến con trẻ đói, chúng tôi đau như thắt ruột.
Giáo viên bàn nhau trồng rau, trồng khoai để tăng gia, góp phần cải thiện bữa ăn cho các con. Cảnh vừa tưới rau, vừa ngóng tiếng máy bay của địch ở xa xa rồi dắt đàn em thơ đến chỗ núp, giang tay che chở các con như gà mẹ bảo vệ đàn gà nhép là ký ức không bao giờ phai mờ được”.
![]() |
Nhà giáo Phí Vân Khanh báo cáo sáng tạo sử dụng cúc áo để làm dụng cụ học tập |
Năm 1968, bà Khanh được phân công về làm Phó Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Sao Sáng. Sau đó, thời điểm chiến tranh leo thang ác liệt, một lần nữa cô và đồng nghiệp lại hăng hái lên đường đi phục vụ trại trẻ sơ tán của Cục Hậu cần (Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân).
Trong hoàn cảnh bom rơi đạn nổ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép các trại trẻ sơ tán học theo chương trình “tinh giản” nhưng bà Khanh vẫn đề xuất cho học trò theo chương trình “toàn diện”. Bà kể: “Tôi kiên trì phương pháp “học mà chơi, chơi mà học” trong các tiết dạy trẻ. Đồng thời, tôi nghiên cứu và đề xuất một số cải tiến trong bài dạy và các trò chơi cho phù hợp với từng chủ đề. Chính vì thế, dù đi sơ tán nhưng trẻ vẫn phát triển tốt cả về thể chất cũng như tinh thần”.
![]() |
Sự nỗ lực của bà Khanh và tập thể giáo viên đã xây dựng Trường Chim non trở thành trường tiên tiến xuất sắc và là lá cờ đầu của giáo dục mầm non Thủ đô trong nhiều năm liên tiếp |
Trong những năm tháng sau đó, cô giáo Phí Vân Khanh tiếp tục sáng tạo, đề xuất nhiều cải tiến trong giáo dục. Từ những sáng kiến của cô Khanh đạt hiệu quả cao, Hội đồng Khoa học giáo dục thành phố Hà Nội đã xếp loại A và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào làm tài liệu giảng dạy chung cho toàn ngành. Bà Khanh được Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam mời đến báo cáo tại “Hội nghị biểu dương những cá nhân và đơn vị có sáng kiến kinh nghiệm xuất sắc” và được trao giải thưởng Bác Hồ (năm 1971-1972).
Năm 1978, nhà giáo Phí Vân Khanh được phân công đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Chim non. Trên cương vị mới, bà đã cải tiến phương pháp cô dạy tốt, trò học tốt, từng bước đưa Trường Chim non trở thành trường tiên tiến xuất sắc và là lá cờ đầu của giáo dục mầm non Thủ đô trong nhiều năm liên tiếp.
“Tất cả xuất phát từ lòng yêu trẻ và mong muốn đem đến những gì tốt đẹp nhất cho các con” - bà Khanh bồi hồi nói - “Chứng kiến các con mỗi ngày đến trường đều vui vẻ, rạng ngời, tôi thấy lòng mình ấm áp, hạnh phúc”.
Những trăn trở ở tuổi xế chiều
“Trẻ em bây giờ sướng hơn xưa rất nhiều nhưng cũng vất vả hơn xưa rất nhiều”, Anh hùng Lao động Phí Vân Khanh cảm thán.
![]() |
Dù đã cao tuổi, bà Khanh vẫn miệt mài sáng tạo dụng cụ học tập |
Theo bà Khanh, thay vì đói ăn thiếu mặc, ngày đêm lo lắng bom nổ trên đầu... trẻ em hiện nay có điều kiện tốt hơn rõ rệt về vật chất cũng như điều kiện giáo dục. Các em được tiếp xúc với những kiến thức mới, thậm chí là nền giáo dục toàn cầu. Như thế là sướng nhưng trẻ em bây giờ cũng vất vả quá. Khối lượng kiến thức phải tiếp thu quá lớn, trong khi cha mẹ thường xuyên bận rộn. Trẻ em không có nhiều hoạt động ngoài trời nên sự phát triển thể chất cũng phần nào hạn chế.
Những trăn trở trên thúc đẩy bà Khanh tiếp tục sáng tạo đồ dùng học tập. Bà nói: “Tôi thấy mình “mắc nợ” con trẻ nhiều lắm, phải cố sức làm. Thời tôi đi dạy học, những năm 1960 - 1990, điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn, thiếu đồ dùng dạy học, đồ chơi; Không có chương trình soạn giảng cụ thể; Giáo viên thì chỉ được đào tạo cấp tốc 3 tháng song giáo dục vẫn luôn có sự phát triển. Lương tâm và trách nhiệm sẽ thúc đẩy giáo viên sáng tạo, đổi mới... nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học. Thời nào dạy trẻ cũng cần đặt tình yêu nghề, yêu trẻ lên trên hết”.
Lắng nghe tâm sự của nhà giáo đã hơn 80 tuổi, những suy nghĩ của tôi xung quanh hai từ "nhỏ bé" đã tan biến. Vẻ ngoài yếu ớt của bà chứa đứng một tâm hồn mạnh mẽ và ý chí vươn lên quyết liệt trong mọi hoàn cảnh. Bà là đại diện tiêu biểu cho các nhà giáo Việt Nam - những con người gánh trên vai trách nhiệm nặng nề, to lớn đối với thịnh - suy của cả đất nước, dân tộc!

