Tag

Từ thiện bát nháo như chợ giời

Xã hội 23/06/2021 13:39
aa
TTTĐ - Thời nay, bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà từ thiện huy động tiền bạc, vật chất giúp đồng bào lúc khó khăn, hoạn nạn.
Thanh niên dùng tờ giấy in chữ "Đoàn từ thiện..." để thông chốt kiểm soát dịch Covid-19 “Thánh ăn gian” Kim Tử Long tỏa sáng trong gameshow từ thiện

Chỉ cần lập một tài khoản trên mạng xã hội weblog, facebook, twiter, twoo… đưa và cái ảnh thương tâm, khó khăn lên, thậm chí chỉ dùng điện thoại nhắn tin lập một group, rồi kêu gọi những người hảo tâm là huy động được tiền của để làm từ thiện giúp nạn nhân chất độc da cam, hay người bị tai nạn giao thông thảm khốc, đau lòng… hoặc xây điểm trường dột nát tại một bản làng dân tộc thiểu số hẻo lánh ở vùng sâu vùng xa.

Từ thiện là một từ Hán Việt. Từ là… thương yêu từ tâm. Thiện là… tốt lành. Từ thiện có nghĩa là từ lòng nhân từ mà làm việc tốt lành cho con người, vì con người, rộng hơn là cho chúng sinh. Các hành vi và việc làm có mục đích mà không tự nguyện, tự giác xuất phát từ lòng thương yêu con người và thiên nhiên, vô danh vô lợi thì không thuộc phạm trù từ thiện.

Theo quan niệm nhà Phật thì từ thiện là… bố thí. Thí là cho, là trao tặng. Bố thí là cho tất cả mọi người, cho cùng khắp mọi vật mọi nơi. Bố thí có Tài thí, Pháp thí, Vô úy thí. Cái gọi là từ thiện hiện nay đang thực hiện rầm rộ nơi mọi nơi, mọi người mới chỉ là Tài thí. Có nghĩa là đem thân mạng, vật thực, tiền bạc, của cải của mình ra cho người hoạn nạn, khó khăn. Trong Tài thí thì đem thân mạng ra cho là cao cả nhất, giàu từ bi bác ái nhất. Chẳng hạn như câu chuyện đi biển, thuyền bị chìm, người lái buôn buông tay khỏi cột buồm cho người xấu số khác bám vào khỏi chết đuối, là đem cái mạng sống quý báu của mình cho người khác.

Hoặc những người lao vào hỏa hoạn cứu người, nhảy xuống sông hồ cứu người đuối nước là thí nội tài, hy sinh tính mạng của mình cho người khác. Còn đem thức ăn, đồ mặc, tiền bạc, vật dụng, thậm chí ruộng đất, nhà cửa… cho người nghèo đói, túng thiếu, thất cơ lỡ vận, hoạn nạn, gặp thiên tai địch họa… là thí ngoại tài.

Trong đời sống, có rất nhiều người mang tâm từ bi bác ái, tự nguyện tự giác đi từ thiện (bố thí) một cách vô danh vô lợi. Một cặp vợ chồng doanh nhân trao tặng các chiến sỹ Trường Sa cánh rừng cao su 170ha và lập Quỹ hỗ trợ mổ tim cho hàng ngàn người. Ông bạn nhà văn của tôi cùng cộng sự có ý tưởng xóa cầu khỉ, đã kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay xây hơn 100 cây cầu ở Nam Bộ sắt thép, lúc khảo sát, lễ khánh thành, ổng đều yêu cầu mọi người tự đi xe đến, tự bỏ tiền chi phí cá nhân, chứ không được cấu véo một cắc nào vào quỹ từ thiện xây cầu.

Một em bé dùng số tiền ăn sáng nhỏ nhoi tặng đồng bào bị bão lụt miền Trung. Một cụ già ra đường chặn đoàn xe cứu trợ lũ lụt, gửi thùng mỳ tôm đến nơi đang cần… Rất nhiều người làm từ thiện nhưng giấu tên, không màng danh lợi. Tôi biết một trường hợp đã góp cả trăm triệu đồng cho một Quỹ từ thiện đóng thuyền tặng đồng bào miền Trung bị lũ lụt, và hàng năm thường xuyên tài trợ cho những ca mổ tim… nhưng đều kèm theo điều kiện là… không ghi tên, không công bố danh tính, địa chỉ.

Danh hài Hoài Linh trong một chuyến đi từ thiện
Danh hài Hoài Linh trong một chuyến đi từ thiện

Trái lại, đang tồn tại một hiện thực đau lòng là… từ thiện bát nháo, trục lợi, bất minh. Một nữ doanh nhân, một chàng ca sĩ đi từ thiện lại tiền hô hậu ủng, rầm rộ bao nhiêu người cùng đi, chụp ảnh khoe công, kéo cả phóng viên đi viết bài để lưu danh tên tuổi. Thậm chí một kẻ vô danh tiểu tốt cũng lập nhóm từ thiện rồi “khua chiêng gõ mõ”, chụp ảnh “nuôi” facebook và khoe khoang.

