Chủ nhật 28/05/2023 07:20 Hotline: 0929242424 Email: [email protected] congan.hanoi.gov.vn
Việt Nam

Tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77%

Sức khỏe -
In bài viết

TTTĐ - Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ước tính mỗi năm tại Việt Nam tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân, chủ yếu là do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

5 mục tiêu phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 Tăng cường y tế cơ sở, nâng cao chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng Đẩy mạnh phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025 Hà Nội kiểm soát bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần

TS Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc.

Việt Nam đang phải giải quyết gánh nặng bệnh tật kép. Trong khi các bệnh truyền nhiễm như COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp thì nước ta cũng phải đối mặt với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm.

Gánh nặng của các bệnh không lây nhiễm đang chiếm tới 70% tổng gánh nặng bệnh tật toàn quốc và các bệnh này là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Test nhanh sàng lọc phát hiện sớm đái tháo đường cho người dân.
Test nhanh sàng lọc phát hiện sớm đái tháo đường cho người dân

Đồng thời, số liệu cũng cho thấy trên thế giới cũng như tại Việt Nam đa số những người tử vong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch, đái tháo đường hoặc các bệnh mạn tính khác.

Có thể nói, các bệnh không lây nhiễm đang là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng quá tải tại các bệnh viện, gây thiệt hại, ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế, xã hội do bệnh phải điều trị suốt đời làm tăng chi phí y tế, giảm năng xuất lao động và sản phẩm xã hội, ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe cộng đồng.

Phó Cục trưởng Hoàng Minh Đức thông tin thêm, trước tình hình gánh nặng bệnh tật và tử vong do bệnh không lây nhiễm, việc tăng cường y tế cơ sở và thúc đẩy quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là tăng huyết áp và đái tháo đường tại cộng đồng là rất cần thiết.

Mô hình quản lý tăng huyết áp và đái tháo đường dựa vào cộng đồng được xây dựng dựa trên bài học kinh nghiệm từ mô hình dự phòng, phát hiện, điều trị, quản lý một số bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng tại tỉnh Hà Nam do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp với Cục Y tế dự phòng triển khai và các bài học kinh nghiệm thực hành tốt trên thế giới.

Dự án do quỹ Access Accerelated tài trợ được triển khai từ năm 2019 - 2022 tại 120 xã, phường thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa và Tây Ninh nhằm hai mục tiêu chính: Tăng cường năng lực hệ thống y tế cơ sở về dự phòng, phát hiện sớm, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường; Tăng cường hiệu quả dịch vụ phát hiện nguy cơ, quản lý điều trị và chăm sóc người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường tại trạm y tế và tại cộng đồng.

Qua hơn 3 năm triển khai, dự án đã xây dựng nhiều tài liệu đào tạo và công cụ theo hướng chuẩn hóa để nâng cao năng lực cho cán bộ y tế, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở. Hơn 1.700 lượt cán bộ chuyên trách chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm tuyến huyện, tuyến xã, y tế thôn bản và cộng tác viên đã được tập huấn về chuyên môn.

Phương Thu
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Cảnh báo tác hại khôn lường của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng với giới trẻ

Cảnh báo tác hại khôn lường của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng với giới trẻ

TTTĐ - Ngày 27/5, tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (31/5) và Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá (25 - 31/5), Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, với sự hỗ trợ kỹ thuật của Tổ chức Y tế Cộng đồng toàn cầu Vital Strategies đã tổ chức phát động chiến dịch truyền thông “Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng để bảo vệ thế hệ trẻ”. Sự kiện diễn ra tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, số 3 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Sử dụng côn trùng làm thức ăn, bệnh nhân bị ngộ độc nguy kịch

Sử dụng côn trùng làm thức ăn, bệnh nhân bị ngộ độc nguy kịch

TTTĐ - Mới đây, Bệnh viện Bạch Mai đã tham gia hội chẩn và điều trị các bệnh nhân ngộ độc do ăn côn trùng nghi là sâu ban miêu dẫn đến suy đa tạng từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn chuyển lên. Trước đó, nhiều vụ ngộ độc gây chết người cũng từ việc sử dụng các loại côn trùng, sâu ban miên làm thức ăn.
Tin khác
[Xem thêm]
Cao điểm triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá

Cao điểm triển khai các hoạt động phòng, chống tác hại thuốc lá

TTTĐ - Hưởng ứng Ngày thế giới không thuốc lá (ngày 31/5), Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (ngày 25 - 31/5) và tăng cường thực thi Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Hà Nội có Công văn số 2296/SYT-NVY gửi các đơn vị trực thuộc, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội để triển khai thực hiện.
Người phụ nữ tử vong sau 3 tháng bị chó nhà cắn

Người phụ nữ tử vong sau 3 tháng bị chó nhà cắn

TTTĐ - Ngày 25/5, theo tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đơn vị vừa tiếp nhận người phụ nữ 38 tuổi ở Vĩnh Phúc đến viện trong tình trạng sợ nước, sợ gió. Cách đây 3 tháng, bệnh nhân bị chó cắn vào tay và vùng lưng khi cho con vật ăn.
Xem phiên bản di động