CT Group với ngày lễ tri ân thầy cô giàu cảm xúc

Vinh danh thầy cô giáo tận tụy, say mê và sáng tạo với nghề “gieo chữ”

Chủ tịch Quốc hội dự gặp mặt, tri ân các thầy, cô Trường Đại học Y Hà Nội

Những bông hoa khoe sắc trong Ngày Nhà giáo Việt Nam

Xuất bản cuốn sách về tình thầy trò được dịch ra 31 thứ tiếng

Hà Nội phê duyệt danh mục sách giáo khoa lớp 7, 10
Giáo dục 25/05/2022 22:22

Thí sinh làm 2 bài thi tuyển sinh vào lớp 6 trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam
Giáo dục 25/05/2022 11:37

Hà Nội: Tuyên dương, khen thưởng 700 học sinh giỏi tiêu biểu
Giáo dục 24/05/2022 13:54

Chi tiết phương án tuyển sinh vào lớp 6 của hai trường THCS chất lượng cao
Giáo dục 24/05/2022 13:36

Hà Nội khuyến khích, vận động cha mẹ cho con học bơi dịp hè
Giáo dục 23/05/2022 16:10

Học phí nhiều trường đại học tăng mạnh từ năm học 2022 - 2023
Giáo dục 23/05/2022 16:05

Vinschool - Bệ phóng giúp học sinh sẵn sàng vươn ra thế giới
Giáo dục 23/05/2022 14:01

Các trường công khai tổ hợp môn dạy ở lớp 10 năm học 2022 - 2023
Giáo dục 22/05/2022 10:20

Bộ GD&ĐT sửa đổi quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và xếp lương giáo viên
Giáo dục 22/05/2022 10:18

Thí sinh thi vào lớp 10 được cộng nhiều nhất 1,5 điểm ưu tiên
Giáo dục 22/05/2022 10:15

Ngày hội giáo dục 2022 - Hướng đến “Mặt trời tri thức” ở Bình Dương
Giáo dục 21/05/2022 10:00

Đội mũ bảo hiểm đúng cách, hành trang an toàn cho em
Giáo dục 20/05/2022 20:00

Chương trình Cambridge tại Vinschool: “Chìa khóa mới’’ vào các đại học hàng đầu Việt Nam
Giáo dục 20/05/2022 15:35

Sinh viên học song ngành: Nhân đôi cơ hội, gấp bội thách thức
Giáo dục 20/05/2022 12:36

Trường học tăng cường phòng, chống dịch bệnh mùa hè, đuối nước trẻ em
Giáo dục 20/05/2022 12:30
Đọc nhiều

Bắc Giang: Tạm giữ hình sự đối tượng có hành vi hiếp dâm

Hưng Yên: Khởi tố nhóm đối tượng lừa đảo hỗ trợ vay tiền online và cung cấp kết quả lô, đề

Nghệ An: Tạm giữ hình sự 3 đối tượng cung cấp ma túy cho các quán bar, karaoke...

Hai "con nghiện" trong 3 ngày thực hiện 4 vụ trộm cắp xe máy ở Lạng Sơn và Cao Bằng

Thanh Hóa: Triệt phá tụ điểm ma túy phức tạp

Quảng Nam: Cháy lớn, hàng trăm công nhân tháo chạy khỏi Công ty may Woochang Việt Nam

Thái Nguyên: Bắt giữ đối tượng sát hại bố đẻ bằng gậy gỗ

Hải Phòng: Hai đối tượng từng có tiền án vẫn tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy
Đáng chú ý

Khơi dậy và phát huy truyền thống văn hiến, anh hùng để hiện thực hóa khát vọng phát triển Thủ đô

Học Bác về ý chí tự lực, tự cường: Tiền đề của độc lập, động lực của phồn vinh

Phát huy vai trò nêu gương trong học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm của quy hoạch đô thị

Triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị về quy hoạch và phát triển đô thị
Rao vặt

“Cơn bão” ưu đãi ShopeePay phủ sóng mọi vũ trụ, tín đồ mua sắm đã sẵn sàng “đón bão”?

SeABank tăng vốn điều lệ trên 20 nghìn tỷ đồng năm 2022

ALMA Resort vào danh sách các resort dành cho gia đình tốt nhất trên thế giới

Những loại căn hộ được dân văn phòng ưa chuộng tại “quận Ocean”

EVN đáp ứng tốt nguồn điện, phục vụ kỳ SEA Games 31 thành công