Đặc biệt bẩn thỉu, vô phúc là những kẻ lợi dụng từ thiện như một nghề để kiếm chác, mưu lợi. Một nhà doanh nghiệp nghe tin nhóm từ thiện đang kêu gọi các nhà hảo tâm đóng góp tiền cho một ca một tim, chị liên hệ được đưa bệnh nhân đến bệnh viện và chi phí cho toàn bộ ca phẫu thuật nhưng bị khước từ.

Khước từ bởi “nhà từ thiện” muốn giữ lại để huy động tiền, còn số tiền cho bệnh nhân bao nhiêu và giữ lại bao nhiêu thì chỉ có trời biết được.

Khước từ bởi “nhà từ thiện” muốn có danh qua ca mổ tim này, mà không muốn nhường cho người khác. Vậy là bố thí mà không vô danh vô lợi rồi. Thậm chí có kẻ lừa đảo trên mồ hôi, nước mắt người nghèo, người bị nạn. Công an Hà Nam đã khởi tố bắt giam tên Trần Văn Lâm - lập ra Fanpage Hỗ trợ trẻ em để lừa đảo, chiếm đoạt 6,6 tỉ đồng. Hàng ngàn người từ tâm những nhẹ dạ, cả tin đã gửi tiền cho Lâm làm từ thiện, và số tiền khổng lồ ấy đã không đến địa chỉ cần đến là các trẻ em nghèo, khuyết tật.

Những ngày vừa qua, dư luận xã hội phẫn nộ phê phán diễn viên Hoài Linh hô hào đồng bào đóng góp được gần 14 tỷ đồng, rồi giữ trong tài khoản, 6 tháng trôi qua mà… chưa trao cho đồng bào bão lụt miền Trung. Từ thiện cho đồng nào lũ lụt là... từ thiện nóng, là cứu trợ khẩn cấp, chứ không phải từ thiện thường xuyên để mà câu giờ. Người chết cần tiền để lo mai táng ngay chứ không chờ đến lúc cỏ mọc xanh mồ. Người trôi nhà mất cửa cần tiền để dựng tạm chỗ chui ra chui vào ngay chứ không chờ 6 tháng vật vạ đi ở nhờ nhà người khác hay dật dờ nơi gầm cầu xó chợ để chờ tiền từ thiện đến quá muộn màng. Người mất hoa màu cần tiền để san lại đồng ruộng và mua giống trồng cấy, chứ khi đã trồng cây xanh tốt đơm bông trổ hạt và thu hoạch...thì tiền cứu trợ còn ý nghĩa sử dụng gì? Người bị trôi hết gạo ngô, cần tiền mua lương thực để ăn, chứ dài cổ nhịn đói chờ 6 tháng anh Hoài Linh mang tiền đến cứu trợ ư? Thử hỏi tính khẩn cấp, cần thiết liệu có còn không?

Anh Hoài Linh bảo vì Covid-19 không tụ tập đông người, không trao tiền từ thiện được. Nhưng đợt bùng phát dịch thứ 3 ở Đà Nẵng là tháng 5 năm ngoái, còn đợt dịch bùng phát thứ tư là 27/4 năm nay. Trong khoảng thời gian không có dịch sao anh không mang tiền của các nhà hảo tâm đến đồng bào vùng lũ lụt? Cô Thủy Tiên chồng con giùm giề, thâm gái dặm trường bỏ hát gần hai tháng trời ngoi ngóp trên sóng nước lũ lụt không từ gian khổ, hiểm nguy mang gần 200 tỷ đồng đến với đồng bào hoạn nạn đấy.

Đi làm từ thiện mà vô cảm trước nỗi đau khổ của đồng bào. Đi làm từ thiện để thỏa mãn cái thói háo danh và lợi dụng từ thiện để xây dựng hình ảnh, đánh bóng cái tâm, cái đạo, cái tên của mình, thì gọi là từ thiện bẩn. Trong nhà Phật, pháp bố thí là cái nhân lành tạo nên quả phúc. Hướng thiện tích phúc. Tiếc rằng, rất nhiều người làm từ thiện do cái tâm quỷ, tâm ma nên mòn phúc, mất phúc.

Từ thiện trong xã hội đã đẩy lên thành phong trào. Phong trào mang tính nhân văn thì quý hóa quá, tiếc thay nó đang bất cập và nảy sinh vô vàn tiêu cực. Bao nhiêu người, bao nhiêu tổ chức từ thiện không biết. Thu được bao nhiêu tiền của, và số tiền của ấy đến được nơi cần đến bao nhiêu đồng cũng không biết. Tình trạng thả nổi từ thiện gây hậu quả tiêu cực, thiếu minh bạch đang nhức nhối và bế tắc.

