Tag

Ứng dụng công nghệ AI tiên tiến để phát hiện bệnh võng mạc

Công nghệ số 15/10/2021 11:52
aa
TTTĐ - Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã ứng dụng thành công công nghệ AI vào việc chẩn đoán hình ảnh võng mạc trong thực tế, nhằm phát hiện các căn bệnh tiềm ẩn một cách chính xác hơn và ở quy mô lớn hơn.
Tin tức thế giới 24/12: Hàn Quốc triển khai công nghệ AI để phát hiện hành khách có nguy cơ mắc Covid-19 Singapore sử dụng công nghệ tiên tiến đối phó đại dịch Covid-19 Nhiều quốc gia tập trung đầu tư cho các startup công nghệ AI Hội thảo “Chẩn đoán sớm u nguyên bào võng mạc”

Việc khám võng mạc có thể giúp phát hiện một số bệnh ảnh hưởng đến mắt. Chụp ảnh đáy mắt là một quá trình chụp lại hình ảnh nội nhãn thông qua đồng tử, đây là một cách để sàng lọc và theo dõi các bệnh võng mạc.

Việc đưa trí tuệ nhân tạo (AI) vào công nghệ chụp ảnh võng mạc đã giúp cải thiện phương pháp này và cho phép phát hiện cũng như theo dõi các bệnh võng mạc trên quy mô lớn.

Hệ thống chuyên gia võng mạc trí tuệ nhân tạo toàn diện (CARE) được phát triển bởi một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đến từ Đại học Sun Yat-sen, Công nghệ Eaglevision Bắc Kinh (Airdoc), Đại học Monash, Đại học Y khoa Miami Miller, Trung tâm Mắt Tongren Bắc Kinh và Đại học Y Bắc Kinh.

Trí tuệ nhân tạo đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc chẩn đoán các bệnh về võng mạc
Trí tuệ nhân tạo đã tạo nên một bước ngoặt lớn trong việc chẩn đoán các bệnh về võng mạc

Phó Giáo sư Zongyuan Ge từ khoa kỹ thuật hệ thống điện và máy tính tại Đại học Monash và Viện Nghiên cứu dữ liệu vì tương lai của Đại học Monash cho biết: Các nhà nghiên cứu đã tạo nên một hệ thống học sâu (deep learning) có thể áp dụng về mặt lâm sàng cho các bệnh võng mạc.

Hệ thống sử dụng dữ liệu thu được từ những nghiên cứu điển hình trong thực tế, sau đó thử nghiệm mô hình này ra bên ngoài bằng cách sử dụng ảnh chụp võng mạc thu được từ các cơ sở lâm sàng tại Trung Quốc.

“Hệ thống CARE đã được đào tạo để xác định 14 bất thường trong võng mạc phổ biến nhất bằng cách sử dụng 207.228 bức ảnh màu chụp đáy mắt, lấy từ 16 cơ sở lâm sàng trên toàn Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ và Châu Âu với các loại bệnh khác nhau. Hệ thống CARE đã được đánh giá nội bộ thông qua 21.867 bức ảnh và kiểm nghiệm bên ngoài thông qua 18.136 bức ảnh thu thập được từ 35 cơ sở thử nghiệm thực tế trên khắp Trung Quốc, bao gồm 8 bệnh viện hạng III, 6 bệnh viện cộng đồng và 21 trung tâm kiểm tra sức khỏe”, Phó Giáo sư Ge chia sẻ.

Các nhà nghiên cứu hi vọng CARE sẽ được áp dụng tại các cơ sở y tế trên khắp Trung Quốc và sau đó là khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Hiệu suất của CARE được so sánh với hiệu suất của 16 bác sĩ nhãn khoa và đã được thử nghiệm với bộ dữ liệu về các nhóm dân tộc không phải Trung Hoa cùng với những loại máy ảnh chưa từng được dùng trước đây.

“Chúng tôi cũng nhận thấy rằng hiệu suất của hệ thống CARE có cấp độ tương tự như hiệu suất của các bác sĩ nhãn khoa chuyên nghiệp. Đồng thời, hệ thống vẫn giữ được khả năng nhận dạng mạnh mẽ khi được kiểm tra với bộ dữ liệu không cùng gốc người Trung Hoa.

Những phát hiện này cho thấy, hệ thống có mức độ chính xác tương đương với kết quả đến từ chuyên gia và có thể cho phép thực hiện thêm nhiều thử nghiệm trên quy mô lớn hơn”, Phó Giáo sư Ge chia sẻ thêm.

