Tag

"Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" - thức quà quý ngày Tết

Văn học 29/01/2021 14:20
aa
TTTĐ - Tuyển tập bài viết chỉn chu, hấp dẫn, tư liệu tốt như "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) xưa ví như một thức quà đáng trân trọng ngày Tết, nơi ta được ngược dòng thời gian khi lật giở từng trang sách, tìm về ngày hôm qua của đất nước, của cha ông.
"Nhâm nhi Tết- Tân Sửu 2021" và bộ "Sách Tết"- món quà ý nghĩa cho độc giả thiếu nhi

Tuyển tập không ngoài mục đích giúp độc giả có thể tiếp cận, thưởng thức những bài viết hay, giàu cảm xúc và tư liệu của các nhà văn, nhà báo ở miền Nam ngày xưa với tính tự sự cao, bộc bạch nhiều nỗỉ niềm sâu kín, tiết lộ những câu chuyện độc đáo lạ kỳ đã từng nghe thấy trên đường đời.

Cuốn sách "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II)

"Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) được chia thành 2 phần: Văn xuôi và thơ. Phần Văn xuôi gồm 30 bài viết, trong đó mảng bài viết về thời chống Pháp, đời sống trong những ngày tản cư, chuyện ăn Tết của những tác giả gốc Bắc mang đến nhiều tư liệu hay, lạ và xúc động. Mảng bài "Tết trong tù" trên các báo xuân xưa thì luôn sinh động lạ kỳ, đậm tình người, tình yêu nước và ý chí vượt khó.

Trong khi đó, mảng bài về đời sống Sài Gòn, lục tỉnh xưa đầy lạc quan và trào lộng. Người đọc nhờ đó có cái nhìn cận cảnh về nét sinh hoạt, xã hội của người dân Sài Gòn thuở đó. Mảng bài "đường rừng" thì đặc sắc, huyền hoặc, đọc lại vẫn hay.

Phần Thơ gồm 27 bài thơ, là phần được bổ sung so với "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" tập I. Thơ Tết thường lắng đọng, trữ tình. Được sáng tác cách đây hơn nửa thế kỷ song một số bài đã có hơi thở hiện đại, một số thi sĩ đã thể hiện được tầm nhìn xa, vượt thời.

Các bài thơ được sáng tác trong thời chiến, nhiều bài buồn man mác nhưng hào sảng, chân thật, không làm dáng, không bi lụy. Đó là câu chuyện về người con nhớ mẹ, nhớ quê dịp Tết về mà người Sài Gòn xưa và nay đều có thể đồng cảm.

Bên dĩa mứt gừng và chén trà thơm ngày Tết, tuyển tập "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) là món quà xuân nhiều cảm xúc và thấm đậm tình người mà chúng ta có thể thưởng thức qua từng trang sách. Qua các bài viết, độc giả không chỉ được đọc lại gần bốn mươi tờ báo xuân trải dài qua gần ba mươi cái Tết trên đất Sài Gòn xưa, mà còn có cơ hội nhìn lại, chiêm nghiệm về con người, xã hội Việt Nam thời trước.

Chúng ta đang ở thời bình, ký ức về mùa xuân thời chiến, mùa Tết trong chiến trận dường như chỉ được gợi qua lời ông bà, cha mẹ. Vì thế, việc có một tuyển tập bài viết chỉn chu, hấp dẫn, tư liệu tốt như "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II) xưa ví như một thức quà đáng trân trọng ngày Tết, nơi ta được ngược dòng thời gian khi lật giở từng trang sách, tìm về ngày hôm qua của đất nước, của cha ông.

Nhà báo Phạm Công Luận không còn là cái tên xa lạ với độc giả, đặc biệt là những ai dành tình yêu cho những tác phẩm viết về Sài Gòn, đậm chất quê hương.

Dành trọn tình cảm cho mảnh đất Sài Gòn quê hương, nhà báo Phạm Công Luận cho ra đời quyển sách "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" (tập II), sau rất nhiều tác phẩm viết về Sài Gòn đã xuất bản. Chủ đề tương đồng nhưng không lặp lại, không nhàm chán, quyển sách tiếp tục mang lại hình ảnh một Sài Gòn quen thuộc song điểm xuyến thêm những nét nhấn của thời gian. Sài Gòn, vì lẽ đó, trở nên quen mà lạ, càng đọc càng bồi hồi.

Trong ký ức của nhiều người Sài Gòn xưa, những tờ báo xuân không đơn thuần là một món ăn tinh thần không thể thiếu mà còn là nét văn hóa riêng biệt của ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Để rồi mỗi khi nhớ về Tết xưa, người ta lại bồi hồi trong không khí chộn rộn của những tờ báo xuân.

