Tag

Trường quốc tế có ý nghĩa gì trong xu hướng thương mại hóa giáo dục ?

Giáo dục 12/08/2019 13:30
aa
Cái chết thương tâm của cậu bé LHL 6 tuổi bị bỏ quên trong xe đưa đón của Trường quốc tế Gateway, thực sự là một cú sốc với cộng đồng. Chưa bao giờ tâm lý phụ huynh hoang mang như bây giờ. Trường công lập cũng bất cập, mà trường tư thục cũng rủi ro, thì những mầm non tương lai đất nước biết trông cậy vào đâu? Đã đến lúc phải đánh giá lại quá trình xã hội hóa giáo dục mang màu sắc thương mại có thể gây ra những hệ lụy nhức nhối như thế nào?

Trường quốc tế có ý nghĩa gì trong xu hướng thương mại hóa giáo dục ?

Những ngày qua, nhiều người đặt hoa trắng bên ngoài trường Gateway trước di ảnh nạn nhân LHL.

Bài liên quan

“Quả đắng” mang tên trường quốc tế hay cú lừa ngoạn mục đánh vào sự sính danh

Vụ học sinh lớp 1 trường Gateway tử vong: Bài học đau xót

Câu chuyện em LHT mới bước chân vào lớp 1 (Trường quốc tế Gateway - Hà Nội) đã phải mất mạng vì sự tắc trách của người lớn, nhắc lại càng thêm đau thương. Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, sai phạm sẽ được phán định cụ thể. Còn những ai vẫn tin tưởng vào lươn tri, thì phải nghiêm túc suy nghĩ thấu đáo hơn về xu hướng kinh doanh mô hình giáo dục quốc tế. Câu hỏi không dễ trả lời: Có bao nhiêu cơ sở đào tạo tại Việt Nam hiện nay đạt tiêu chuẩn quốc tế? Trước đây, khi Việt Nam bắt đầu mở cửa hội nhập, rất nhiều tổ chức giáo dục uy tín đã đầu tư mở trường tại Hà Nội và TPHCM. Tuy nhiên, khi tầng lớp giàu có ở Việt Nam đông đảo lên, thì sân chơi ấy lại bị chi phối bởi những đại gia lắm bạc vàng và nhiều quan hệ. Dù cấp giấy phép theo đúng quy trình, nhưng ngành giáo dục cũng không thể giám sát một cách chính xác chất lượng của trường quốc tế.

Vì sao trường quốc tế nở rộ? Đừng ngụy biện bằng những lý lẽ quanh co. Hãy thẳng thắn với nhau rằng, đại bộ phận người dân đã quá chán ngán sự dạy và học ngày càng xuống dốc ở các trường công lập. Phụ huynh không mặn mà với phong trào chạy đua thành tích của ban giám hiệu, phụ huynh sợ hãi những kiểu dạy thêm học thêm hết môn chính đến môn phụ, và phụ huynh càng hoảng hốt trước các kỳ thi đầy áp lực cho con em họ. Mặt khác, phụ huynh cũng không che giấu được thất vọng về môi trường đại học hiện nay. Nếu không quá túng thiếu, ai cũng muốn con em được du học nước ngoài khi hoàn thành xong bậc phổ thông. Vì vậy, trường quốc tế là một chọn lựa không kém khôn ngoan.

Có cung ắt có cầu. Trường quốc tế đua nhau ra đời. Trường quốc tế mở rộng biên độ phục vụ. Mầm non cũng quốc tế, tiểu học cũng quốc tế, trung học cũng quốc tế. Theo học trường quốc tế, vừa hứa hẹn cho triển vọng của con em, vừa nở mặt nở mày cho phụ huynh. Người nào đủ điều kiện tài chính để con được học trường quốc tế, thì ánh mắt cũng kiêu hãnh hơn, khuôn mặt cũng ngạo nghễ hơn. Thế nhưng, chẳng ai biết được chất lượng trường quốc tế ra sao. Họ treo biển tiêu chuẩn Mỹ, họ treo biển tiêu chuẩn Anh, họ treo biểu tiêu chuẩn Úc, học treo biển tiêu chuẩn Canada… thì phụ huynh cũng đành tạm hiểu như vậy, chứ phụ huynh có được học theo những tiêu chuẩn ấy ngày nào đâu mà định lượng hay dở, đúng sai.

