Thứ ba 28/11/2023 23:41 Hotline: 0929242424 Email: tuoitrethudoonline@gmail.com congan.hanoi.gov.vn

Tuyên án vụ Chuyến bay giải cứu: Bốn bị cáo nhận án chung thân

Ký sự pháp đình -
In bài viết

Sau gần 3 tuần xét xử và nghị án, chiều 28/7, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phạt 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về các tội: “Đưa hối lộ,” “Nhận hối lộ,” “Môi giới hối lộ,” “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”

Quảng Ninh: Cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng bị cáo buộc nhận tiền để chạy án Cao Bằng: 2 bị cáo lĩnh 21 năm tù giam về tội giết người Giang hồ chặn xe trước nhà uy hiếp, bắt giữ "con nợ", 7 bị cáo lĩnh án nặng Cao Bằng: 4 bị cáo lĩnh 90 tháng tù giam

Trong số đó, Tòa tuyên phạt mức án cao nhất là tù chung thân về tội “Nhận hối lộ” đối với 3 bị cáo: Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao; Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế; Vũ Anh Tuấn, cựu cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Cùng bị kết án về tội “Nhận hối hộ,” cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng bị Tòa tuyên phạt 16 năm tù; Đỗ Hoàng Tùng, cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, 12 năm tù; Nguyễn Quang Linh, cựu Trợ lý Phó Thủ tướng và Trần Văn Dự, cựu Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an, cùng bị phạt 7 năm tù; Trần Văn Tân, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam và Nguyễn Thanh Hải, cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế, Văn phòng Chính phủ, cùng lĩnh 6 năm tù; Chử Xuân Dũng, cựu Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, 3 năm tù… Cựu Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn bị phạt 5 năm tù về tội “Nhận hối lộ”.

Các bị cáo nghe Hội đồng xét xử tuyên án. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)
Các bị cáo nghe Hội đồng xét xử tuyên án. (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN)

Trong nhóm bị cáo bị xét xử về tội “Đưa hối lộ," Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky, bị Tòa tuyên phạt 11 năm tù; Lê Hồng Sơn, Tổng Giám đố Công ty Blue Sky, 10 năm tù; Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại du lịch dịch vụ Hàng không An Bình, và Nguyễn Tiến Mạnh, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Du lịch Lữ hành Việt, cùng bị phạt 7 năm tù…

Bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu Trưởng phòng 5, Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an, bị Tòa tuyên phạt chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản."

Theo bản án sơ thẩm, trước tình hình dịch COVID-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân ở nước ngoài về nước. Chính phủ giao Văn phòng Chính phủ có nhiệm vụ tập hợp tham mưu, đề xuất lãnh đạo Chính phủ phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao.

Bộ Ngoại giao (thông qua Cục Lãnh sự) có nhiệm vụ xây dựng, đề xuất kế hoạch tổ chức các chuyến bay combo; chủ trì và xin ý kiến, trao đổi thống nhất với các Bộ trong Tổ công tác và báo cáo, trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt, quyết định và thông báo việc thực hiện chuyến bay. Bốn Bộ còn lại gồm: Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ về công tác phòng chống dịch cho ý kiến việc phê duyệt gửi Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhân dân một số tỉnh, thành phố được giao nhiệm vụ cho chủ trương cách ly tại địa phương.

Quy trình cấp phép các chuyến bay combo được thực hiện như sau: Doanh nghiệp có nhu cầu xin được chủ trương cách ly tại địa phương và gửi hồ sơ đến Bộ Ngoại giao (Cục Lãnh sự). Trên cơ sở hồ sơ này, Cục Lãnh sự lấy ý kiến Tổ công tác của các bộ, ngành và trình Chính phủ duyệt, sau đó thông báo cho doanh nghiệp được tổ chức thực hiện chuyến bay.

Thực hiện chủ trương trên, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, phê duyệt cách ly tại địa phương và giải quyết vụ án, từ tháng 9/2020 đến tháng 12/2022, một số cá nhân thuộc các bộ, ngành được giao nhiệm vụ cấp phép chuyến bay, cách ly ở địa phương và một số cá nhân đại diện doanh nghiệp, cùng một số đối tượng khác đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Trong đó, có 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao để nhận hối lộ tổng cộng gần 165 tỷ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. 23 cá nhân là đại diện các doanh nghiệp đã đưa hối lộ hơn 226 tỷ đồng, 4 cá nhân môi giới hối lộ hơn 74 tỷ đồng và lừa đảo chiếm đoạt số tiền gần 25 tỷ đồng.