“Nghiên cứu này là một bước đi đúng hướng cho nghiên cứu y học và trí tuệ nhân tạo. Tôi hy vọng rằng thông qua hoạt động này, chúng ta có thể tiếp tục chứng kiến những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực trên”, Amitha Domalpally, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh thuộc Đại học Wisconsin-Madison cho biết.

Nghiên cứu cũng sẽ xây dựng một cơ sở dữ liệu gồm các hình ảnh chụp chiếu từ môi trường thực tế có thể được triển khai trong thử nghiệm lâm sàng để chẩn đoán tốt hơn các bệnh về võng mạc.

Đọc thêm

Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024 Công nghệ số

Những xu hướng công nghệ đáng quan tâm trong năm 2024

TTTĐ - Công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Việc đón đầu xu hướng quan trọng có thể giúp các SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) mở rộng quy mô, cải thiện hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động bền vững hơn.
Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam Công nghệ số

Privacychatbot - Trợ lý ảo dữ liệu cá nhân đầu tiên tại Việt Nam

TTTĐ - Các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) sử dụng ngôn ngữ tự nhiên đang dần phổ biến sau cơn sốt đến từ ChatGPT, mô hình được phát triển bởi OpenAI. Trong dòng chảy đó, một mô hình AI được tạo ra bởi đội ngũ Việt Nam, nhằm phổ cập kiến thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân cho người Việt Nam - PrivacyChatbot, vừa được ra mắt vào đầu năm 2024.
Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số Công nghệ số

Đà Nẵng: Tìm giải pháp đột phá phát triển kinh tế số

TTTĐ - Tại hội thảo “Bối cảnh quốc tế và trong nước tác động đến phát triển kinh tế số: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam”, các chuyên gia, nhà khoa học đã phân tích các cơ hội, thách thức và đưa ra giải pháp đột phá phát triển kinh tế số.
TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024 Công nghệ số

TP HCM quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong năm 2024

TTTĐ - Để đạt mục tiêu thực hiện hiệu quả chuyển đổi số, TP HCM đã có nhiều định hướng trong hạ tầng số, chính quyền số, kinh tế số vào năm 2024.
Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024 Công nghệ số

Ứng dụng công nghệ 3D tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2024

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên công nghệ 3D được áp dụng tại Diễn đàn, Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu nhằm giúp các đơn vị và người dân tham gia thuận tiện và dễ dàng nhất.
Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh Công nghệ số

Công bố Chiến lược hợp tác Việt - Úc về nông nghiệp thông minh

TTTĐ - Chương trình Đối tác Nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu Úc-Việt Nam (AVEG), tổ chức bởi Beanstalk AgTech với sự hỗ trợ của tổ chức Mekong Business Initiative (MBI) và được tài trợ bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DFAT), sẽ ra mắt một báo cáo mới quan trọng về chiến lược hợp tác vào ngày 27 tháng 2 năm 2024.
Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19 Công nghệ số

Máy tính Thánh Gióng tự tin bước sang tuổi 19

TTTĐ - Sáng 15/2, phóng viên đã có buổi gặp gỡ và trao đổi cùng ông Lại Hoàng Dương, Giám đốc Công ty Máy tính Thánh Gióng nhân buổi du xuân đầu năm tại Đền Gióng, Sóc Sơn, Hà Nội.
Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính Công nghệ số

Yên Bái: Hiệu quả từ đột phá cải cách hành chính

TTTĐ - Xác định lấy người dân, doanh nghiệp là chủ thể trung tâm để phục vụ, năm 2023, Yên Bái đã tập trung thực hiện nhiệm vụ đột phá chiến lược đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Nhờ đó, chỉ số CCHC và sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước đã cải thiện rõ rệt.
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06 Công nghệ số

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 11/2/2024 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.
Prudential áp dụng dịch vụ tên định danh “PRUDENTIAL” trên các cuộc gọi Công nghệ số

Prudential áp dụng dịch vụ tên định danh “PRUDENTIAL” trên các cuộc gọi

TTTĐ - Với mục tiêu dễ nhận diện và tiếp nhận các cuộc gọi dịch vụ chăm sóc khách hàng từ Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential), tên định danh "PRUDENTIAL" được áp dụng trên các cuộc gọi từ công ty tới khách hàng, kể từ ngày 22/1/2024.
Xem thêm