Một fanpage lừa đảo
Một fanpage lừa đảo

Tháng 10, tháng 11 năm ngoái, lũ lịch sử, lũ chồng lũ miền Trung. Cả nước hướng về nơi đồng bào bị thiên tai, tiền, hàng hóa, quần áo, vật liệu xây dựng của những người hảo tâm với tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no” đã đến với người bị nạn. Cũng lúc ấy, nhân trường hợp ca sỹ Thủy Tiên huy động được gần 200 tỷ đồng và tổ chức đi cứu trợ lũ lụt miền Trung, dư luận đã nổi sóng cồn: cá nhân được tổ chức làm từ thiện cứu trợ đồng bào lũ lụt hay không?

“Theo Điều 5 Nghị định 64/2008 quy định chỉ có các tổ chức, đơn vị được tiếp nhận và phân phối tiền, hàng cứu trợ gồm: Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; báo, đài của trung ương, địa phương; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội Chữ thập đỏ các cấp ở địa phương. Các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định… Điều 5 của Nghị định 64 còn quy định ngoài các tổ chức, đơn vị nêu trên, không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào được quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng hóa cứu trợ”.

Rõ ràng, công tác từ thiện về mặt pháp lý đang vênh, có lỗ hổng và lạc hậu, không đi kịp cuộc sống hiện đại ngổn ngang, phức tạp, sự kiện nối tiếp sự kiện, vấn đề cũ chưa giải quyết thì vấn đề mới đã đặt ra. Tháng 10 năm ngoái, Thủ tướng đã yêu cầu khẩn trương xây dựng Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP, nhưng thời gian thì trôi qua đã 6 tháng mà Nghị định mới vẫn chưa ra đời. Từ thiện vẫn mạnh ai nấy làm, bát nháo như chợ giời. Cứ đà này thì người tử tế không dám làm từ thiện, còn kẻ trục lợi thì chớp lấy thời cơ làm giàu trên mồ hôi, nước mắt đồng bào gặp khó khăn, bị hoạn nạn.

Đã đến lúc phải đặt từ thiện trên một nền tảng pháp lí vững vàng, đúng luật, quản lý chặt chẽ, minh bạch. Ai được làm từ thiện, ai không? Đăng ký, quản lý công việc và các nhà tổ chức từ thiện ra sao? Quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch để không nhập nhằng lẫn lộn xấu tốt, làm ảnh hưởng đến công việc từ thiện và tổn thương các nhà từ thiện từ bi bác ái, chân chính.

Đọc thêm

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ mưa to Môi trường

Hà Nội mưa rào và rải rác có dông, cục bộ mưa to

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện khu vực Bắc Bộ, Bắc và Bắc Trung Bộ đã có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to.
Phó Thủ tướng yêu cầu xác định rõ sản phẩm đầu ra Xã hội

Phó Thủ tướng yêu cầu xác định rõ sản phẩm đầu ra

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 2021/VPCP-CN ngày 28/3/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh (Đề án).
Hà Nội giao Công an TP vào cuộc vụ cây sao đen chết khô Xã hội

Hà Nội giao Công an TP vào cuộc vụ cây sao đen chết khô

TTTĐ - Liên quan đến việc 3 cây sao đen chết khô trên phố Lò Đúc (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Công an TP vào cuộc xác minh.
Sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc Muôn mặt cuộc sống

Sớm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 27/CĐ-TTg ngày 28/3/2024 về việc khẩn trương hoàn thiện, ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc và báo cáo kết quả nghiên cứu phương án đầu tư, nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đã được đầu tư đạt quy mô cao tốc hoàn chỉnh.
Các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao Muôn mặt cuộc sống

Các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao

TTTĐ - Trước tình hình diễn biến của loại tội phạm công nghệ cao trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng ngừa xã hội, Công an TP Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao sử dụng nhằm cảnh báo đến người dân để nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Lắp thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3 Đô thị

Lắp thêm camera phạt nguội trên tuyến Vành đai 3

TTTĐ - Công an TP Hà Nội sẽ báo cáo UBND TP, Bộ Công an lắp đặt thêm camera phạt nguội trên tuyến đường Vành đai 3.
Thiết kế cầu Thượng Cát không đạo ý tưởng Muôn mặt cuộc sống

Thiết kế cầu Thượng Cát không đạo ý tưởng

TTTĐ - Lãnh đạo Sở Quy hoạch và Kiến trúc (QH&KT) Hà Nội bác bỏ nhận định cho rằng thiết kế cầu Thượng Cát ở Hà Nội đạo thiết kế cầu Thạch Hãn 1 ở tỉnh Quảng Trị.
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ Muôn mặt cuộc sống

Tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng cho cán bộ nữ

TTTĐ - Ngày 28/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác vay vốn ngân hàng chính sách xã hội năm 2024 cho các cán bộ hội.
Kéo dài thời hạn giải ngân kế hoạch đầu tư công 270 dự án Muôn mặt cuộc sống

Kéo dài thời hạn giải ngân kế hoạch đầu tư công 270 dự án

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1650/QĐ-UBND về việc kéo dài thời hạn thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024.
Xem thêm