Cụ thể, Hội đồng xét xử xác định: bị cáo Phạm Trung Kiên nhận hối lộ hơn 42,6 tỷ đồng, Vũ Anh Tuấn nhận 27,3 tỷ đồng, Nguyễn Thị Hương Lan nhận 25 tỷ đồng, Tô Anh Dũng nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng… Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng và Lê Hồng Sơn cùng đưa hối lộ 100 tỷ đồng, Hoàng Diệu Mơ đưa 34,6 tỷ đồng, Nguyễn Tiến Mạnh đưa hối lộ 27,8 tỷ đồng và Vũ Thùy Dương đưa 24 tỷ đồng…

Đối với nhóm các bị cáo nhận hối lộ, Hội đồng xét xử xác định các bị cáo này là những người có chức vụ, không thực hiện đầy đủ kỷ luật công vụ, phạm tội bằng cách nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin cho để gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi cấp phép các chuyến bay. Trong số các bị cáo nhận hối lộ có những người có chức vụ cao, có những bị cáo là cấp dưới trực tiếp thực hiện các thủ tục, hồ sơ cấp phép.

Thủ đoạn phạm tội của nhóm bị cáo này được thể hiện dưới hai hình thức chính: Đưa ra giá cả mặc cả cho từng chuyến bay; gây khó khăn, thực hiện không đúng, không đầy đủ chức trách, buộc các doanh nghiệp phải đưa hối lộ. Hành vi của nhóm bị cáo nhận hối lộ đã gây ảnh hưởng xấu tới uy tín của cơ quan Nhà nước, tạo dư luận xấu trong Nhân dân… nên cần phải có hình phạt nghiêm khắc, tương xứng với mức độ, hành vi phạm tội.

Theo TTXVN
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Hoãn phiên toà xét xử bảo mẫu vô ý làm chết người

Hoãn phiên toà xét xử bảo mẫu vô ý làm chết người

TTTĐ - Sáng 3/11, Tòa án Nhân dân huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đưa bị cáo Chu Uyển Vân (27 tuổi, trú tại khu đô thị ở xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội) ra xét xử sơ thẩm về tội Vô ý làm chết người. Vân là người nhận trông bé trai Nguyễn Bảo K (7 tháng tuổi), trong quá trình trông giữ đã làm cháu bé tử vong.
Tin khác
[Xem thêm]
Lập 3 công ty tổ chức đường dây đánh bạc "khủng" trên mạng và cái giá phải trả

Lập 3 công ty tổ chức đường dây đánh bạc "khủng" trên mạng và cái giá phải trả

TTTĐ - Đào Minh Sáng (SN 1984, ở phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), từng bị Toà án Nhân dân quận Cầu Giấy (Hà Nội) bắt lập danh, chỉ bản về hành vi trộm cắp tài sản nhưng Sáng không lấy đó làm bài học. Sáng tiếp tục lập 3 công ty, tuyển dụng nhân viên để vừa làm bình phong, vừa lôi kéo nhiều người tham gia đường dây đánh bạc hàng trăm tỷ đồng.
Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay

Chuẩn bị xét xử phúc thẩm vụ chuyển nhượng đất bằng giấy viết tay

TTTĐ - Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Bình Dương đã có quyết định đưa vụ án “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” giữa ông Huỳnh Văn Sâm và bà Huỳnh Ngọc Hiệp ra xét xử phúc thẩm vào ngày 21/9. Đây là một trong những vụ án điển hình về giải quyết tranh chấp đất mua bằng giấy tờ viết tay đang được dư luận đặc biệt quan tâm.
Gần 49 năm tù cho 3 bị cáo bắt giữ, ép “con nợ” phải trả tiền đánh bạc

Gần 49 năm tù cho 3 bị cáo bắt giữ, ép “con nợ” phải trả tiền đánh bạc

TTTĐ - Quá trình đánh bạc bằng hình thức chơi xóc đĩa, Nam và Trọng thống nhất không cần sử dụng tiền mặt mà chỉ cần báo miệng tiền đặt cược để bắt đầu ván bạc. Sau khoảng 1 tiếng, Trọng thua và nợ Nam hơn 700 triệu đồng và bị Nam cùng đồng bọn bắt giữ, đánh đập ép phải "xoay" tiền trả.
Tuyên phạt chủ quán 10 năm tù giam

Tuyên phạt chủ quán 10 năm tù giam

TTTĐ - Sau khi xem xét toàn diện vụ án cháy quán karaoke khiến 3 cảnh sát hy sinh, Hội đồng xét xử Toà án Nhân dân TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Phạm Duy Hùng (chủ quán karaoke) 10 năm tù về tội Vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy. Buộc bị cáo phải bồi thường cho gia đình các bị hại và phải cấp dưỡng cho mẹ và 2 con của liệt sĩ Đặng Anh Quân.
Xem phiên bản di động