Để chiêu dụ phụ huynh và để phô trương năng lực, cách duy nhất các trường quốc tế tại Việt Nam có thể làm là xây dựng cơ sở vật chất rất hoành tráng và đưa ra mức học phí rất đắt đỏ. Thật ngây ngô và thật đáng thương, khi nhiều phụ huynh vẫn dùng tư duy thị trường “tiền nào của nấy” để mặc định rằng học phí 200 triệu đồng/ năm chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn 100 triệu đồng/ năm. Chính cái tâm lý đó đã giúp những đại gia nhanh chóng mường tượng được mô hình trường quốc tế chính là con gà đẻ trứng vàng. Thay vì đầu tư vào dự án BOT rồi tìm cách đặt trạm thu phí sai vị trí, thay vì đầu tư làm cao ốc văn phòng, thì đại gia đầu tư trường quốc tế. Nhân danh vì sự nghiệp giáo dục để bỏ tiền ra, thì còn gì đáng tự hào hơn, thì còn gì đáng hoan nghênh hơn. Đội ngũ giáo viên không quá phức tạp, cử nhân sư phạm đang thất nghiệp vẫn rất lớn. Còn người quản lý ư, thuê một nhà giáo uy tín đã về hưu nhận ghế hiệu trưởng. Một bộ máy điều hành trường quốc tế được hình thành rất thuận lợi, mà quyền quyết định cao nhất nằm trong tay… ông chủ hoặc bà chủ đã rót vốn hàng chục tỷ đồng. Có không ít Nhà giáo Nhân dân hoặc Nhà giáo Ưu tú sau một thời gian ngắn được mời làm hiệu trưởng trường quốc tế, đã lặng lẽ xin rút lui. Nguyên nhân ư? Vì những nhà giáo ấy đủ tự trọng để nhận ra mình chỉ đóng vai một con rối trong cỗ máy công nghiệp không khói!

Bao nhiêu ông chủ hoặc bà chủ trong hệ thống trường quốc tế hiện nay có nghiệp vụ sư phạm? Vô cùng hiếm hoi. Bởi lẽ, nhà giáo chân chính không bao giờ dư dả để có cổ phần trong trường quốc tế. Phũ phàng thay, trường quốc tế bỗng dưng trở thành lãnh địa của những đại gia. Và trường quốc tế được vận động giống như một cơ sở kinh tế, chứ không phải hoàn toàn giống như một cơ sở giáo dục. Đại gia mở trường quốc tế thì dùng mối quan hệ làm ăn để lôi kéo đại gia khác gửi con em vào học. Thỉnh thoảng có cán bộ, viên chức thắt lưng buộc bụng cũng gửi con vào trường quốc tế, với rất nhiều phập phồng và rất nhiểu hồi hộp. Rồi sau mỗi buổi tổng kết hoành tráng, không có học sinh trường quốc tế nào ở Việt Nam có thể chuyển tiếp vào trường đại học ở Mỹ, ở Anh, ở Úc, ở Canada theo đúng như… quảng cáo!

Có học sinh nào ở trường quốc tế có thành tích xuất sắc mà gần đây cả xã hội phải ghi nhận chưa? Chưa, bởi vì trường quốc tế được nằm dưới sự kiểm soát của những doanh nghiệp, chứ không phải của tổ chức giáo dục có nền tảng triết lý khai sáng riêng. Trường quốc tế chỉ là sản phẩm của những cái gọi là Công ty cổ phần giáo dục quốc tế hoặc Tập đoàn giáo dục quốc tế. Khái niệm “quốc tế” ở đây cực kỳ mơ hồ nhưng cũng cực kỳ quyến rũ. Trường quốc tế mà không có giáo sư quốc tế, thì quốc tế kiểu gì? Trường quốc tế mà không có giáo trình quốc tế, thì quốc tế kiểu gì? Trường quốc tế mà không có liên kết đào tạo quốc tế, thì quốc tế kiểu gì? Trường quốc tế chủ yếu có số giờ học tiếng nước ngoài nhiều hơn giờ học tiếng Việt, thì tiêu chuẩn quốc tế mới thật sự rẻ rúng và kệch cỡm làm sao!

Điểm sáng nhất của hệ thống trường quốc tế hiện nay, hầu như chỉ nằm ở… vật chất bề ngoài, từ trang thiết bị phòng ốc cho đến đồng phục giáo viên và học sinh. Trường quốc tế nào cũng đánh bóng bằng dòng chữ “The International School” và đưa ra những ngôn từ choang choang như “theo đuổi tầm nhìn trở thành giải pháp hiệu quả cho mối quan hệ của phụ huynh và học sinh; là môi trường phát triển vững chắc cho học sinh cả về học vấn, năng khiếu và tính cách, phẩm chất” hoặc “kết hợp hài hòa Chương trình Giáo dục Quốc gia với Chương trình Giáo dục Quốc tế, với phương pháp giáo dục cá thể hóa giúp các em sẵn sàng đương đầu với thử thách của cuộc sống cũng như thành công ở những bậc học cao hơn, đồng thời vẫn gìn giữ những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc". Ai thẩm định những cam kết ấy? Chẳng có ai cả. Vì vậy, khi xảy ra sự cố bẽ bàng ở trường Gateway, thì ngay lập tức nhiều trường quốc tế khuếch trương sự ưu việt như "nhà trường đã tiên phong sử dụng công nghệ quét dấu vân tay của học sinh khi đến lớp an toàn, đồng thời ngay lập tức phụ huynh sẽ nhận được tin nhắn thông báo để giúp phụ huynh luôn yên tâm con em đã an toàn đến trường". Thậm chí, có trường quốc tế còn diễn giải sự khác biệt của mình rất tưng bừng: “Khi đưa đón học sinh, trên xe luôn có người chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra danh sách học sinh, duy trì trật tự, vệ sinh và hướng dẫn, nhắc nhở học sinh thực hiện các quy định và kỹ năng an toàn khi ngồi trên xe và khi lên, xuống xe. Ngoài việc phải rà soát và giám sát chất lượng được thực hiện đúng quy trình ở mọi khâu như: lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ có uy tín, xe đảm bảo chất lượng, yêu cầu kỹ thuật để vận hành an toàn, lái xe phải có ý thức tốt, giao tiếp, ứng xử với học sinh có văn hóa và nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cũng nằm trong sự kiểm tra nghiêm ngặt của nhà trường”.