Tuyển tập "Tùy bút - hồi ký - giai thoại trên báo Xuân Sài Gòn xưa" của nhà báo Phạm Công Luận là một món quà ngày Tết để mọi người ngồi lại lắng đọng, cùng nhau lật giở trang sách để lần về một trang thời đại xưa của Sài Gòn xưa, TP Hồ Chí Minh ngày nay.

"Sách Tết Tân Sửu 2021" - Không gian nghệ thuật Việt trong một giai phẩm xuân
Ra mắt Ra mắt "Nhâm nhi Tết" - giai phẩm Xuân dành cho bạn đọc thiếu nhi
"Sách Tết Canh Tý 2020" – Hợp tuyển văn thơ nhạc họa chủ đề mùa xuân và ngày tết
"Nhớ ơi là Tết"- lì xì ý nghĩa cho trẻ ngày Xuân

Đọc thêm

Đêm dịu dàng Văn học

Đêm dịu dàng

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Đêm dịu dàng" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Lý giải tình yêu Văn học

Lý giải tình yêu

TTTĐ - Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu bài thơ "Lý giải Tình yêu" của tác giả Nguyễn Thị Hồng Hà.
Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng Văn học

Ra mắt 5 tác phẩm dự Giải thưởng văn học Kim Đồng

TTTĐ - Sau một thời gian phát động, Ban Tổ chức Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ Nhất đã nhận được hơn 200 bản thảo của các tác giả từ khắp mọi miền Tổ quốc. 5 tác phẩm đầu tiên dự Giải thưởng đã được Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu với bạn đọc. Đây là "đứa con tinh thần" nhiều tâm huyết của những nhà văn rất quen thuộc trên văn đàn hiện nay.
Chuyện tình từ một tên gọi Văn học

Chuyện tình từ một tên gọi

TTTĐ - Trong bài thơ "Chuyện tình từ một tên gọi" của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh, tác giả đã tài tình khắc họa một câu chuyện tình yêu đẹp đẽ, sâu lắng và ý nghĩa, bắt đầu từ tên gọi của nhân vật chính - Trúc.
Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương Văn học

Những tác phẩm bồi đắp tình yêu biển đảo quê hương

TTTĐ - Trong tháng 3 này, hướng về biển đảo Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản những ấn phẩm đặc sắc nhất trong Tủ sách Biển đảo Việt Nam dành cho các em nhỏ. Mỗi cuốn sách là một hành trình độc đáo giúp bạn đọc tìm hiểu về vùng lãnh hải thân yêu của tổ quốc.
"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái Văn học

"Sống" - những khoảnh khắc giao cảm của mẹ và con gái

TTTĐ - Ngày 12/3, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu tới độc giả cuốn tiểu thuyết bằng tranh đặc sắc mang tên "Sống" do hai nữ tác giả Hải Anh - một người trẻ Pháp gốc Việt và Pauline Guitton - một họa sĩ Pháp sáng tác.
Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống Văn học

Những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống

TTTĐ - Trong từng câu thơ, Nguyễn Hồng Vinh đề cập đến "tình yêu", "chung thủy" như là những câu hỏi lớn của cuộc đời, tình yêu và sự kiên định trong tình yêu như những nét đẹp vĩnh cửu trong bức tranh cuộc sống.
Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong? Văn học

Làm thế nào để chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong?

TTTĐ - “Chữa lành đứa trẻ tổn thương bên trong” của Robert Jackman, là một cuốn sách chứa đựng những câu chuyện thực tế sinh động về những tổn thương đeo đuổi con người suốt cuộc đời và đưa ra thông điệp cùng quy trình tự chữa lành mà ai cũng có thể áp dụng.
Chờ em cất lời... Văn học

Chờ em cất lời...

TTTĐ - Nhiều lần đặt chân đến Lai Châu, trong đó có các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên… PGS.TS, nhà thơ, nhà báo Nguyễn Hồng Vinh đã có những cảm tình đặc biệt với con người và mảnh đất nơi đây. Những ấn tượng tốt đẹp đó đi theo ông suốt cuộc đời làm báo để đến dịp đầu xuân Giáp Thìn 2024 này đã giúp ông “bật” ra những câu thơ trau chuốt, mượt mà, giàu ý nghĩa.
Tản mạn tháng Ba Văn học

Tản mạn tháng Ba

TTTĐ - Tháng Ba - mùa lễ hội, mùa của yêu thương và hy vọng. Những cuộc gặp gỡ giữa những con người, đã từ lạ thành quen. Những cuộc tâm tình nối dài tơ sen vương vấn, thắp lửa tin yêu... “Đến bây giờ mới thấy đây / Mà lòng đã chắc những ngày một hai” - như câu thơ Nguyễn Du nói thay tâm trạng bao người, nhất là các bạn trẻ đang bước vào ngưỡng cửa yêu đương.
Xem thêm