Giáo dục Việt Nam đang báo động về nhiều mặt. Để cải thiện thực trạng ê chề, phải đề cao năng lực sư phạm và đạo đức sư phạm ở mỗi cơ sở dạy và học. Những ai không chấp nhận sứ mệnh sư phạm, thì đừng mở trường học để tìm kiếm lợi ích theo toan tính riêng tư./.

Tin liên quan

Đọc thêm

Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên Giáo dục

Học sinh Hà Nội thi 3 môn vào lớp 10 không chuyên

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, thành phố Hà Nội tổ chức tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập với ba môn gồm Ngữ văn, Toán và Ngoại ngữ.
Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công Giáo dục

Lời giải cho bài toán tuyển sinh vào trường công

TTTĐ - Nghệ An tăng số lượng học sinh thi vào lớp 10 song chỉ tiêu vào các trường công lập vẫn "ít ỏi". Phụ huynh và học sinh chật vật “tìm đường” vào trường công.
3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo Giáo dục

3 cô giáo giành giải xuất sắc Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo

TTTĐ - Ngày 27/3, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội, phối hợp với Liên đoàn Lao động quận tổ chức chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Ba Đình tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm học 2023 - 2024.
Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời Giáo dục

Thí sinh đứng trước bước ngoặt cuộc đời

TTTĐ - Năm 2024 là kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng của lứa học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. Từ năm 2025, kỳ thi chỉ còn 4 môn, trong đó có hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn do thí sinh lựa chọn trong số các môn đã chọn học ở bậc THPT.
Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM Giáo dục

Trao học bổng “Vững tương lai” dành cho học sinh, sinh viên TP HCM

TTTĐ - Học bổng “Vững tương lai” là chương trình nhằm chung tay giúp sức, hỗ trợ học sinh, sinh viên trên toàn quốc có hoàn cảnh khó khăn, có ý chí vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập...
Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai Giáo dục

Chọn ngành, chọn nghề - chọn cả tương lai

TTTĐ - Dù lực học khá tốt nhiều học sinh vẫn không tránh khỏi băn khoăn, lo lắng trước lựa chọn mang tính bước ngoặt của cuộc đời - chọn ngành, chọn nghề. Để giúp các em tháo gỡ băn khoăn ấy, trước mùa tuyển sinh năm 2024, báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với trường Đại học Thành Đô và các đơn vị đồng hành tổ chức chuỗi chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh THPT”.
Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Giáo dục

Hướng dẫn ghi phiếu dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố mẫu phiếu và hướng dẫn thí sinh ghi phiếu đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực Giáo dục

Cuốn sách giúp biến giấc mơ IELTS Writing band 8 thành hiện thực

TTTĐ - Sau thành công vang dội và sự ủng hộ của độc giả dành cho cuốn sách "IELTS Writing Journey from basic to band 6" với thành tích đạt Top 1 sách bán chạy trên nền tảng TikTok và đã được phát hành hơn 10.000 bản đến tay bạn đọc chỉ sau vài tháng, tác giả Bùi Thành Việt cho ra mắt phần tiếp theo “IELTS Writing Journey: Elevate to Band 8.0”.
Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Không đặt mục tiêu “trên mây” trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Có điểm chung là đầu vào của học sinh trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 còn thấp so với mặt bằng chung của các trường THPT trong thành phố, tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của thầy và trò các nhà trường, nhiều cơ sở giáo dục đã vươn lên đạt thành tích đáng khích lệ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT…
“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

“Chạy nước rút” trước kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Dự kiến đầu tháng 6/2024, Hà Nội sẽ tổ chức kỳ thi để tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025. Cách kỳ thi hơn 2 tháng, học sinh đang tăng tốc ôn tập, chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi mang tính chất bước ngoặt của cuộc đời…
Xem thêm